Xác định vùng supply demand thế nào cho đúng? - phần 1

Xác định vùng supply demand thế nào cho đúng? - phần 1

Xác định vùng supply demand thế nào cho đúng? - phần 1
Nhân tiện anh cho em hỏi ah: Vùng supply có nên vẽ kéo dài duy trì như kháng cự và hỗ trợ không ah?
không nên nhé em.
1. về bản chất :
-vùng kháng cự , hỗ trợ là vùng giá mà tại đó, những trader có niềm tin là giá không thể vượt qua và sẽ đảo chiều.
- vùng cung , cầu là vùng giá mà tại đó, giá ( sau tích lũy) có 1 cú bật cực mạnh, cho thấy tại đó có thanh khoản lớn + nhiều trader đã sụp bẫy, khi đó sẽ có nhiều khả năng giá quay về để các nhà đầu tư tháo lỗ.
2. về thời gian tồn tại :
- vùng kháng cự. hỗ trợ có thể tồn tại trong một thời gian rất dài vì đó là niềm tin của những thành phần tham gia thị trường
- vùng cung- cầu tồn tại trong một thời gian ngắn, vì khi lượng cung thanh khoản tại vùng đã hết, giá sẽ di chuyển ko hồi lại.
 
không nên nhé em.
1. về bản chất :
-vùng kháng cự , hỗ trợ là vùng giá mà tại đó, những Trader có niềm tin là giá không thể vượt qua và sẽ đảo chiều.
Cảm ơn anh nhiều ah.
Ah anh cho em hỏi để xác định vùng supply, một cây nến giảm từ bao nhiêu pip trở lên thì được tính để vẽ vùng supply ah.
 
Cảm ơn anh nhiều ah.
Ah anh cho em hỏi để xác định vùng supply, một cây nến giảm từ bao nhiêu pip trở lên thì được tính để vẽ vùng supply ah.

rất khó để nói là khoảng bao nhiêu pip nhé em, thường thì anh hay sử dụng cây nến mạnh hơn 4 lần so với vùng nến trước đó
 
không nên nhé em.
1. về bản chất :
-vùng kháng cự , hỗ trợ là vùng giá mà tại đó, những trader có niềm tin là giá không thể vượt qua và sẽ đảo chiều.
- vùng cung , cầu là vùng giá mà tại đó, giá ( sau tích lũy) có 1 cú bật cực mạnh, cho thấy tại đó có thanh khoản lớn + nhiều trader đã sụp bẫy, khi đó sẽ có nhiều khả năng giá quay về để các nhà đầu tư tháo lỗ.
2. về thời gian tồn tại :
- vùng kháng cự. hỗ trợ có thể tồn tại trong một thời gian rất dài vì đó là niềm tin của những thành phần tham gia thị trường
- vùng cung- cầu tồn tại trong một thời gian ngắn, vì khi lượng cung thanh khoản tại vùng đã hết, giá sẽ di chuyển ko hồi lại.
như vậy cung cầu có thể gọi là vùng giằng có ko bạn?
 
như vậy cung cầu có thể gọi là vùng giằng có ko bạn?
ở góc nhìn của mình, thì từ " giằng co " sẽ liên quan tới khái niệm khối lượng sell và khối lượng buy tại thời điểm bạn xem xét nến, nên mình nghĩ vùng giằng co ko hợp lắm,
 
ở góc nhìn của mình, thì từ " giằng co " sẽ liên quan tới khái niệm khối lượng sell và khối lượng buy tại thời điểm bạn xem xét nến, nên mình nghĩ vùng giằng co ko hợp lắm,
mình chưa hiểu câu trả lời của bạn lắm,
 
Kết thúc series hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand tuần trước, tuần này mình sẽ bắt đầu với series mới hướng dẫn cách vẽ vùng supply demand. Bản thân mình trước đây chỉ dùng support resistance nên khi được giới thiệu về vùng supply demand cảm thấy rất hào hứng. Tánh mình thì cứ cái gì naked đều thích cả :oops:, nên sẽ share cho anh em tận tâm nhất có thể, vừa share vừa được học tiện cả đôi đường nên anh em đừng ngại comment nhé.

Kể từ khi khái niệm vùng supply demand xuất hiện trong giới phân tích kỹ thuật đã có rất nhiều biến thể khác nhau liên quan đến cách nhận biết vùng supply demand. Mỗi chuyên gia mỗi kiểu xác định nên trader rất dễ tẩu hỏa nhập ma, thêm nữa anh em trader cũng hay phụ thuộc indicator nên bị "mất gốc" rất nhiều vì thế các trader nên chú ý, học trade thì phải vạn kiếm quy tông, xem cái nào là gốc thì mình học để không bị rời rạc. Chú ý, series mới yêu cầu anh em trader nắm chắc kiến thức từ series cũ nhé.

Xác định vùng supply

Vùng supply được xác định khi giá rớt mạnh trong một cây nến hay có một vùng nến sideway trước đó (small consolidation). Vùng có nến sideway trước đó được gọi là The Base (tạm dịch và vùng cơ sở).

Vùng cơ sở bao gồm một chuỗi nến sideway để hình thành nên vùng consolidation. Đây là một hình ví dụ minh họa về vùng supply có tồn tại một vùng cơ sở.

Một ví dụ khác về vùng supply hình thành khi không có vùng cơ sở, chỉ có một cây nến giảm mạnh.

Xác định vùng demand

Vùng demand được xác định khi thị trường có một đợt tăng giá mạnh trong một cây nến hay có vùng cơ sở (the base) tồn tại trước đó.

Bên dưới là một ví dụ cho vùng demand được tạo ra trong một cây nến.

Còn đây là ví dụ vùng demand có vùng cơ sở.

Tất cả những hình trên đều cho các bạn thấy có 2 loại vùng supply demand tồn tại trong thị trường forex, một loại hình thành trong 1 cây nến mạnh, loại còn lại phải có vùng cơ sở trước đó.

Cách vẽ vùng supply demand

Bây giờ bạn đã biết cách xác định vùng supply demand trên chart, việc tiếp theo bạn cần làm là học cách vẽ vùng supply demand cho chuẩn.

Cả 2 loại vùng supply demand có vùng cơ sở hay không có vùng cơ sở (hình thành trong một cây nến) đều được vẽ theo cùng một cách.

Cách vẽ vùng supply

Chúng ta bắt đầu bằng cách vẽ vùng supply trước.

Để có thể vẽ vùng này bạn cần phải chọn công cụ rectangle của phần mềm mt4.

Chúng ta sẽ vẽ vùng supply từ giá mở cửa của cây nến tăng cuối cùng trước khi giá giảm mạnh để tạo nên vùng supply.

Chú ý: bạn phải luôn luôn vẽ vùng supply từ cây nến tăng cuối cùng trước khi thị trường rớt giá mạnh, nếu như cây nến này là cây nến giảm, bạn cần xác định một cây nến tăng khác trước đó và bắt đầu vẽ vùng supply kể từ đó.

Giá mở cửa từ cây nến tăng trong hình với dấu mũi tên chính là nơi bạn bắt đầu vẽ vùng supply.

Một khi bạn đã hoàn thành, bạn cần phải kéo vùng ô vuông lên bên trên đỉnh cao nhất gần đó trước khi giá đổ xuống trong hình. Đỉnh của vùng supply chính là cây nến pinbar gần đó (bạn có thể dùng công cụ tìm swing high hay fractals... để tìm).

Cách vẽ vùng demand

Ngược lại với vùng supply, ta vẽ vùng demand khi tìm thấy nến giảm điểm trước khi giá hình thành cây nến tăng mạnh.

Trong hình trên, bạn thấy vùng demand hình thành từ giá mở cây nến giảm được tìm thấy trước khi thị trường hình thành một cây nến tăng mạnh.

Từ đây bạn sẽ cần tìm giá thấp nhất (swing low) được hình thành trong vùng nến gần đó. Bạn kéo ô vuông cho đến khi cạnh dưới chạm đến vùng giá thấp nhất này, bạn sẽ vẽ xong vùng demand trên chart.

Để hiểu cách vẽ vùng supply demand như trên, ta cần nắm rõ bản chất của giá và hành vi trader trên thị trường (đọc lại series hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand)...

Nếu bạn thấy một cây nến tăng mạnh nghĩa là phần lớn các lệnh tham gia vào thị trường là lệnh buy. Ngược lại, nến giảm hình thành do phần lớn các lệnh tham gia vào thị trường là lệnh sell. Một vùng supply demand hình thành khi các big boy bẫy phần đông trader trên thị trường nên ta cần phải thấy một hành vi giá bị "bẫy" trước khi giá giảm hay tăng mạnh. Điều này dẫn đến việc giá thị trường cần tăng trước khi giảm để hình thành vùng supply, ngược lại giá thị trường cần giảm trước khi tăng để hình thành vùng demand.

Kết thúc phần 1 tại đây, mình viết in ít để anh em "dễ thấm", tiện trao đổi. Phần 2 sẽ nói về xác suất thắng giữa 2 loại vùng supply demand (có và không có vùng cơ sở), các bạn có thể thử dự đoán xem sao ;).

Happy trading!

Tham khảo forexmentoronline
Bác Trình ơi.
áp dụng cho m5 m15 thì hiệu quả cao ko bác?
 
SD là vùng đảo chiều đc xác định bởi 1 nến hoặc 2 nến tín hiệu đảo chiều, nó rất đơn giản. Nhưng phải chú ý bởi vì không phải vùng nào cũng là vùng đảo chiều. Vùng mạnh mới là vùng cần quan tâm.
 
Chỗ này người ta vẽ KCHT chứ đâu phải SDz bạn ???
upload_2021-8-8_15-59-56.png

bạn có thể thấy, tại các khung màu hồng mà tác giả khoanh màu hồng, giá đều rớt mạnh, sau đó test lại, và tiếp tục giảm
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,211 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 215 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 101 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 482 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,563 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên