6 Bài học xương máu trader chuyên nghiệp Steve Burns rút ra sau 30 năm vật lộn để chiến thắng trò chơi trading

6 Bài học xương máu trader chuyên nghiệp Steve Burns rút ra sau 30 năm vật lộn để chiến thắng trò chơi trading

6 Bài học xương máu trader chuyên nghiệp Steve Burns rút ra sau 30 năm vật lộn để chiến thắng trò chơi trading

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,424
Xin chào cả nhà!

Sau đây là chia sẻ của Steve Burns trên trang newtraderu.com.

Steve Burns là trader chuyên nghiệp với 3 thập kỷ kinh nghiệm giao dịch. Với ngần ấy thời gian chinh chiến trên thị trường chắc chắn sẽ tích luỹ cho ông những bài học kinh nghiệm vô cùng đáng giá không chỉ cho trader nói chung, mà còn cho trader newbie nói riêng.

5-dieu-steve-burns-uoc-ong-da-biet-khi-moi-bat-dau-trade-TraderViet1-jpeg.293629

Hãy cùng xem sau 30 năm giao dịch, những bài học kinh nghiệm nào đã được rút ra bởi trader chuyên nghiệp Steve Burns nhé!

***​

Trading có thể là một quá trình giáo dục rất tốn kém đối với những ai cảm thấy họ đủ thông minh để đánh bại thị trường mà không cần kinh nghiệm. Trong trading, chúng ta đang cạnh tranh với các chuyên gia và những người làm công việc đó để kiếm sống. Cách duy nhất để kiếm tiền là bản thân bạn phải có một lợi thế tạo ra nhiều lợi nhuận hơn thua lỗ trong dài hạn.

Lợi thế của bạn từ một lĩnh vực nào đó sẽ không thể áp dụng trong trading, bởi đây là một trò chơi hoàn toàn khác. Trò chơi này bao gồm những luật chơi như: đi theo xu hướng, nhận định nơi đảo chiều xu hướng, cùng với việc cắt lỗ sớm và để trade thắng chạy. Trí thông minh, cái tôi và cảm xúc có thể chống lại bạn trên thị trường vì những điều bất ngờ thường xuyên xảy ra.

Dưới đây là 6 bài học quan trọng nhất mà tôi đã học được trong 30 năm giao dịch và đầu tư trên thị trường chứng khoán.

1. Tỷ lệ Rủi ro/ Phần thưởng (R:R) quan trọng hơn tín hiệu vào lệnh


Bai-hoc-sau-30-nam-giao-dich-cua-Steve-Burns-TraderTop4.jpeg

Rủi ro thua lỗ tối đa tiềm năng của bạn so với lợi nhuận tối đa tiềm năng của bạn đối với bất kỳ giao dịch riêng lẻ nào sẽ quan trọng hơn tín hiệu vào lệnh.

Một tín hiệu vào lệnh có thể chỉ là một dấu hiệu cho thấy điều gì đó có nhiều khả năng xảy ra hơn một điều khác. Tín hiệu vào lệnh mà không có bối cảnh về quy mô vị thế, cắt lỗ, trailing stop và mục tiêu lợi nhuận là vô nghĩa, vì nó không xác định tỷ lệ R:R của bạn.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/69401/

2. Dừng lỗ quan trọng hơn mục tiêu lợi nhuận


Số tiền bạn có thể mất quan trọng hơn số tiền bạn có thể kiếm được!

Những khoản lỗ lớn có thể khiến bạn mất mát và những khoản lợi nhuận lý thuyết không quan trọng bằng những khoản lỗ tiềm ẩn. Nếu bạn muốn trở thành một trader có lợi nhuận, bạn phải loại bỏ khả năng thua lỗ lớn khỏi chiến lược giao dịch của mình.

Hãy thoát lệnh sớm khi bạn được chứng minh là sai ở một ngưỡng giá quan trọng cho thấy đó là nơi mà giá không nên tìm đến nếu đó là một trade thắng.

3. Hệ thống của bạn quan trọng hơn dự đoán của bạn


Một quy trình giao dịch có hệ thống có thể lặp đi lặp lại với lợi thế chính là thứ sẽ giúp bạn kiếm tiền trong dài hạn, trong khi các dự đoán thường chỉ là một hoạt động mang tính nhất thời.

Một trader có lợi nhuận cần một hệ thống, tín hiệu và danh sách theo dõi có thể định lượng để tạo ra các cơ hội khả thi thường xuyên để kiếm lợi nhuận.

4. Một lợi thế giao dịch quan trọng hơn một ý kiến


Bai-hoc-sau-30-nam-giao-dich-cua-Steve-Burns-TraderTop3.jpeg

Một ý kiến hiếm khi là một công cụ có thể kiếm tiền trên thị trường tài chính. Lợi thế giao dịch mới chính là tài sản có thể kiếm tiền, cho phép các trade thắng của bạn cộng lại nhiều hơn các trade thua trên một số lượng lớn các điểm vào và thoát lệnh.

Có ý kiến chắc nịch về biến động giá trong tương lai thường là đặc điểm của trader thua lỗ chứ không phải trader chiến thắng. Điều này có thể thấy rõ nhất trong các dự đoán hàng năm từ các chuyên gia, nhà phân tích và bình luận trên các mạng tin tức tài chính. Ngoài ra, thực tế là khoảng 90% quỹ tương hỗ được quản lý và 80% quỹ phòng hộ có hiệu suất hoạt động kém hơn chỉ số S&P 500 hàng năm. Điều đó cho thấy rằng, ý kiến hay nhận định thường đem lại kết quả tệ hơn so với mức trung bình.

Vậy điều gì mới kiếm ra tiền? Đó chính là một lợi thế thống kê so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Điều này xuất phát từ việc tuân theo hành động giá, xu hướng và con đường ít kháng cự nhất, chứ không phải ý kiến hay dự đoán. Chúng ta chỉ có thể theo dõi thị trường tài chính, chứ không thể dự đoán, vì chúng quá phức tạp để đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo do vô số biến số từ các trader, nhà đầu tư, chính phủ, chính trị gia và ngân hàng trung ương.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/73110/

5. Định cỡ vị thế sẽ xác định thành công trong trading


Một trong những lý do chính khiến các trader mất hết vốn giao dịch là vì họ không hiểu quy luật toán học về sự phá huỷ vốn. Phép toán ít kháng cự nhất là tích luỹ vốn. Việc quay trở lại mức hoà vốn sau khi thua lỗ sẽ khó hơn gấp nhiều lần so với việc chỉ giữ vốn và phát triển vốn ngay từ đầu.

Quy mô vị thế của bạn càng lớn, rủi ro trên mỗi giao dịch của bạn càng lớn và bạn sẽ mất nó càng nhanh khi các giao dịch đi ngược lại với bạn. Một khi vốn của bạn chịu drawdown, bạn sẽ cần một khoản tiền lãi lớn hơn để trở lại mức hoà vốn.

Bai-hoc-sau-30-nam-giao-dich-cua-Steve-Burns-TraderTop2.jpeg

Khoản lỗ 10% đòi hỏi nhiều hơn mức lãi 11,1% chỉ để hoà vốn trở lại.

Nếu bạn có $100.000 và mất 10% (tức chỉ còn $90.000), thì bạn cần phải kiếm được 11,1% lợi nhuận để trở lại mức $99.900.

Khoản lỗ 20% đòi hỏi nhiều hơn mức lãi 25% chỉ để hoà vốn trở lại.

Nếu bạn có $100.000 và mất 20% (tức chỉ còn $80.000), thì bạn cần phải kiếm được 25% lợi nhuận để trở lại mức $100.000.

Khoản lỗ 50% đòi hỏi nhiều hơn mức lãi 100% chỉ để hoà vốn trở lại.

Nếu bạn có $100.000 và mất 50% (tức chỉ còn $50.000), thì bạn cần phải kiếm được 100% lợi nhuận để trở lại mức $100.000.

Rủi ro 1% vốn của bạn trên mỗi giao dịch khiến bạn bị mất vốn ít hơn 10% sau 10 giao dịch. Bạn sẽ giao dịch với quy mô vị thế nhỏ hơn một chút khi tổng số vốn của bạn bị sụt giảm. 1% vốn của bạn ngày càng ít đi khi tổng vốn ngày càng nhỏ đi. Rủi ro 1% là $1.000 nếu lệnh cắt lỗ của bạn được kích hoạt với tài khoản $100.000. Rủi ro 1% là $900 nếu lệnh cắt lỗ của bạn được kích hoạt với tài khoản $90.000.

Mạo hiểm 5% cho mỗi giao dịch sẽ khiến bạn bị lỗ 50% sau 10 giao dịch.

Cho dù bạn giỏi đến đâu hay bạn nghĩ chiến lược của mình đỉnh đến mức nào, bạn cũng không nên giao dịch quá lớn đến nỗi một chuỗi thua lỗ sẽ huỷ hoại toàn bộ tài khoản. Nếu bạn giao dịch với quy mô vị thế lớn so với tổng vốn, thì chung cuộc, thậm chí chỉ một vài thua lỗ trong một chuỗi lệnh thắng cũng sẽ phá huỷ vốn giao dịch của bạn.

Bạn sẽ không trở thành một trader hoàn hảo và trong mọi thời điểm, điều đó gần như là không thể. Bạn phải áp dụng biện pháp phòng thủ quản lý rủi ro cần thiết để bảo vệ tài khoản giao dịch của mình khỏi những lần drawdown lớn trong các chuỗi thua lỗ. Bạn sẽ có những chuỗi lệnh mà winrate chỉ ở mức 50% (và hầu hết mọi người đều có chuỗi từ 5-10 giao dịch thua liên tiếp vào một thời điểm nào đó). Câu hỏi quan trọng là, tài khoản giao dịch của bạn có tồn tại được với quy mô vị thế, vị trí dừng lỗ và mức rủi ro hiện tại hay không?

Các trader mới kiểu gì cũng sẽ trả lại tất cả lợi nhuận giao dịch của họ vì họ đã mạo hiểm quá nhiều trong một giao dịch. Các trader mới vẫn chưa kiếm được lợi nhuận trong dài hạn vì khoản lỗ của họ đã phá huỷ tất cả.

Nếu bạn muốn kiếm và giữ lợi nhuận trên thị trường, bạn phải cấu trúc cách định cỡ vị thế của bạn sao cho sai lầm không thể phá huỷ vốn của bạn sau mỗi chuỗi thua lỗ. Bạn phải có khả năng giữ lợi nhuận của mình sau khi bạn kiếm được chúng. Quy mô vị thế nhất quán sẽ giúp bạn thực hiện điều này và là điều bắt buộc!

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/74377/

6. Cái tôi và cảm xúc có giá rất đắt trên thị trường


Bai-hoc-sau-30-nam-giao-dich-cua-Steve-Burns-TraderTop1.jpeg

Việc nghĩ rằng bạn khôn ngoan hơn thị trường sẽ tạo ra động lực nguy hiểm để nắm giữ các lệnh thua, giao dịch quá lớn và cho rằng bạn đúng, còn thị trường sai.

Nỗi sợ hãi khiến trader không dám thực hiện tín hiệu vào lệnh của họ. Lòng tham khiến trader giao dịch quá lớn. Nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) khiến trader luyến tiếc vào lệnh muộn trong một xu hướng sắp đảo chiều. Hy vọng khiến các trade thua được giữ lại với hy vọng chúng sẽ trở thành trade thắng. Đây là tất cả đặc điểm chung của những trader không có lợi nhuận.

Và đó là những bài học tôi đã học được một cách khó khăn bằng cách trả học phí sớm cho thị trường trong hành trình giao dịch của bạn. Bạn có thể học chúng từ tôi hoặc học chúng một cách vất vả và đầy đau thương!

Nguồn: newtraderu

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Chỉnh sửa lần cuối:
Hầu hết những điều sợ hãi sẽ mất đi theo thời gian... trading ở hiện tại không lo cũng không sầu
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,019 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 328 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,347 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 223 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 109 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 136 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên