Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 18: Phân kỳ trong SMC - Tín hiệu xác nhận quan trọng

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 18: Phân kỳ trong SMC - Tín hiệu xác nhận quan trọng

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 18: Phân kỳ trong SMC - Tín hiệu xác nhận quan trọng

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,376
29,019
Ở phần trước chúng ta đã nắm được khái niệm thời gian và giá trong giao dịch SMC. Mình lưu ý lại đó là phần rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của thiết lập nhé. Điều đó có nghĩa là chúng ta không chỉ chọn mức giá tại một vùng giá quan trọng mà còn ở tại một thời điểm đặc biệt mà trong SMC gọi đó là vùng hủy diệt (The Kill Zones).

Anh em đọc lại bài viết trước để nắm rõ nội dung hơn nhé:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 17: QUAN TRỌNG - Lý thuyết giá và thời gian trong SMC

Trong phần trước mình có nhắc đến một khái niệm đó là phân kỳ (SMT), một trong những tín hiệu xác nhận thêm cho chiến lược giao dịch của chúng ta.

Phần này mình sẽ nói rõ hơn cho anh cách nhận biết tín hiệu phân kỳ (SMT) như thế nào nhé.

Smart Money Correlation (Sự tương quan của dòng tiền thông minh)


chúng ta biết rằng:
  • Các hành động của dòng tiền thông minh được tiết lộ thông qua các lỗ hổng trên thị trường
  • Sự tương quan là dấu hiệu dòng tiền thông minh để lại trên biểu đồ khi chuyển đổi xu hướng trung hạn.
  • Các đỉnh đáy trung hạn là nơi có tiềm năng thực sự chứ không phải là những điểm dao động nhỏ.
  • Khi mối tương quan được thể hiện rõ ở ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng, chúng ta tin rằng sẽ có phản ứng giả xảy ra.
Phân kỳ của USDX
  • Khi chúng ta giao dịch tiền tệ, thì chỉ số USDX được sử dụng để xác định được tình trạng của thị trường hiện tại.
  • Nếu là điều kiện thị trường hiện tại là Risk On tức là rủi ro được cảm nhận ở mức thấp và các nhà đầu tư có xu hướng đổ tiền vào các tài sản rủi ro, thì lúc này đồng USD giảm giá.
  • Nếu điều kiện thị trường hiện tại là Risk Off tức là rủi ro được cảm nhận ở mức cao và các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang đầu tư các tài sản an toàn, thì lúc này đồng USD tăng giá.
  • Vậy thì nếu USD tăng, chúng ta có tương quan ngược lại là hàng hóa, chứng khoán và các tiền tệ khác sẽ giảm.
  • Ngược lại, nếu USD giảm, chúng ta có tương quan ngược lại là hàng hóa, chứng khoán và các tiền tệ khác sẽ tăng.
  • Với mối tương quan nghịch đảo của các cặp tiền, thì khi giá trên một cặp tiền tạo mức đáy thấp hơn, thì chúng ta kỳ vọng cặp tiền khác sẽ tạo mức đỉnh cao hơn. Nếu như điều này không xảy ra thì chúng ta có tín hiệu phân kỳ (hay còn gọi là SMT)
  • Tín hiệu phân kỳ như là một sự gợi ý về giai đoạn tích lũy trươc một động thái lớn theo hướng ngược lại.
Các bạn nhìn hình bên dưới để dễ hình dung hơn:

upload_2022-10-3_11-45-44.png

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/51687/

Nhưng cặp tiền tương quan để xác định phân kỳ


Phân kỳ tăng giá
  • Nên xuất hiện và được xác nhận tại ngưỡng hỗ trợ quan trọng.
  • So sánh những mức đáy trong các cặp của EUR và GBP tại những ngưỡng hỗ trợ kháng cự quan trọng. Nếu như một cặp thất bại trong việc tạo đáy thấp hơn sẽ cho thấy sự thay đổi ngắn hạn trong thị trường để bật lên cao hơn.
  • So sánh đỉnh trong các cặp tương quan tại ngưỡng kháng cự quan trọng, nếu không tạo được đỉnh cao hơn thì cho thấy thị trường thay đổi trong ngắn hạn để giảm thấp hơn.
  • Nếu một cặp thất bại trong việc tạo đáy thấp hơn trong khi cặp kia lại thành công thì cả 2 cặp có khả năng cao sẽ bật lên cao hơn tại ngưỡng kháng cự quan trọng.
  • Khi xác định ngưỡng hỗ trợ để canh mua hãy xem xét cặp không thể tạo ra được mức đáy thấp hơn. Cơ sở đằng sau cho điều này là: cặp không giảm xuống được thấp hơn tức là nó đang được mua vào nhiều hơn nên nó chưa sẵn sàng giảm xuống thấp hơn. Về cơ bản thì đây chính là vùng cầu hoạt động để đẩy giá đi cao hơn.
Cụ thể như, EURUSD đang tạo đáy cao hơn trong khi GBPUSD tại đáy thấp hơn >>> chúng ta chọn EURUSD để mua. Như hình bên dưới:

upload_2022-10-3_11-46-40.png

Phân kỳ giảm giá

Chúng ta có những điều kiện nhận biết tương tự:
  • Nên xuất hiện và được xác nhận tại ngưỡng kháng cự quan trọng.
  • Nếu một cặp thất bại trong việc tạo đỉnh cao hơn trong khi cặp kia lại thành công thì cả 2 cặp có khả năng cao sẽ giảm xuống những ngưỡng hỗ trợ quan trọng.
  • Khi xác định ngưỡng kháng cự để canh bán hãy xem xét cặp không thể tạo ra được mức đỉnh cao hơn. Cơ sở đằng sau cho điều này là: cặp không giảm xuống được thấp hơn tức là nó đang được bán ra nhiều hơn nên nó chưa sẵn sàng tăng lên cao hơn nữa. Về cơ bản thì đây chính là vùng cung hoạt động để đẩy giá xuống thấp hơn.
Các bạn nhìn hình bên dưới, ta có EURUSD tạo đỉnh cao hơn nhưng GBPUSD lại tạo đỉnh thấp hơn, trong điều kiện này chúng ta canh bán GBPUSD:

upload_2022-10-3_11-47-15.png

Các bạn nhìn hình bên dưới là biểu đồ trong thị trường thực tế để thấy được sự tương quan giữa các cặp tiền:

upload_2022-10-3_11-47-38.png


Ta thấy GBPUSD tạo được đỉnh cao hơn trong khi EURUSD lại thất bại, trong trường hợp này chúng ta chọn EURUSD để giao dịch. Tuy nhiên anh em có thể thấy giá sau đó đã giảm ở cả 2 cặp tiền.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/62044/

Phân kỳ trên CRB (chỉ số giá hàng hóa)
  • Chỉ số CRB được sử dụng để theo dõi giá của hàng hóa như vàng, dầu,... và chúng ta thấy CRB có mối tương quan nghịch đảo với USDX.
  • Chỉ số CRB có sự thay đổi hướng hơi sớm và có thể cảnh báo về khả năng có thể xu hướng thay đổi trong dài hạn.
Phân kỳ trên chỉ số chứng khoán
  • Chúng ta tìm các chỉ số chứng khoán lớn như (S&P 500, Dow Jones, Nasdaq,..) để so sánh đỉnh tại kháng cự hoặc đáy tại hỗ trợ.
Bảng bên dưới giúp anh em xác định được hướng chính của thị trường trong các điều kiện Risk On/Risk/Off:

upload_2022-10-3_11-52-52.png

Hết phần 18.

Phần tới chúng ta sẽ nói hồ sơ của thị trường. Trong đó sẽ nói về giai đoạn tích lũy cũng như các vùng giá phá vỡ giả hoặc có hiệu lực và tìm được những vùng giá đảo chiều chất lượng.

Mặc dù kiến thức về SMC trong hệ thống này hơi nhiều nhưng để xác định tín hiệu mua bán thì nó cũng không đến nỗi phức tạp lắm đâu nhé anh em. Cứ thoải mái mà ngâm cứu. Và cũng đừng o ép bản thân là trong một trade phải áp dụng hết ngần này kiến thức vô đâu nhé. Chúng ta sẽ linh hoạt mà áp dụng.

Mời anh em ngâm cứu.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Bạn có thể cho mình xin file đầy đủ hệ thống SMC của ICT được không bạn?
 
Tham gia bình luận về tín hiệu phân kỳ tí cho rôm rả:
Trong bài viết:
[Mẹo giao dịch SMC]: Mô hình phân kỳ SMT - Yếu tố xác nhận MẠNH MẼ nhưng rất ít trader sử dụng, có nêu quan điểm:
upload_2023-1-2_7-42-19-png.313020

Tương tự ở hình mình họa bên dưới, chúng ta thấy EURUSD tạo đỉnh cao hơn nhưng cặp GBPUSD lại thất bại trọng việc này. Đây là tín hiệu phân kỳ.

Ví dụ như một cặp tiền tệ tạo đỉnh cao hơn nhưng cặp tương quan còn lại lại thất bại trong việc này thì xu hướng giao dịch trong ngắn hạn của bạn trong ngắn hạn nên là bán.

Lúc này bạn nên tìm thời điểm cấu trúc thị trường có sự chuyển đổi hoặc tín hiệu choch giảm giá trên khung thời gian thấp hơn ở cặp tiền tạo được đỉnh cao hơn đỉnh trước để canh bán. Bởi đó là cặp tiền có tín hiệu quét thanh khoản trước khi cấu trúc có sự chuyển đổi.

Việc còn lại là chờ giá quay trở về vùng FVG hoặc khối OB có hiệu lực để giao dịch.

Như trong hình trên ta thấy giữa cặp EURUSD và GBPUSD thì chúng ta nên chọn cặp EURUSD để canh bán nếu có tín hiệu Choch giảm ở khung thời gian thấp nhé.

Như vậy: Khi phân kỳ tăng, EU tạo đỉnh cao hơn, còn GU tạo đỉnh thấp hơn. Thì khi có tín hiệu sell xuống, ta chọn sell EU với lý do EU đã quét xong thanh khoản, việc giảm mạnh sẽ mạnh hơn và xác xuất cao hơn GU vì đã nạp thanh khoản (liquidity grab).

Chi tiết xem tại bài này: https://traderviet.org/t/meo-giao-d...an-manh-me-nhung-rat-it-trader-su-dung.74585/

Nhưng tại bài viết này:
Phân kỳ trong SMC - Tín hiệu xác nhận quan trọng,

, thì dường như lại có sự khác biệt:

Các bạn nhìn hình bên dưới, ta có EURUSD tạo đỉnh cao hơn nhưng GBPUSD lại tạo đỉnh thấp hơn, trong điều kiện này chúng ta canh bán GBPUSD:
upload_2022-10-3_11-47-15-png.300040


Như vậy: Nội dung trên thì là canh bán EU, nội dung dưới thì lại khuyên canh bán GU

Vậy, ta sẽ ứng xử thế nào.

Quan điểm cá nhân của mình, thì vẫn là chọn phương án 1: EU tạo đỉnh cao hơn, quét thanh khoản, thì sẽ ưu tiên chọn để sell xuống. GU chỉ là cặp tín hiệu. Lý do thì như phân tích tại mục trên.
Ý kiến anh em thế nào. Xin cho biết ý kiến.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 48 Xem / 17 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 17 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 956 Xem / 47 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,900 Xem / 80 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,688 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 352 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên