Ôn tập kiến thức về MACD cùng Gerald Appel (cha đẻ của chỉ báo)

Ôn tập kiến thức về MACD cùng Gerald Appel (cha đẻ của chỉ báo)

Ôn tập kiến thức về MACD cùng Gerald Appel (cha đẻ của chỉ báo)

namthang

Editor
Trial mod
2,985
16,040
Hello anh em,

Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại một chút về chỉ báo MACD, bài viết này được dịch từ cuốn sách "Technical Analysis: Power Tools for Active Investors" của chính cha đẻ chỉ báo MACD - ông Gerald Appel.

upload_2021-9-28_18-11-29.png

Mời anh em cùng ôn tập nhé:

1. MACD – Chỉ báo tối ưu để xác định thời điểm giao dịch?


Chỉ báo MACD mà tôi xây dựng trong cuối thập niên 70 nay đã trở thành một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất. MACD được sử dụng rộng rãi trong giới đầu tư trong nhiều thị trường khác nhau, từ các nhà đầu từ ngắn hạn đến dài hạn trong thị trường cổ phiếu, trái phiếu và các thị trường khác. MACD là một chỉ báo được cài đặt mặc định trong hầu hết các chương trình, phần mềm giao dịch trên máy tính.

MACD có thể sử dụng đa khung thời gian. Nếu bạn có đủ dữ liệu theo tháng, MACD có thể giúp phân tính các xu hướng dài hạn. Nó cũng được áp dụng ở các khung thời gian ngắn hơn, giúp chúng ta phân tích các xu hướng trung hoặc ngắn hạn thông qua các dữ liệu theo ngày hoặc tuần. Nó cũng có thể được dùng trong phân tích xu hướng trong ngày, theo phút, theo giờ, phù hợp với các phương pháp giao dịch lướt sóng. Chỉ báo này có thể cung cấp cho chúng ta các điểm vào/thoát lệnh khá chính xác: một trong các tính năng mạnh nhất của nó là khả năng phát hiện điểm kết thúc của xu hướng, hay những cơ hội giao dịch sau một loạt các biến động mạnh của thị trường. Tuy nhiên có một điều lạ lùng là, mặc dù được sử dụng rất rộng rãi, lại có rất ít bài bài viết về MACD hay những cách ứng dụng của nó để làm sao nhiều người có thể tiếp cận và hiểu được bản chất của chỉ báo này.

2. Phạm vi bài viết


Tôi sẽ đề cập đến rất nhiều vấn đề liên quan đến MACD. Trước tiên, chúng ta sẽ ôn lại những khái niệm quan trọng và cách xây dựng chỉ báo này. Dựa trên đồ thị giá, chúng ta sẽ xem xét lịch sử của thị trường biến động qua thời gian, qua nhiều hoàn cảnh khác nhau bằng cách kết hợp các mô hình của MACD. Bạn cũng sẽ nhận được các gợi ý cho các điểm mua/bán tối ưu, khi nào nên giữ lệnh, khi nào nên thoát dựa trên MACD; làm thế nào để đặt dừng lỗ (stop loss); và đặc biệt là cách phối hợp MACD với các công cụ thị trường khác. Mặc dù trong phần này chủ yếu nói về MACD, một số khái niệm khác cũng sẽ được nhắc đến nhằm mục tiêu cao nhất là đo lường được động lượng của thị trường.

3. Thành phần cơ bản của MACD


upload_2021-9-28_18-3-4.png

Chỉ báo MACD được hình thành từ hiệu của một đường trung bình động hàm mũ dài hạn (ở đây là đường 26 ngày) và một đường trung bình động hàm mũ ngắn hạn (đường 12 ngày). MACD thường tăng khi xu hướng ngắn hạn mạnh lên và giảm khi xu hướng ngắn hạn yếu đi. Biểu đồ histogram phía dưới đo lường sự khác biệt giữa đường trung bình hàm mũ 12 ngày và 26 ngày.

Bạn có thể sử dụng đường trung bình động giản đơn thay cho hàm mũ, nhưng đường hàm mũ sẽ bám xu hướng giá sát hơn.

Nhìn trên đồ thị, chúng ta thấy đường trung bình hàm mũ ngắn hạn nhạy cảm hơn với giá so với đường dài hạn. Khi giá giảm, đường ngắn hạn giảm nhanh hơn đường dài hạn. Nếu xu hướng giảm tiếp diễn, đường ngắn hạn có thể sẽ cắt đường dài hạn từ phía trên xuống. Giá tiếp tục giảm, đường ngắn hạn sẽ tách ngày càng xa đường dài hạn.

Khi xu hướng giảm kết thúc, đường trung bình ngắn hạn sẽ có xu hướng di chuyển ngang trước khi đường dài hạn di chuyển ngang, sau đó sẽ hướng lên trên khi giá tăng lên và cắt đường dài hạn.

MACD có thể được thể hiện bằng histogram (vùng “A” trên đồ thị) hoặc bằng một đường cong (cả 2 cách đều được thể hiện ở đồ thị phía trên). Đường MACD chạm mức 0 khi đường trung bình ngắn hạn cắt đường dài hạn. Tại mức này, xu hướng ngắn hạn và dài hạn nằm ở mức cân bằng tạm thời, và lực của xu hướng ngắn hạn và dài hạn cũng thường hoán đổi ở đây. Khoảng cách giữa đường ngắn hạn và dài hạn càng lớn thì các giá trị MACD cũng tăng theo.

4. Các khái niệm cơ bản


  • MACD thể hiện sự khác biệt giữa trung bình động hàm mũ ngắn hạn và trung bình động hàm mũ dài hạn.
  • Khi xu hướng thị trường đi lên, đường trung bình ngắn hạn sẽ tăng nhanh hơn đường dài hạn. Đường MACD sẽ hướng lên trên.
  • Khi xu hướng thị trường yếu đi, đường trung bình ngắn hạn sẽ có xu hướng nằm ngang, sau đó hướng xuống dưới đường dài hạn nếu xu hướng giảm giá tiếp tục. Đường MACD sẽ giảm dưới mức 0.
  • Xu hướng yếu đi sẽ được phản ánh qua sự thay đổi trong hướng đi của MACD, nhưng sự đảo chiều thực sự của xu hướng thì phải được xác nhận bởi các chỉ báo khác (sẽ đề cập ở phần tới).
  • Trong quá trình vận động của giá, đường trung bình ngắn hạn sẽ di chuyển ra xa (phân kỳ) hoặc lại gần (hội tụ) so với đường trung bình dài hạn, nên chỉ báo này có tên là MACD (sự hội tụ – phân kỳ của các đường trung bình động).
Các thông số nào sẽ phù hợp cho MACD? Thực ra không có nguyên tắc cứng nhắc nào cả, tuy nhiên, tôi xin phép được giới thiệu một số thông số hợp lý. Theo nguyên lý chung, đường trung bình động dài hạn sẽ có độ lớn gấp 2 đến 3 lần độ lớn của đường ngắn hạn. Đường ngắn hạn có giá trị càng nhỏ thì MACD càng nhạy cảm với các biến động ngắn hạn của thị trường. Sự kết hợp của đường 12 và đường 26 trong đồ thị phía trên được sử dụng rộng rãi nhất nhưng không phải là sự kết hợp duy nhất. Các ví dụ minh họa trong chương này sẽ giới thiệu nhiều thông số khác nhau của đường MACD.

5. Xác nhận xu hướng


MACD sẽ trở nên tin cậy hơn nếu các tín hiệu ngắn hạn của nó được xác nhận bởi các tín hiệu dài hạn. Ví dụ, MACD trên đồ thị ngày cho tín hiệu mua sẽ tin cậy hơn nếu MACD trên đồ thị tuần và tháng cũng cho tín hiệu mua. Tương tự, tín hiệu bán sẽ có cơ hội thành công cao hơn nếu trên đồ thị dài hạn cũng cho tín hiệu bán.

upload_2021-9-28_18-5-45.png

6. Đường tín hiệu


Theo như minh họa phía trên, đường tín hiệu là một đường trung bình hàm mũ của MACD, chứ không phải là đường trung bình của giá. Đường tín hiệu thường được tạo ra bằng cách lấy trung bình hàm mũ từ 3 đến 9 ngày của đường MACD. Mức trung bình càng ngắn, độ nhạy của đường tín hiệu sẽ càng cao.

Đồ thị bên dưới sử dụng đường MACD là hiệu của hai đường trung bình hàm mũ 19 và 39 ngày, còn đường tín hiệu là trung bình hàm mũ 9 ngày của đường MACD.

upload_2021-9-28_18-8-19.png

Những thay đổi trong hướng đi của MACD (từ giảm chuyển sang tăng hay ngược lại) và sự giao cắt của đường MACD lên trên hoặc xuống dưới mức 0 cung cấp cho chúng ta những dấu hiệu quan trọng, nhưng sự giao cắt của MACD với đường tín hiệu của nó cũng cung cấp những dấu hiệu tốt không kém. Theo nguyên lý chung, sau khi đường MACD thay đổi hướng từ giảm sang tăng, tín hiệu mua sẽ được xác nhận khi MACD cắt từ phía dưới đường tín hiệu lên trên.

Đồ thị phía trên minh họa các tín hiệu mua/bán (BUY và SELL trên biểu đồ) khi MACD cắt từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới đường tín hiệu của nó. Qua nhiều năm nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng, nếu vào lệnh ngay khi MACD đảo chiều thì sẽ có cơ hội thu lời lớn hơn là đợi tới khi nó cắt đường tín hiệu. Tuy nhiên, như vậy sẽ có nhiều giao dịch hơn, đồng nghĩa với việc tăng chi phí giao dịch cũng như rủi ro

Nguồn: Sách Technical Analysis: Power Tools for Active Investors by Gerald Appel
(Còn tiếp .....)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,489 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,561 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 367 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 345 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên