Sử dụng chiến lược Harmonic AB = CD kết hợp false breakout để giao dịch hiệu quả

Sử dụng chiến lược Harmonic AB = CD kết hợp false breakout để giao dịch hiệu quả

Sử dụng chiến lược Harmonic AB = CD kết hợp false breakout để giao dịch hiệu quả

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Harmonic được coi là một trong những công cụ mang tính chất huyền bí bên cạnh các công cụ khác như Elliott, Gann,... Căn bản, các mô hình sóng Harmonic đều dựa trên sự tính toán của các tỷ lệ Fibonacci. Tuy mang tính chất huyền bí, khó giải thích được, nhưng độ chính xác và hiệu quả thì không cần phải bàn tới.

Một nhược điểm khi sử dụng Harmonic mà ai trong chúng ta cùng thường mắc phải (ngoại trừ anh em trader chuyên sóng Harmonic) chính là không phát hiện ra mô hình Harmonic sớm, đợi đến khi phát hiện ra thì giá đã chạy hết mục tiêu rồi, chỉ còn ngồi tiếc nuối.

Một hạn chế thứ hai khi sử dụng Harmonic thường là anh em quá tin vào các tỷ lệ Fibonacci dẫn đến mô hình chưa kịp xác nhận thì đã vội lao về bắt đỉnh đáy quá sớm.

Tất cả những lỗi đó làm cho trader tin rằng sóng Harmonic không thể sử dụng được. Tuy nhiên, nó vẫn có thể sử dụng được, thậm chí là rất tốt, chỉ khi bạn tuân thủ các quy tắc sau:

1. Tuân thủ đúng tỷ lệ hình thành một con sóng Harmonic. Nếu không đúng tỷ lệ (chưa tới, hoặc vượt quá) thì coi như mô hình fail, đừng tiếc nuối, đừng cố ép nó đúng. Căn bản là nó đã không đúng rồi.

2. Kể cả khi mô hình đã đúng tỷ lệ, nhưng một khi điểm D chưa được xác định là một đỉnh / đáy thì mô hình vẫn còn chưa sử dụng được.

3. Phải có thêm bộ lọc cho mô hình để tránh việc quá tin vào mô hình. Chúng ta có thể sử dụng Bollinger Bands, RSI,... trong bài này tôi sử dụng khái niệm False Breakout để kết hợp tăng độ hiệu quả cho mô hình.

4. Điều đặc biệt quan trọng, không đánh ngược hướng hiện tại. Nếu có đánh ngược hướng, thì xu hướng đó đã được phân tích là đã yếu và sắp kết thúc (lúc này cần phải có những kỹ thuật phân tích xu hướng, tôi đã có nhiều bài viết về vấn đề này).

Đó là 4 tư duy mà về Harmonic mà tôi đã học được từ những lần sử dụng thất bại. Hy vọng anh em có thể rút được kinh nghiệm.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH VỚI SÓNG HARMONIC AB=CD VÀ FASLE BREAKOUT

Quay lại với vấn đề ngày hôm nay, về chiến lược sóng Harmonic và False Breakout. Có hai câu hỏi được đặt ra:

+ Tại sao lại là false breakout? Đơn giản vì hai lý do: thứ nhất, false breakout hay bull trap, bear trap thường là tín hiệu của sự đảo chiều xu hướng. Nếu dùng nó làm bộ lọc cho Harmonic thì quá hợp lý. Thứ hai, sau false breakout, giá đảo chiều rất mạnh do trader bị bẫy dính stoploss. Do đó, sẽ càng làm tăng tính hiệu quả cho Harmonic.

+ Tại sao lại là mô hình AB=CD. Thật ra, mô hình nào cũng được, tôi chỉ chọn ABCD làm đại diện vì nó đơn giản cho anh em, anh em có thể sử dụng ngay. Mô hình Three-Drive kết hợp với false breakout cũng rất tốt. Ngoài ra, ACBD thường xuất hiện ở đỉnh/đáy xu hướng hơn là các mô hình khác.

Vậy giao dịch như thế nào đây?

Đầu tiên, ta cần có 1 xu hướng, và xu hướng đó đang yếu dần nhưng nó chưa có dấu hiệu tăng.

Thứ hai, ở cuối xu hướng, mô hình Harmonic ABCD xuất hiện theo đúng tỷ lệ như sau:

su-dung-chien-luoc-harmonic-ab-cd-ket-hop-false-breakout-de-giao-dich-hieu-qua-1.jpg
Thứ 3, điểm D sẽ là điểm cuối cùng của mô hình ABCD, cũng chính là điểm tạo nên đỉnh/ đáy false breakout. Khi D chính thức hình thành, chúng ta sẽ vào lệnh.

Thứ 4, stoploss sẽ được đặt ở dưới đáy D vài pips (tùy traders) và takeprofit sẽ được đặt ở mức cản tại điểm C của mô hình (ban đầu) và khi xu hướng mới có dấu hiệu kết thúc.

Nếu bạn vẫn còn mông lung thì xem ví dụ bên dưới nhé:

su-dung-chien-luoc-harmonic-ab-cd-ket-hop-false-breakout-de-giao-dich-hieu-qua-2.png


Ở cuối con sóng giảm, mô hình ABCD đã hình thành. Điểm D cũng là điểm breakout qua đáy B nhưng không giảm sâu nữa mà tăng lên. Một khi giá tăng lên để xác nhận D là một đáy đúng nghĩa thì mô hình ABCD chính thức có hiệu lực, cộng thêm yếu tố False Breakout tại D đã cho chúng ta một setup BUY cực tốt.

Xu hướng giảm lúc này cũng được xác nhận sớm là đảo chiều. Bởi lẽ, một mô hình giá, hoặc mô hình Harmonic đủ sức làm đảo chiều một xu hướng.

Anh em có thể áp dụng ý tưởng này cho các mô hình khác, nếu nó xuất hiện ở cuối xu hướng. Hoặc, anh em có thể kết hợp thêm công cụ Bollinger Bands , RSI,...

Trade Harmonic bây giờ không như xưa, chúng ta đã có indicator vẽ Harmonic. Tôi nhớ có lần đã gửi cho một số anh em, ai chưa có thì comment tôi gửi nhé. Nếu anh em ai nhiệt tình thì chia sẻ cho mọi người. Đơn giản nhất là lên mạng tải về. Xin chào anh em.

Link down indicator: https://www.mql5.com/en/market/product/15653

Xem thêm:

>> Chiến lược giao dịch theo xu hướng với Demaker và công cụ phát hiện dòng tiền OBV
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Ông @Blade này chắc là fan của Cưu (Khưu) Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ. Cha này k phải là hòa thượng nhưng lại thông thạo 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm.
Ông @Blade cũng vậy, đếm sơ sơ chắc cũng gần đủ 72 system.
Ai chưa có dịp xem thì xem đỡ cái này
 
Cái này người ta gọi là đã đắc đạo đấy
Bác này hiểu sâu về market nên ngồi chế system nó đơn giản. những cái ông ý show chỉ là phần nổi, tuyệt chiêu chắc là có mà chưa thấy show
Mà đi so sánh với Khưu Ma Trí thấy sai sai, nhớ không nhầm KMT toàn sài hàng fake mà?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ông @Blade này chắc là fan của Cưu (Khưu) Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ. Cha này k phải là hòa thượng nhưng lại thông thạo 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm.
Ông @Blade cũng vậy, đếm sơ sơ chắc cũng gần đủ 72 system.
Ai chưa có dịp xem thì xem đỡ cái này
tiểu vô tướng công làm căn cơ cũng như trong trading xem giá là căn cơ .... ah hu hu k có tiền chơi tài khoản thật .... deposit demo mấy lần rồi
 
Harmonic được coi là một trong những công cụ mang tính chất huyền bí bên cạnh các công cụ khác như Elliott, Gann,... Căn bản, các mô hình sóng Harmonic đều dựa trên sự tính toán của các tỷ lệ Fibonacci. Tuy mang tính chất huyền bí, khó giải thích được, nhưng độ chính xác và hiệu quả thì không cần phải bàn tới.

Một nhược điểm khi sử dụng Harmonic mà ai trong chúng ta cùng thường mắc phải (ngoại trừ anh em trader chuyên sóng Harmonic) chính là không phát hiện ra mô hình Harmonic sớm, đợi đến khi phát hiện ra thì giá đã chạy hết mục tiêu rồi, chỉ còn ngồi tiếc nuối.

Một hạn chế thứ hai khi sử dụng Harmonic thường là anh em quá tin vào các tỷ lệ Fibonacci dẫn đến mô hình chưa kịp xác nhận thì đã vội lao về bắt đỉnh đáy quá sớm.

Tất cả những lỗi đó làm cho trader tin rằng sóng Harmonic không thể sử dụng được. Tuy nhiên, nó vẫn có thể sử dụng được, thậm chí là rất tốt, chỉ khi bạn tuân thủ các quy tắc sau:

1. Tuân thủ đúng tỷ lệ hình thành một con sóng Harmonic. Nếu không đúng tỷ lệ (chưa tới, hoặc vượt quá) thì coi như mô hình fail, đừng tiếc nuối, đừng cố ép nó đúng. Căn bản là nó đã không đúng rồi.

2. Kể cả khi mô hình đã đúng tỷ lệ, nhưng một khi điểm D chưa được xác định là một đỉnh / đáy thì mô hình vẫn còn chưa sử dụng được.

3. Phải có thêm bộ lọc cho mô hình để tránh việc quá tin vào mô hình. Chúng ta có thể sử dụng Bollinger Bands, RSI,... trong bài này tôi sử dụng khái niệm False Breakout để kết hợp tăng độ hiệu quả cho mô hình.

4. Điều đặc biệt quan trọng, không đánh ngược hướng hiện tại. Nếu có đánh ngược hướng, thì xu hướng đó đã được phân tích là đã yếu và sắp kết thúc (lúc này cần phải có những kỹ thuật phân tích xu hướng, tôi đã có nhiều bài viết về vấn đề này).

Đó là 4 tư duy mà về Harmonic mà tôi đã học được từ những lần sử dụng thất bại. Hy vọng anh em có thể rút được kinh nghiệm.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH VỚI SÓNG HARMONIC AB=CD VÀ FASLE BREAKOUT

Quay lại với vấn đề ngày hôm nay, về chiến lược sóng Harmonic và False Breakout. Có hai câu hỏi được đặt ra:

+ Tại sao lại là false breakout? Đơn giản vì hai lý do: thứ nhất, false breakout hay bull trap, bear trap thường là tín hiệu của sự đảo chiều xu hướng. Nếu dùng nó làm bộ lọc cho Harmonic thì quá hợp lý. Thứ hai, sau false breakout, giá đảo chiều rất mạnh do trader bị bẫy dính stoploss. Do đó, sẽ càng làm tăng tính hiệu quả cho Harmonic.

+ Tại sao lại là mô hình AB=CD. Thật ra, mô hình nào cũng được, tôi chỉ chọn ABCD làm đại diện vì nó đơn giản cho anh em, anh em có thể sử dụng ngay. Mô hình Three-Drive kết hợp với false breakout cũng rất tốt. Ngoài ra, ACBD thường xuất hiện ở đỉnh/đáy xu hướng hơn là các mô hình khác.

Vậy giao dịch như thế nào đây?

Đầu tiên, ta cần có 1 xu hướng, và xu hướng đó đang yếu dần nhưng nó chưa có dấu hiệu tăng.

Thứ hai, ở cuối xu hướng, mô hình Harmonic ABCD xuất hiện theo đúng tỷ lệ như sau:

Thứ 3, điểm D sẽ là điểm cuối cùng của mô hình ABCD, cũng chính là điểm tạo nên đỉnh/ đáy false breakout. Khi D chính thức hình thành, chúng ta sẽ vào lệnh.

Thứ 4, stoploss sẽ được đặt ở dưới đáy D vài pips (tùy traders) và takeprofit sẽ được đặt ở mức cản tại điểm C của mô hình (ban đầu) và khi xu hướng mới có dấu hiệu kết thúc.

Nếu bạn vẫn còn mông lung thì xem ví dụ bên dưới nhé:

View attachment 67574

Ở cuối con sóng giảm, mô hình ABCD đã hình thành. Điểm D cũng là điểm breakout qua đáy B nhưng không giảm sâu nữa mà tăng lên. Một khi giá tăng lên để xác nhận D là một đáy đúng nghĩa thì mô hình ABCD chính thức có hiệu lực, cộng thêm yếu tố False Breakout tại D đã cho chúng ta một setup BUY cực tốt.

Xu hướng giảm lúc này cũng được xác nhận sớm là đảo chiều. Bởi lẽ, một mô hình giá, hoặc mô hình Harmonic đủ sức làm đảo chiều một xu hướng.

Anh em có thể áp dụng ý tưởng này cho các mô hình khác, nếu nó xuất hiện ở cuối xu hướng. Hoặc, anh em có thể kết hợp thêm công cụ Bollinger Bands , RSI,...

Trade Harmonic bây giờ không như xưa, chúng ta đã có indicator vẽ Harmonic. Tôi nhớ có lần đã gửi cho một số anh em, ai chưa có thì comment tôi gửi nhé. Nếu anh em ai nhiệt tình thì chia sẻ cho mọi người. Đơn giản nhất là lên mạng tải về. Xin chào anh em.

Link down indicator: https://www.mql5.com/en/market/product/15653

Xem thêm:

>> Chiến lược giao dịch theo xu hướng với Demaker và công cụ phát hiện dòng tiền OBV
Thanks bài viết tuyệt vời ông mặt trời. Đòn đúng huyệt AE Trade kkk
 
Cám ơn bác The Blade ! Theo kinh nghiệm trade Harmonics của mình thì khi điểm D hình thành, các bác cũng đừng vào lệnh vội mà đợi thêm xác nhận, có thể là nến, s/r, RSI, BB...Mọi thứ chỉ là tương đối, cho nên trường hợp giá chưa đến D hoặc đã vượt qua D, các bác vẫn có thể vào lệnh nếu còn nằm trong tỷ lệ Harmonics cho phép hay vùng s/r tốt, vượt quá thì bỏ, đợi cơ hội tiếp theo ( Vd: Từ Bat Pattern có thể chuyển sang Deep Grab, từ Cypher chuyển sang Shark ). Harmonics trading không dành cho các bác thích máu lửa. Tỷ lệ R/R rất tốt nếu mình tuân thủ kỷ luật.
 
Trong cuốn Harmonic tập 2 - phần rsi beam ở cuối cuốn sách có nói về cách dùng rsi để xác nhận việc hoàn thành điểm D này - @The Blade chia sẻ thêm cho ae đi
 
Xin được hỏi ngu chút, các cao nhân chỉ giáo, cách đo đoạn AC, BD như nào? (đoạn có minh họa ghi rõ 1.272 và .618 ở hình trên). Mình tìm thử các tài liệu mà không thấy nói về cách đo này. Nếu là đo pip chênh lệch giữa 2 điểm thì có vẻ không đúng với hình trên.
 
Xin được hỏi ngu chút, các cao nhân chỉ giáo, cách đo đoạn AC, BD như nào? (đoạn có minh họa ghi rõ 1.272 và .618 ở hình trên). Mình tìm thử các tài liệu mà không thấy nói về cách đo này. Nếu là đo pip chênh lệch giữa 2 điểm thì có vẻ không đúng với hình trên.
Thường là đo bằng số cây nến bác nhé. Tuy nhiên, chỉ tương đối thôi. Nếu điểm vào lệnh tốt thì một vài cây nến bác có thể bỏ qua.
 
Ông @Blade này chắc là fan của Cưu (Khưu) Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ. Cha này k phải là hòa thượng nhưng lại thông thạo 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm.
Ông @Blade cũng vậy, đếm sơ sơ chắc cũng gần đủ 72 system.
Ai chưa có dịp xem thì xem đỡ cái này

Để bữa nào Blade tổng hợp đủ 72 system lên cho anh em luyện thành thánh trading.
 
Trong cuốn Harmonic tập 2 - phần rsi beam ở cuối cuốn sách có nói về cách dùng rsi để xác nhận việc hoàn thành điểm D này - @The Blade chia sẻ thêm cho ae đi

Em chưa đọc cuốn đó, nếu được bác cho em tựa sách nhé.

RSI sử dụng để xác định điểm D thì quá tuyệt vời, sẽ có chia sẻ vào tối nay, để xem có giống như trong sách bác nói không?
 
Cám ơn bác The Blade ! Theo kinh nghiệm trade Harmonics của mình thì khi điểm D hình thành, các bác cũng đừng vào lệnh vội mà đợi thêm xác nhận, có thể là nến, s/r, RSI, BB...Mọi thứ chỉ là tương đối, cho nên trường hợp giá chưa đến D hoặc đã vượt qua D, các bác vẫn có thể vào lệnh nếu còn nằm trong tỷ lệ Harmonics cho phép hay vùng s/r tốt, vượt quá thì bỏ, đợi cơ hội tiếp theo ( Vd: Từ Bat Pattern có thể chuyển sang Deep Grab, từ Cypher chuyển sang Shark ). Harmonics trading không dành cho các bác thích máu lửa. Tỷ lệ R/R rất tốt nếu mình tuân thủ kỷ luật.

Bác nói chuẩn rồi, Harmonic, chỉ cái tên nó đã không dành cho những người máu lửa, tất cả đều phải hài hòa.
 
2. Kể cả khi mô hình đã đúng tỷ lệ, nhưng một khi điểm D chưa được xác định là một đỉnh / đáy thì mô hình vẫn còn chưa sử dụng được.
xác nhận kinh nghiệm thực tế với anh em điều kiện này luôn. Nhiêu tình huống tỷ lệ như đúng rồi, nhưng đừng hăm hở đón đầu. Kiên nhẫn đợi đỉnh đáy hình thành rồi đặt lệnh. Mô hình xác suất cao, nó không đảo chiều thì giá cũng rướn thêm vài nhịp nữa cũng đảo. Kiên nhẫn vẫn tốt hơn.
 
UJ H1,H4 có vẻ gần ra mô hình. Các bác vận dụng đánh giá xem thế nào. Tôi chỉ thấy lờ mờ nhưng không trade vì ngược trend.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 853 Xem / 55 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 9 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên