7 Khối order block quan trọng nhất trong hệ thống giao dịch smart money concepts - Phần cuối: Propulsion Block & Vacuum Block

7 Khối order block quan trọng nhất trong hệ thống giao dịch smart money concepts - Phần cuối: Propulsion Block & Vacuum Block

7 Khối order block quan trọng nhất trong hệ thống giao dịch smart money concepts - Phần cuối: Propulsion Block & Vacuum Block

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,378
29,021
Ở phần trước chúng ta đã nắm được 5 khối order block, bao gồm:
  • Khối OB thông thường
  • Khối Breaker Block
  • Khối Rejection Block
  • Khối Mitigation Block
  • Khối Reclaimed Block
Bây giờ chúng ta sẽ đi nốt 2 khối OB còn lại. Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại bài viết ở link bên dưới nhé:

7 Khối order block quan trọng nhất trong hệ thống giao dịch smart money concepts - Phần 2: Rejection Block & Reclaimed Block

Khối Propulsion Block


Anh em nhìn hình bên dưới, khối Propulsion Block tăng giá của chúng ta có hình dạng như bên dưới:

upload_2022-10-17_10-47-54.png


Một khối Propulsion Block tăng giá sẽ được hình thành như sau:
  • Trước tiên thị trường phải hình thành những khối OB tăng giá tạo nên order flow (dòng lệnh) – chúng ta có thể hiểu được là dòng tiền của thị trường đi theo hướng tăng giá.
  • Sau đó chúng ta thấy giá giảm xuống những khối OB tăng giá này và hình thành một vùng giá tại ngưỡng hỗ trợ và có xu hướng bật ngược trở lại để tăng cao hơn. Cây nến giảm trở lại khối OB tăng giá chính là khối Propulsion Block.
  • Lý tưởng nhất là giá không nên giảm xuống bên dưới 50% của khối Propulsion Block. Và khối lệnh này có thể giúp chúng ta có được những phản ứng mạnh mẽ để giao dịch khi giá quay trở lại phản ứng với khối lệnh này.
Các bạn nhìn ví dụ bên dưới chính là khối Propulsion Block tăng giá của chúng ta:

upload_2022-10-17_10-49-0.png


Những khối OB tăng giá tạo nên dòng lệnh của thị trường đi theo hướng tăng, và sau khối OB tăng giá thứ 2 hình thành thì anh em thấy có một nến giảm lại phản ứng với cả 2 khối OB tăng giá này rồi bật ngược trở lại. Cây nến giảm đó chinh là khối Propulsion Block.

Điểm giao dịch của chúng ta ở khối Propulsion Block chính là khi thị trường quay trở lại giá cao nhất của khối này thì chúng ta có thể vào lệnh mua.

Về cơ bản khối Propulsion Block chính là đánh dấu một vị trí, nơi mà giá quay trở lại kiểm tra một ngưỡng hỗ trợ dưới điều kiện thị trường là tăng giá.

Tương tự chúng ta có khối Propulsion Block giảm giá, với nguyên tắc hình thành tương tự thôi nhé anh em:

upload_2022-10-17_10-51-19.png


Tức là thị trường cũng hình thành 2 khối OB giảm giá, một cây nến tăng quay trở lại kiểm ta 2 khối OB giảm giá này được xem như ngưỡng kháng cự, đó cũng chính là khối Propulsion Block giảm giá của chúng ta.

Điểm vào lệnh bán là khi giá quay trở lại mức giá thấp nhất của khối lệnh.

Ví dụ về khối Propulsion Block giảm giá:

upload_2022-10-17_11-6-6.png


>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/1669/

Khối Vacuum Block


Đây là khối OB cuối cùng trong 7 khối OB mà chúng ta cần biết. Khối này thì ít khi xuất hiện trên biểu đồ hơn nhưng nó cũng là khối lệnh mà chúng ta cần biết, vì nó là khối OB hợp lệ để giao dịch.

Về cơ bản khối OB này chúng là khoảng trống giá được hình thành trong hành động giá và là kết quả của một sự kiện quan trọng.

Khoảng trống giá được hình thành bởi việc quét thanh khoản trực tiếp có liên quan đến sự kiện quan trọng này.

Các sự kiện quan trọng như tin về lãi suất hoặc như tin bảng lương phi nông nghiệp,....

Các bạn nhìn hình bên dưới chính là khối vacuum block tăng giá:

upload_2022-10-17_11-0-0.png


Khối này được hình thành như sau:
  • Đầu tiên là có một đáy ngắn hạn được hình thành, sau đó thị trường tăng mạnh tạo đỉnh cao hơn nhưng để lại cho chúng ta một khoảng trống giá.
  • Khoảng trống giá này chúng ta coi như một nến có giá cao nhất và giá thấp nhất và nó chính là vacuum block.
  • Trong điều kiện thị trường này thì chúng ta có thể thấy được sự thiếu thanh khoản khi thị trường mở cửa ở đỉnh cao hơn, nhưng chúng ta có thể tìm thấy chúng ở giá cao hoặc thấp của khoảng trống giá mà thị trường hình thành.
  • Như hình trên thì anh em có thể thấy khoảng trống giá bản chất chính là một khối OB vì ở đó nó cho thấy sự mất cân bằng của thị trường, và chúng ta có thể tìm kiếm giao dịch khi giá quay trở lại khoảng trống giá này.
Các bạn nhìn hình tiếp theo, điểm vào lệnh mua tiềm năng của chúng ta chính là cây nến giảm cuối cùng đã ngăn chặn lại khoảng trống giá bị lấp đầy, hay đơn giản đó là giá cao nhất vùng cầu trước đó hình thành nên đáy ngắn hạn:

upload_2022-10-17_11-1-27.png


Điểm mua tiềm năng thứ 2 của chúng ta là khi khoảng trống giá này được lấp đầy hoàn toàn, điều đó cũng có nghĩa là giá bây giờ đã được cân bằng:

upload_2022-10-17_11-2-21.png


Các bạn nhìn thêm hình bên dưới, giá có thể hình thành khối OB này theo nhiều kiểu nhưng hình bên trái mới là mô hình mà chúng ta cần nhé:

upload_2022-10-17_11-2-58.png


Hình bên phải thực tế nó giống như khoảng trống giá cạn kiệt hơn và nó cho chúng ta ít cơ hội mua lên thành công hơn.

Tương tự chúng ta có khối vacuum block giảm giá với nguyên tắc hình thành tương tự thôi nhé:

upload_2022-10-17_11-4-18.png


Và khối vacuum block hợp lệ để giao dịch:

upload_2022-10-17_11-4-56.png


Vậy là chúng ta đã nắm được hết tổng cộng 7 khối OB được sử dụng để giao dịch trong SMC, có thể nói những khối oB này xuất hiện khá nhiều trên biểu đồ nhưng có lẽ ít anh em nào sử dụng được hết cả 7 khối. Ngoài ra chúng ta còn có khá nhiều những vùng phản ứng giá khác nữa. Nhưng nếu nắm được 7 khối OB này thì nó có thể giúp cho anh em trader nhìn ra được nhiều tín hiệu giao dịch hơn.

Tuy nhiên để giao dịch được thành công với những khối OB này thì chúng ta cần rất nhiều thứ hợp lưu, như cấu trúc thị trường, kháng cự hỗ trợ mạnh đặc biệt là kháng cự hỗ trợ trên khung thời gian lớn.

Vậy nên anh em đừng nên sử dụng những khối OB này một cách độc lập nhé.

Mời anh em tham khảo.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Tại sao không đơn giản hóa vẫn đề nhỉ? OrderBlock chỉ đơn giản OB như bản chất của nó, phân loại có khi não rối. Đơn giản là nội lực, chiêu thức chỉ là râu ria.
 
Toàn dữ liệu quá khứ.. chả có ý nghĩa gì ở hiện tại:beat_brick:.. maket đuọc lập trình như 1 cỗ máy tự động vá hết lỗi ở quá khứ...
 
Tại sao không đơn giản hóa vẫn đề nhỉ? OrderBlock chỉ đơn giản OB như bản chất của nó, phân loại có khi não rối. Đơn giản là nội lực, chiêu thức chỉ là râu ria.
Có nhiều khối OB trên biểu đồ nhưng có khối xài được, có những khối không có ý nghĩa nhiều về mặt giao dịch. Việc phân ra như thế là để mình biết được khối nào có ý nghĩa, còn tên gọi thì ko quan trọng.

Dù sao thì anh cứ dùng cách hiểu đơn giản nhất của a về OB là được, miễn là nó hiệu quả :):):)
 
Toàn dữ liệu quá khứ.. chả có ý nghĩa gì ở hiện tại:beat_brick:.. maket đuọc lập trình như 1 cỗ máy tự động vá hết lỗi ở quá khứ...
Lão làm tôi nhớ cái câu, hình như của Linda Rachske, là "Cứ khi nào chúng ta tìm được chìa thì con Ma Cẹc gian ác nó lại đổi ổ khóa"
 
Toàn dữ liệu quá khứ.. chả có ý nghĩa gì ở hiện tại:beat_brick:.. maket đuọc lập trình như 1 cỗ máy tự động vá hết lỗi ở quá khứ...
MM kg phải là Thánh nhân nên vô tư phân tích dữ liệu quá khứ để tìm qui luật vận hành của nó. Lý do là hễ còn là phàm phu là còn thói quen.

MM vận hành thị trường bằng Bot + người nên hoàn toàn dùng cách phân tích dữ liệu quá khứ mà lần ra cách thức mà họ vận hành (thuật toán), tuy rằng họ luôn update thuật toán của mình. Bởi vậy luôn có sự tranh đấu giữa các thuật toán:D
 
MM kg phải là Thánh nhân nên vô tư phân tích dữ liệu quá khứ để tìm qui luật vận hành của nó. Lý do là hễ còn là phàm phu là còn thói quen.

MM vận hành thị trường bằng Bot + người nên hoàn toàn dùng cách phân tích dữ liệu quá khứ mà lần ra cách thức mà họ vận hành (thuật toán), tuy rằng họ luôn update thuật toán của mình. Bởi vậy luôn có sự tranh đấu giữa các thuật toán:D
Tương lai nó,chiếm hữu,con ngươi luôn cho coi...o_O
 
Lão làm tôi nhớ cái câu, hình như của Linda Rachske, là "Cứ khi nào chúng ta tìm được chìa thì con Ma Cẹc gian ác nó lại đổi ổ khóa"
Nó đổi Ổ khóa nhưng không có nghĩa chiếc chìa khóa của bạn vô dụng :rolleyes: Có một bài một entry dẫu tồn tại trăm năm tới giờ vẫn cứ là dùng được. Chỉ là người có chía khóa hiểu được chìa khóa tới đâu thôi cụ ạ. Một môn võ hai người cùng tập, có người chỉ đấm đá được con gà con vịt xong quay ra chửi môn võ phế vật nhưng có người thì náo loạn giang hồ độc bá võ lâm thì gọi nó là bí kíp thượng thừa :boss:
 
Nó đổi Ổ khóa nhưng không có nghĩa chiếc chìa khóa của bạn vô dụng :rolleyes: Có một bài một entry dẫu tồn tại trăm năm tới giờ vẫn cứ là dùng được. Chỉ là người có chía khóa hiểu được chìa khóa tới đâu thôi cụ ạ. Một môn võ hai người cùng tập, có người chỉ đấm đá được con gà con vịt xong quay ra chửi môn võ phế vật nhưng có người thì náo loạn giang hồ độc bá võ lâm thì gọi nó là bí kíp thượng thừa :boss:
Câu kia là đùa thôi cụ. Ý là chẳng có bí kíp nào là thắng mãi, mở được khóa hoài trong Ma Cẹc. Con Ma Cẹc nó xoay tua ổ khóa nên chìa mình lúc mở được lúc mở không được. Nên mình quản trị vốn cho tốt, để lúc mở được thì hốt sạch kho của nó, còn lúc mở không được thì mất cái chìa giá rẻ rẻ thôi.
 
Câu kia là đùa thôi cụ. Ý là chẳng có bí kíp nào là thắng mãi, mở được khóa hoài trong Ma Cẹc. Con Ma Cẹc nó xoay tua ổ khóa nên chìa mình lúc mở được lúc mở không được. Nên mình quản trị vốn cho tốt, để lúc mở được thì hốt sạch kho của nó, còn lúc mở không được thì mất cái chìa giá rẻ rẻ thôi.
Nó đóoo:D Chuẩn luôn lão ạ thầy tui cũng dạy khi vả được nó phải vả thật lực vả cho tới khi nó trở mặt thì mình lại mất hút đó cụ:D:embarrassed:
 
mấy cây nến đảo chiều lúc nào cũng có thanh khoản cực cao ở đó, giá muốn đi xa thì bắt buộc phải về đó mà lấy thanh khoản, chỉ việc chờ ở đó xem nó phản ứng như nào mà vào lệnh thôi (có thể đảo chiều đôi khi tạo phá vỡ giả rồi đảo chiều hoặc phá qua luôn), nó lấy thanh khoản lần đầu có thể đảo chiều, lần 2 có khi hết thanh khoản là thủng luôn ấy chứ, đơn giản đâu cần rắc rối vậy :)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 375 Xem / 23 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,455 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,084 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 282 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 116 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 154 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên