Góc nhìn Liên thị trường 27/01 - USD vẫn chịu áp lực giảm với tâm lý thận trọng trước cuộc họp FOMC

Góc nhìn Liên thị trường 27/01 - USD vẫn chịu áp lực giảm với tâm lý thận trọng trước cuộc họp FOMC

Góc nhìn Liên thị trường 27/01 - USD vẫn chịu áp lực giảm với tâm lý thận trọng trước cuộc họp FOMC

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387
USD vẫn trong xu hướng giảm trước khi cuộc họp của FED diễn ra, tâm lý lo ngại suy thoái kinh tế càng trở nên hiện hữu hơn trong bối cảnh lãi suất sẽ còn được giữ ở mức cao trong năm nay

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG


Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 26/1 tăng trên diện rộng sau khi có thêm nhiều doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh và số liệu tăng trưởng GDP quý IV khả quan hơn dự báo của các nhà kinh tế.

Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 1,76% lên 11.521 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones thêm 206 điểm, tương đương 0,61%, và kết phiên ở 33.949 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,1% lên 4.060 điểm.

Số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố sáng 26/1 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) quý IV tăng trưởng 2,9% (số liệu đã được chuẩn hóa theo năm). Kết quả này thấp hơn tốc độ tăng trưởng 3,2% trong quý III nhưng tích cực hơn dự báo 2,8% mà các nhà kinh tế của Dow Jones đưa ra.

upload_2023-1-27_8-22-18.png
Sự chú ý của thị trường chứng khoán trong những phiên sắp tới sẽ hướng về cuộc họp thường kỳ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào ngày 30/1 – 1/2.

Đa phần nhà đầu tư kỳ vọng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (bps) trong lần họp tới, giảm tốc so với việc nâng 50-75 bps trong 5 cuộc họp liên tiếp vừa qua. Nhà đầu tư cũng sẽ tìm kiếm thêm thông tin để dự báo con đường lãi suất của Fed trong tương lai.

GDP của Hoa Kỳ giảm xuống 2,9% trong quý IV, nhưng vẫn cao hơn dự kiến một chút và chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) là 3,2%, mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2020.

2. Các đơn đặt hàng lâu bền của Hoa Kỳ phục hồi mạnh mẽ nhờ đơn đặt hàng máy bay tăng mạnh, nhưng mức tăng hàng năm trong các đơn đặt hàng lâu bền cốt lõi là yếu nhất trong hai năm;

Các nhà đầu tư thị trường sẽ chờ đợi PCE dữ liệu quan trọng cuối cùng trong tuần này.

Theo CME "Fed Watch": xác suất Fed tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 2 lên phạm vi 4,50% -4,75% là 98,1% và xác suất tăng lãi suất 50 điểm cơ bản là 1,9%. Xác suất tăng lãi suất tích lũy 25 điểm cơ bản vào tháng 3 là 14,1%, xác suất tăng lãi suất tích lũy 50 điểm cơ bản là 84,3% và xác suất tăng lãi suất tích lũy 75 điểm cơ bản là 1,6%.

Mặc dù chi tiêu tiêu dùng phục hồi bất ngờ đã hỗ trợ tăng trưởng, nhưng đã có dấu hiệu cho thấy các hộ gia đình Mỹ đang phải sử dụng đến tiền tiết kiệm từ thời kỳ đại dịch để chi tiêu. Các nhà phân tích cho rằng điều này có nghĩa là họ sẽ có ít khả năng chi tiêu hơn trong tương lai.

GÓC NHÌN LIÊN THỊ TRƯỜNG


Dưới góc nhìn Liên thị trường chúng ta cũng đã thảo luận về khả năng lãi suất tăng cao đang bắt đầu ảnh hưởng đến tâm lý lo ngại suy thoái. Sau các số liệu kinh tế được công bố thì những lo ngại này có thể tạm lắng xuống nhưng với nhiều chuyên gia dự báo suy thoái sẽ vẫn đến vào giữa năm nay khi nền kinh tế đã ngấm các tác động đến từ những đợt tăng lãi suất vừa rồi.

Thị trường chứng khoán trong những phiên gần đây đã bật tăng trở lại mặc dù FED vẫn tăng lãi suất theo lộ trình nhưng có vẻ như thị trường đã dần quen với lãi suất cao hoặc trong thời điểm này hệ lụy chưa quá mạnh mà phải đến giữa năm sau thì các tác động mới thật sự rõ ràng.

upload_2023-1-27_8-40-58.png


Đồ thị chỉ số SPX đại diện thị trường chứng khoán Mỹ hiện đang tăng lên ngưỡng kháng cự nhạy cảm 4100 điểm, trong trường hợp nếu như có thể vượt qua mức kháng cự này rất có thể dòng tiền sẽ quay trở lại nắm giữ và đầu cơ vào chứng khoán mạnh hơn.

Cùng thời điểm này lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đang có những dấu hiệu chững lại đi ngang và có thể là phục hồi tăng. Trong khi đó lợi suất kỳ hạn ngắn hạn hơn vẫn đang trong một xu hướng tích lũy đi ngang và có thể thể hiện được quan điểm thị trường hiện tại đang gần như đã xác định được mức lãi suất hiện tại sẽ đạt đỉnh vào khoảng Q2 năm nay, dài hạn sẽ quay đầu giảm, có thể rằng lợi suất kỳ hạn 10 năm đã đạt đỉnh báo hiệu cho một chu kỳ suy thoái kinh tế sẽ đến nhanh hơn.

upload_2023-1-27_8-44-29.png


Đồ thị chỉ số DXY đại diện cho đồng USD hiện tại đang trong một xu hướng giảm và chưa có tín hiệu đảo chiều tăng, mặc dù có thể sẽ bật tăng trước khi FED công bố lãi suất nhưng trong bối cảnh này đà tăng có thể sẽ hình thành bull trap như các đợt bật tăng trước đó do vậy chúng ta không quá vội vàng long USD.

Vùng hỗ trợ quan trọng vẫn ở mức 100 điểm, không loại trừ khả năng USD đã bước vào downtrend nên hiện tại sẽ không phải là cơ hội để long USD.

NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG


Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay đảo chiều giảm mạnh với vàng giao ngay giảm 15,9 USD xuống còn 1.930,1 USD/ ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.930 USD/ ounce, giảm 12,6 USD so với rạng sáng ngày trước đó.

Thị trường kim loại quý rạng sáng chịu áp lực bán khi các nhà giao dịch và các nhà đầu tư chốt lời sau các mức tăng có được gần đây. Ngoài ra, sự vươn lên của đồng bạc xanh cũng gây áp lực lớn lên vàng. Rạng sáng hôm nay, chỉ số US Dollar Index ( DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng lên gần ngưỡng 102.

upload_2023-1-27_8-50-44.png


Đồ thị tương quan lợi suất trái phiếu đang có dấu hiệu phục hồi tăng, USD mặc dù chưa có tín hiệu đảo chiều rõ ràng nhưng giá đi ngang cũng tạo những kỳ vọng về khả năng điều chỉnh của giá Vàng
Hiện tại tín hiệu giảm hôm qua đã làm thay đổi các đánh giá và nhận định của giá Vàng ở thời điểm hiện tại và có thể giai đoạn này giá sẽ vẫn được giao dịch ở mức dưới 1950. Nhiều khả năng sẽ quay lại điều chỉnh giảm về ngưỡng 1900 khi sự phục hồi của USD và lợi suất trái phiếu là rõ ràng.

Phân tích kỹ thuật mức hỗ trợ hiện tại 1920 sẽ là mốc có thể có nhịp điều chỉnh tăng, nhưng động lực tăng hiện cũng đã giảm đi nhiều do vậy có thể chúng ta tạm thời theo dõi và sell nhẹ ở vùng giá hiện tại.

NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU


Giá dầu đã tăng khoảng 2% trong phiên giao dịch ngày 26-1 do kỳ vọng nhu cầu toàn cầu sẽ tăng lên khi nhà nhập khẩu dầu hàng đầu Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế và dữ liệu kinh tế khả quan của Mỹ.

Giá dầu Brent giao tháng 3 tăng 1,35 USD, tương đương 1,6%, lên mức 87,47 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 86 cent, tương đương 1,1%, lên mức 81,01 USD/thùng.

Theo Reuters, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý IV-2022, nhưng thước đo nhu cầu trong nước tăng với tốc độ chậm nhất trong 2 năm rưỡi, phản ánh chi phí đi vay cao hơn.

Các nguồn tin của OPEC+ cho biết tại cuộc họp vào ngày 1-2, OPEC+ có thể sẽ thông qua mức sản lượng hiện tại của nhóm. Như vậy là nhiều khả năng sẽ không có biến động về nguồn cung bởi khối lượng sản xuất sẽ được các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh duy trì ổn định.

Một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế của Reuters cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ khó vượt quá 2% trong năm nay, và có khả năng có thể bị hạ thấp hơn nữa. Điều này trái ngược với sự lạc quan lan rộng trên thị trường kể từ đầu năm.

upload_2023-1-27_8-56-23.png


Phân tích kỹ thuật hiện tại cho thấy khả năng giá Dầu vẫn đang trong một giai đoạn tích lũy đi ngang 85-89$/thùng.

Trước đó giá phá vỡ trend nhưng có thể trendline này không hoàn toàn là tín hiệu rõ ràng để xác nhận một xu hướng giảm.

Hiện giá đang điều chỉnh và kiểm tra lại mức kháng cự này trước khi bước vào một tín hiệu bán có thể sẽ hình thành trong hôm nay trước các tin tức sắp diễn ra.

Dự báo xu hướng hiện vẫn sẽ được giao dịch ở biên độ tích lũy đi ngang trên.

Good luck!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Kỳ vọng lạm phát của Mỹ đạt mức đỉnh mới nhiều ngày trước thềm công bố Chỉ số giá PCE cơ bản của Mỹ

Khi các thị trường chờ đợi dữ liệu lạm phát ưu tiên của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), kỳ vọng lạm phát của Mỹ dựa trên tỷ lệ lạm phát ngang giá 10 năm và 5 năm từ Cục Dự trữ Liên bang St. Louis (FRED) sẽ đạt mức cao nhất mới trong nhiều ngày.
Điều đó nói rằng, kỳ vọng lạm phát 10 năm theo cách tiếp cận nói trên đã dạt mức cao nhất mới trong bảy tuần lên 2,33% vào thứ 5. Đồng thời, trái phiếu kỳ hạn 5 năm cũng tăng lên đỉnh mới trong nhiều ngày, xung quanh mức cao nhất kể từ ngày 30 tháng 12 trong khi thêm 2,32% vào cuối phiên giao dịch ở Bắc Mỹ ngày thứ 5.
Điều đáng chú ý là các dự báo lạm phát lạc quan tương phản với dữ liệu trái chiều của Mỹ được công bố vào ngày hôm trước, từ đó làm nổi bật thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày hôm nay, cụ thể là Chỉ số giá Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cơ bản cho tháng 12.
Điều đó nói rằng, Cục Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA) đã công bố ước tính đầu tiên về Tổng sản phẩm quốc nội quý IV của Mỹ vào thứ 5, đánh dấu tốc độ tăng trưởng hàng năm là 2,9% so với mức 2,6% dự kiến và mức 3,2% trước đó. Đồng thời, Đơn đặt hàng hàng hoá lâu bền đã tăng 5,6% trong tháng 12 so với mức 2,5% dự báo của thị trường và mức -1,7% đã điều chỉnh tăng trước đó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức tăng của Giá cả Chi tiêu tiêu dùng cá nhân giảm xuống 3,2% theo quý trong quý 4 so với mức 4,3% được đánh dấu trong dự báo và các kết quả trước đó. Hơn nữa, Chi tiêu tiêu dùng cá nhân cơ bản giảm xuống 3,9% theo quý trong quý 4 từ con số 4,7% trước đó, so với mức 5,3% dự kiến.
Sau đó, Chỉ số giá Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cơ bản của Mỹ sẽ rất quan trọng đối với người tham gia thị trường vì áp lực lạm phát giảm làm giảm bớt những lo ngại của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và ủng hộ tâm lý chấp nhận rủi ro, từ đó gây thêm áp lực giảm giá đối với Đô la Mỹ.
 
GBP/USD giảm để gặ mức đáy mới trong ngày gần 1,2380 giữa bối cảnh ngày giảm đầu tiên trước khi phiên giao dịch tại London mở cửa vào thứ 6. Khi làm như vậy, cặp GBP/USD không chỉ xác nhận đồng Đô la Mỹ nhìn chung vững chắc hơn mà còn theo dõi các tín hiệu thị trường quyền chọn khi chuẩn bị cho tuần tiêu cực đầu tiên trong năm.
Điều đó nói rằng, mức hoàn rủi ro (RR) trong một tháng của GBP/USD, thước đo sự khác biệt giữa quyền chọn mua và quyền chọn bán, cho thấy đợt giảm hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2022, trong khi mới nhất là -0,160.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mức hoàn rủi ro (RR) hàng ngày ghi nhận con số mạnh nhất trong hơn một tuần, lên tới +0,025, do các nhà giao dịch vẫn thận trọng trước con số lạm phát yêu thích của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), cụ thể là Chỉ số giá Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cơ bản của Mỹ cho tháng 12, dự kiến sẽ không đổi ở mức 0,2% so với tháng trước.
Ngoài tín hiệu thị trường quyền chọn và sự lo lắng trước dữ liệu, các chất xúc tác lạc quan từ Vương quốc Anh cũng ảnh hưởng đến giá GBP/USD gần đây.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 164 Xem / 14 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 533 Xem / 28 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên