Bank Trader Việt Nam trả lời về điểm khác nhau giữa Trader cho Ngân Hàng và Trader cá nhân nhỏ lẻ

Bank Trader Việt Nam trả lời về điểm khác nhau giữa Trader cho Ngân Hàng và Trader cá nhân nhỏ lẻ

Bank Trader Việt Nam trả lời về điểm khác nhau giữa Trader cho Ngân Hàng và Trader cá nhân nhỏ lẻ

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,189
153,374
Đầu tiên xin cảm ơn bác @Trader HKT's vì 2 câu trả lời rất chi tiết, bổ ích và nhiều kiến thức trong mục Tuyển dụng trader ở VN, thật hay giả?. Câu trả lời thứ 2 của bác @Trader HKT's là rất chi tiết cụ thể về những điểm giống và khác nhau giữa Trader cho Ngân Hàng và Trader cá nhân nhỏ lẻ. Tôi xin trích riêng câu trả lời đó thành 1 bài để anh em đọc và biết thêm.

Anh em nào thích đọc nguyên văn thì vào đây nhé

*******
1. Hỏi: Em tò mò một chút mong bác giải đáp, bank trader như bác có trade khác với các retail trader nhiều lắm không ?

Trả lời:

KHÁC bác à. Các bác ngoài đa phần hiểu từ Trader là tự doanh, thực tế nghiệp vụ nó rộng hơn. Tùy sản phẩm trade là gì. Và khi đó đòi hỏi người Trader cũng phải hiểu biết rộng hơn.

- Với các bác ngồi nhà ôm MT4 hay Platform để tự doanh, mục đích các bác là trade ăn chênh lệch giá.

- Với Bank mục tiêu của nó là lợi nhuận, ổn định hệ thống, cung cấp sản phẩm cho khách hàng, các nghiệp vụ về vốn và tự doanh chỉ chiếm rất nhỏ trong đó.

- Điểm khác nhau là bank họ coi nghiệp vụ tự doanh như là 1 mảng tăng thêm. Các bác coi nó là lợi nhuận chính.

- Điểm giống nhau: Dù là ai thì điều phải biết tất cả các kiến thức từ PTCB, PTKT cho đến các nghiệp vụ về vốn, thị trường,....



2. ví dụ bác cũng tự tạo ra system của riêng mình rồi trade hay là bank đã có system của riêng họ rồi bác chỉ việc làm theo thôi hoặc khi bác trade bác có những đồ chơi mà anh em retail trader mơ cũng ko dc ?

Trả lời:

Về đồ chơi: Thông thường tại bank Việt Nam họ xài 1 trong hai cái sau Thomson Reuters hoặc Bloomberg Terminal. Nhà giàu thì chơi luôn hai cái. Ngoài ra họ còn nhiều thứ khác bổ trợ cũng như nhiều phòng ban bổ trợ riêng. Ví dụ về đi tiền thì Thanh toán quốc tế lo, tiếp quốc tế thì có quan hệ quốc tế bỗ trợ. Quỹ thì có ngân quỹ lo... Tuy nhiên nếu đúng thì Trader phải biết và hiểu nghiệp vụ.

Về system: Thực tế có nhiều bác đang coi trọng cái gọi là trader system gồm một hệ thống các công cụ về PTKT code sẵn hoặc tự code.Với tớ cho rằng nó chỉ là cái bức tranh hoặc 1 cái bản đồ cho dễ nhìn thôi chứ k phải là cái la bàn để các bác biết chính xác đâu. Bản chất của PTKT chỉ có 2 thông số gồm GIÁ và VOLUME. Từ việc giá và volume này sẽ tạo ra xu hướng và các chỉ báo (indicator) cho đến các chỉ báo oscalitor ...Luyện đến mức nào đó mà nhìn bảng giá chiến được thì đỉnh rồi.

Tại bank ko có system sẵn, họ chỉ có công cụ trade, đối tác trade, nghiệp vụ trade, sản phẩm trade... COn người vẫn phải làm việc, k có robot để thay thế vì robot k biết nghiệp vụ. Phần mềm hỗ trợ để xem khối lượng khớp, giá bình quân, phần mềm chốt giá tự động (plasform) thì có ...

3. 1 câu hỏi nữa là bank họ tuyển trader cho họ có khó không bác? thực sự loay hoay với forex mãi cũng nhàm em muốn tìm hiểu về các nghiệp vụ khác như foward futures options. Cảm ơn bác nhiều. Tuyển thì cũng không khó lắm.

- Dạo trước nghề này cũng hiếm, giờ thì nhiều rồi. Tùy định hướng lãnh đạo, tùy Gu, Tùy các điều kiện khác mà có chỗ đòi hỏi nhiều chỗ đòi hỏi ít... Thông thường tại VN các trading room họ yêu cầu như sau:

+ CFA có chỗ yêu cầu level 1, 2 hoặc full tùy vị trí.
+ CMT cái này vài bank đã bắt đầu yêu cầu.
+ Tốt nghiệp ĐH khối kinh tế công lập.
+ Biết PTCB, KT.
+ Có kinh nghiệm.
+ Tiếng Anh: Đa phần đòi Full....

- Thực tế thì anh em sẽ khó ứng tuyển lắm vì sao: Nghề này trader nó chạy lòng vòng bank này bank kia, vừa nghĩ là bank khác nó lôi về. Số còn lại tuyển mới mỗi năm rất ít. Ít là vì do đa phần chỉ làm hội sở, mà có bao nhiêu cái hội sở đâu. Mà hội sở thì cũng chỉ tuyển vài ba em, chưa tính con các sếp đi học về được đẩy vào ... Nói chung là khó vào. CÒn thi thì cũng bình thường không khó lắm. Năm 2009 phòng 40 người lấy 6 người... Tỉ lệ chọi thấp hơn thi đại học.

- 6 người này ko phải ai cũng làm tự doanh, có người làm back office, có người làm mảng mua bán chi nhánh, có người làm mảng phân tích, ....



4. thực sự loay hoay với forex mãi cũng nhàm em muốn tìm hiểu về các nghiệp vụ khác như foward futures options ?

Trả lời:

Riêng về mảng forward, các bank làm nhiều vì họ làm cho các doanh nghiệp. NGhiệp vụ tương đối giống sách vỡ các trường đang dạy.

Futures và Options thì có bank làm có bank ko. Tùy vào underlying asset là gì (tài sản cơ sở là gì) mà cách làm về FUtures và Options có cái sự khác nhau. Tuy nhiên về Futures và OPTIONs thì đa phần các bank họ làm cấn trừ từ lá Cash setlement không có giao nhận - NÓI CHO NHANH NÓ CÀ CỜ BẠC HỢP PHÁP. Điều này làm cho cái sản phầm Futures và OPtions vốn bản chất là phòng thủ rủi ro (Derivaties) giờ biến tướng thành cờ bạc có thời hạn chốt.

Về Futures và OPTIONs thì hiện tại các doanh nghiệp FDI họ làm tốt hơn. Các sản phẩm của họ cung ứng là đúng bản chất. VN có 3 phân khúc commodities đang được FDI cung ứng mạnh là Cà phê, Gạo, Dầu mỏ ...

Nên bỏ tư tưởng học Futures chung chung, chọn 1 sản phẩm dễ đọc, dễ hiểu, dễ nghiên cứu, nghiên cứu thật kỹ nền tảng Underlying Asset là gì thì mới hiểu được Futures là gì. Kiến thức của nó khác nhiều với sách vở các trường kinh tế đang dạy. Vì đa phần các thầy cô cũng chưa được tiếp cận nghiệp vụ này bao giờ. Về Futures muốn biết chỉ có duy nhất chui vào FDI và hy vọng nó cho sách hoặc đưa đi đào tạo mới ok được. Ko thì cũng vậy thôi. Đọc sách vở hoặc kiến thức tại bank ko làm được.

Đôi lời!

*******​
Đề nghị bác @Trader HKT's chuyển địa chỉ qua thread này để trả lời các thắc mắc của anh em nhé

Một lần nữa cảm ơn bác @Trader HKT's
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Futures và Options thì có bank làm có bank ko. Tùy vào underlying asset là gì (tài sản cơ sở là gì) mà cách làm về FUtures và Options có cái sự khác nhau. Tuy nhiên về Futures và OPTIONs thì đa phần các bank họ làm cấn trừ từ lá Cash setlement không có giao nhận - NÓI CHO NHANH NÓ CÀ CỜ BẠC HỢP PHÁP. Điều này làm cho cái sản phầm Futures và OPtions vốn bản chất là phòng thủ rủi ro (Derivaties) giờ biến tướng thành cờ bạc có thời hạn chốt.
Em cũng đang tìm hiểu về cái Futures này cơ mà vẫn không hiểu sao nó cờ bạc được nhỉ. Nhờ bác giải thích rõ hơn 1 tý. Em cám ơn bác trước
 
Mình thấy nghe nói banks VN trade tiền qua Bloomberg terminal hình như chưa có trade các cặp tiền của G7 thì phải, vì trên Bloomberg terminal là trade giữa các banks và tổ chức với nhau...mà VN vẫn chưa đủ nặng kg để đánh lên hạng :) còn trade futures cổng CME thì bên Techcombank vẫn phải chạy qua cầu khác là môi giới nào đấy bên Sing... không biết mấy thông tin này có đúng không mấy bác bên banks VN?
 
Về system: Thực tế có nhiều bác đang coi trọng cái gọi là trader system gồm một hệ thống các công cụ về PTKT code sẵn hoặc tự code.Với tớ cho rằng nó chỉ là cái bức tranh hoặc 1 cái bản đồ cho dễ nhìn thôi chứ k phải là cái la bàn để các bác biết chính xác đâu. Bản chất của PTKT chỉ có 2 thông số gồm GIÁ và VOLUME. Từ việc giá và volume này sẽ tạo ra xu hướng và các chỉ báo (indicator) cho đến các chỉ báo oscalitor ...Luyện đến mức nào đó mà nhìn bảng giá chiến được thì đỉnh rồi.
This

Muốn giá chạy phải có volume.
Range trend hay bất kể cái gì.

Cứ nhìn bảng giá với time and sales đc rồi, ông nào có nhiều tiền đầu tư cái feed xịn rồi trade futures cho an toàn chứ giờ bỏ hẳn fx rồi
Mình thấy nghe nói banks VN trade tiền qua Bloomberg terminal hình như chưa có trade các cặp tiền của G7 thì phải, vì trên Bloomberg terminal là trade giữa các banks và tổ chức với nhau...mà VN vẫn chưa đủ nặng kg để đánh lên hạng :) còn trade futures cổng CME thì bên Techcombank vẫn phải chạy qua cầu khác là môi giới nào đấy bên Sing... không biết mấy thông tin này có đúng không mấy bác bên banks VN?
nghe thằng bạn chuyên trade cà phê cho fdi nó bảo big house đều chạy thẳng qua cme hết, và thằng đó duy nhất VN hay sao ấy.
 
Hôm nay quỡn nên em trả lời tiếp:
1 Có bác hỏi: Em cũng đang tìm hiểu về cái Futures này cơ mà vẫn không hiểu sao nó cờ bạc được nhỉ. Nhờ bác giải thích rõ hơn 1 tý. Em cám ơn bác trước
Trả lời:
1. Bản chất của Futures thì nó là tài sản phái sinh. NÓ được định hình dựa trên tài sản cơ sở Nói cho đúng thuật ngữ là Underlying asset và từ sau này e chỉ nói từ này vì tài sản cơ sở dịch k đúng.
+ Bản chất sản phẩm Futures contract là để phục vụ quản trị rủi ro biến động giá của Underlying asset. Vì thế khi The ICE, CBoE, CME ... họ set up sản phẩm lúc nào nó cũng có tính Link giữa sản phẩm underlying asset và futures contract.
+ Link thế nào: Link thông qua hình thức thông báo ngày giờ giao nhận hàng, thông báo ngày tất toán, thông báo ngày giao dịch cuối cùng .... Các ngày này mục đích là để luân chuyển hàng thực.
- Quá trình giao dịch có rất nhiều tay chơi: Dealer, trader, produce, trade house, Fund, investment ... cùng tham gia cuộc chơi. Chủ sàn họ hiểu điều đó nhưng vẫn có 1 sự tách bạch rõ ràng: Ông nào đăng ký trade acc physical thì acc khác, đăng ký speculator đăng ký khác ... Tại sao phải khác thì đọc ví dụ:
2. VÍ DỤ:Để cho dễ hiểu: Ta chọn underlying asset là coffee và Futures contract là contract T03/2018.
- Hiện tại cả làng việt đang trade hợp đồng tháng này, vào vụ thu hoạch hiện tại người cần bán, người cần mua nhộn cả lên....Ông rang xay mua trữ, Ông Fund mua đầu tư, Ông Speculator lước sóng, Ông dealer chuyển lệnh .... Mỗi ông một công việc từ đó phát sinh 1 cái nghĩa vụ mà dân tình gọi là Open interest.
- Tại Việt Nam các bank đang có nghiệp vụ này là BIDV, Viettinbank, techcombank (chú này lâu đời nhất và là đầu tiên) ... Tại Việt Nam còn có sự có mặt của các đại gia từ Louis, Volcafe, Olam, Marubeni ... cho đến các đại gia trong nước như Intimex, simexco, Tín Nghĩa ... và cả làng nông hộ, chi nhánh nhỏ.
- Tuy nhiên do các bank VN:
+ ko đăng ký với chủ sàn là Trade physcal. Họ đa phần chọn Acc speculator để bỏ đi 1 phần quan trọng của nghiệp vụ Futures là giao nhân.
+ Giao dịch tại các bank vì thế là giao dịch cấn trừ.
- Khi nông hộ hoặc đại lý đăng ký với Bank ví dụ Viettinbank 1 cái account thì account này đa phần chỉ được phép mua/mua, bán bán. Lời thì đem tiền về, lỗ thì nộp tiền vào bank. Bản chất là trade kiếm chênh lệch giá và ko nhận giao nhận hàng.
- Nhưng cái quan trọng ở đây là nông hộ họ đã thu hái 100 tấn cà nhân đang để kho thì giờ sao. Khi nông hộ thu hoạch 100 tấn, Ngân hàng cho họ mở 1 account để phòng thủ rủi ro nếu giá xuống. Nếu sợ giá xuống nông hộ short 10 lot trên sàn (ký quỹ tầm 500 tr VNĐ). Nghe thì cũng có lý. Nhưng lỡ nó xuống thật thì sao ?
- Xuống thì tất toán lệnh đem tiền lời về và rút ký quỹ về Hàng vẫn giữ. Tuy nhiên mục đích của nông hộ ko phải kiểu này. Mục đích của họ là bán quách 100 tấn đi vì năm sau lại thu hoạch 100 tấn. Nếu nông hộ đem 100 tấn tương đương 3 xe bốn giò chở xuống hội sở Viettinbank giao cho cái vị thế Short 10 lot đã làm thì chắc chắn Vietinbank nó phủi tay ngay.
- Vì là acc speculator, thằng vietinbank nó cân đối lệnh trên sàn ICE ko hề có đăng ký giao nhận. Bản thân các bác trader tại Vietinbank có lão còn chưa sờ hạt cafe nó tròn méo thế nào thì sao kiểm được chất lượng cafe mà giao với nhận. Chính vì sợ cái rủi ro ôm hàng, kiểm hàng, xuất hàng đi mà bank tại Việt Nam họ chọn phương án Futures cấn trừ. Vì là cấn trừ nên trước ngày thông báo giao hàng lần đầu FND, bank họ hối các vị thế mở open interest còn chưa đóng phải tất toán trạng thái hoặc chuyển sang tháng mới.

* Đọc hết ví dụ thì thấy rằng tại Việt Nam, mảng hàng hóa thực không hề được thông trực tiếp qua nước ngoài qua bank. Bank họ mở 1 sản phẩm phụ trợ. Chính vì thế sân chơi này đến hiện tại các DN FDI họ vẫn là người làm chính.
- Khi Nông hộ có 100 tấn hàng muốn bán hợp đồng giao tháng 03/2018. Họ liên hệ với trader của Volcafe . Chú Trader của Vol sẽ cẩn thận hỏi Anh bán cafe loại gì, niên vụ nào, chất lượng sao, độ ẩm thế nào, giao tại đâu .... Ví dụ cho dễ hiểu: Nông hộ muốn bán cafe Robusta loại G2 5% đen vỡ niên vụ 2017/18 độ ẩm 13%, giao tại nhà máy Vol thời hạn giao 10/01/2018. Nghe đến đây thì chú Trader của Vol sẽ chào giá, Giá có thể là:
- Giá Outright.
- Price to be fix.
- Tùy thuộc vào nông hộ và Vol cả 2 muốn gì chỗ này.
Sau khi chốt xong, hàng sẽ bon bon chạy từ nông hộ về kho Vol, việc còn lại là dân chờ chốt gái và nhận tiền. Đấy bản chất làm việc Futures là nó thế.

Nhưng có mấy anh tradêr tại bank hiểu rõ cụm từ dài ngoặc thế này: "Robusta loại G2 5% đen vỡ niên vụ 2017/18 độ ẩm 13%, giao tại nhà máy Vol thời hạn giao 10/01/2018", rồi kho bãi đâu mà chứa, thuyền đâu mà chuyển CIF về châu âu ... THế nên họ té sạch và cắt đuôi mảng giao nhận.

Chính việc cắt đuôi mảng giao nhận nên với tớ coi đó là giao dịch cấn trừ mang tính chất cờ bạc hợp pháp. Khi FUtures ko liên quan đến tài sản cơ sở vốn là thằng cha của nó thì mọi thứ về Futures chỉ là con số ) tròn trình mà thôi.

Đôi lời, hy vọng người hỏi dễ hiểu vì mảng này cực kỳ khó hiểu.
 
Yep, bác nói hay đấy.

Cái này ở vn mình quá ít người biết bản chất trong thị trường, toàn kiểu vẽ vời chart hay hô hào price action is king gì đấy :))

Mọi người không biết rằng stock đa phần toàn icebreg ỏder. Chả mấy thằng tay to nào ngồi máy bấm lệnh hết.

Họ call cho bank A hoặc tụi hegdfun A gì đó mua tại giá xxx

Tụi dealer nhận order sẽ dải hàng ra tại vị trí giá đó, cũng đồng thời hedge 1 sản phẩm khác như 6E hoặc bất kể gì để cover.

Cái này càng đi sâu càng phức tạp chứ ko đơn giản lắm. Còn nếu ai muốn đơn giản thì phải creat context của mình.
 
Hôm nay quỡn nên em trả lời tiếp:
1 Có bác hỏi: Em cũng đang tìm hiểu về cái Futures này cơ mà vẫn không hiểu sao nó cờ bạc được nhỉ. Nhờ bác giải thích rõ hơn 1 tý. Em cám ơn bác trước
Trả lời:
1. Bản chất của Futures thì nó là tài sản phái sinh. NÓ được định hình dựa trên tài sản cơ sở Nói cho đúng thuật ngữ là Underlying asset và từ sau này e chỉ nói từ này vì tài sản cơ sở dịch k đúng.
+ Bản chất sản phẩm Futures contract là để phục vụ quản trị rủi ro biến động giá của Underlying asset. Vì thế khi The ICE, CBoE, CME ... họ set up sản phẩm lúc nào nó cũng có tính Link giữa sản phẩm underlying asset và futures contract.
+ Link thế nào: Link thông qua hình thức thông báo ngày giờ giao nhận hàng, thông báo ngày tất toán, thông báo ngày giao dịch cuối cùng .... Các ngày này mục đích là để luân chuyển hàng thực.
- Quá trình giao dịch có rất nhiều tay chơi: Dealer, Trader, produce, trade house, Fund, investment ... cùng tham gia cuộc chơi. Chủ sàn họ hiểu điều đó nhưng vẫn có 1 sự tách bạch rõ ràng: Ông nào đăng ký trade acc physical thì acc khác, đăng ký speculator đăng ký khác ... Tại sao phải khác thì đọc ví dụ:
2. VÍ DỤ:Để cho dễ hiểu: Ta chọn underlying asset là coffee và Futures contract là contract T03/2018.
- Hiện tại cả làng việt đang trade hợp đồng tháng này, vào vụ thu hoạch hiện tại người cần bán, người cần mua nhộn cả lên....Ông rang xay mua trữ, Ông Fund mua đầu tư, Ông Speculator lước sóng, Ông dealer chuyển lệnh .... Mỗi ông một công việc từ đó phát sinh 1 cái nghĩa vụ mà dân tình gọi là Open interest.
- Tại Việt Nam các bank đang có nghiệp vụ này là BIDV, Viettinbank, techcombank (chú này lâu đời nhất và là đầu tiên) ... Tại Việt Nam còn có sự có mặt của các đại gia từ Louis, Volcafe, Olam, Marubeni ... cho đến các đại gia trong nước như Intimex, simexco, Tín Nghĩa ... và cả làng nông hộ, chi nhánh nhỏ.
- Tuy nhiên do các bank VN:
+ ko đăng ký với chủ sàn là Trade physcal. Họ đa phần chọn Acc speculator để bỏ đi 1 phần quan trọng của nghiệp vụ Futures là giao nhân.
+ Giao dịch tại các bank vì thế là giao dịch cấn trừ.
- Khi nông hộ hoặc đại lý đăng ký với Bank ví dụ Viettinbank 1 cái account thì account này đa phần chỉ được phép mua/mua, bán bán. Lời thì đem tiền về, lỗ thì nộp tiền vào bank. Bản chất là trade kiếm chênh lệch giá và ko nhận giao nhận hàng.
- Nhưng cái quan trọng ở đây là nông hộ họ đã thu hái 100 tấn cà nhân đang để kho thì giờ sao. Khi nông hộ thu hoạch 100 tấn, Ngân hàng cho họ mở 1 account để phòng thủ rủi ro nếu giá xuống. Nếu sợ giá xuống nông hộ short 10 lot trên sàn (ký quỹ tầm 500 tr VNĐ). Nghe thì cũng có lý. Nhưng lỡ nó xuống thật thì sao ?
- Xuống thì tất toán lệnh đem tiền lời về và rút ký quỹ về Hàng vẫn giữ. Tuy nhiên mục đích của nông hộ ko phải kiểu này. Mục đích của họ là bán quách 100 tấn đi vì năm sau lại thu hoạch 100 tấn. Nếu nông hộ đem 100 tấn tương đương 3 xe bốn giò chở xuống hội sở Viettinbank giao cho cái vị thế Short 10 lot đã làm thì chắc chắn Vietinbank nó phủi tay ngay.
- Vì là acc speculator, thằng vietinbank nó cân đối lệnh trên sàn ICE ko hề có đăng ký giao nhận. Bản thân các bác Trader tại Vietinbank có lão còn chưa sờ hạt cafe nó tròn méo thế nào thì sao kiểm được chất lượng cafe mà giao với nhận. Chính vì sợ cái rủi ro ôm hàng, kiểm hàng, xuất hàng đi mà bank tại Việt Nam họ chọn phương án Futures cấn trừ. Vì là cấn trừ nên trước ngày thông báo giao hàng lần đầu FND, bank họ hối các vị thế mở open interest còn chưa đóng phải tất toán trạng thái hoặc chuyển sang tháng mới.

* Đọc hết ví dụ thì thấy rằng tại Việt Nam, mảng hàng hóa thực không hề được thông trực tiếp qua nước ngoài qua bank. Bank họ mở 1 sản phẩm phụ trợ. Chính vì thế sân chơi này đến hiện tại các DN FDI họ vẫn là người làm chính.
- Khi Nông hộ có 100 tấn hàng muốn bán hợp đồng giao tháng 03/2018. Họ liên hệ với trader của Volcafe . Chú Trader của Vol sẽ cẩn thận hỏi Anh bán cafe loại gì, niên vụ nào, chất lượng sao, độ ẩm thế nào, giao tại đâu .... Ví dụ cho dễ hiểu: Nông hộ muốn bán cafe Robusta loại G2 5% đen vỡ niên vụ 2017/18 độ ẩm 13%, giao tại nhà máy Vol thời hạn giao 10/01/2018. Nghe đến đây thì chú Trader của Vol sẽ chào giá, Giá có thể là:
- Giá Outright.
- Price to be fix.
- Tùy thuộc vào nông hộ và Vol cả 2 muốn gì chỗ này.
Sau khi chốt xong, hàng sẽ bon bon chạy từ nông hộ về kho Vol, việc còn lại là dân chờ chốt gái và nhận tiền. Đấy bản chất làm việc Futures là nó thế.

Nhưng có mấy anh tradêr tại bank hiểu rõ cụm từ dài ngoặc thế này: "Robusta loại G2 5% đen vỡ niên vụ 2017/18 độ ẩm 13%, giao tại nhà máy Vol thời hạn giao 10/01/2018", rồi kho bãi đâu mà chứa, thuyền đâu mà chuyển CIF về châu âu ... THế nên họ té sạch và cắt đuôi mảng giao nhận.

Chính việc cắt đuôi mảng giao nhận nên với tớ coi đó là giao dịch cấn trừ mang tính chất cờ bạc hợp pháp. Khi FUtures ko liên quan đến tài sản cơ sở vốn là thằng cha của nó thì mọi thứ về Futures chỉ là con số ) tròn trình mà thôi.

Đôi lời, hy vọng người hỏi dễ hiểu vì mảng này cực kỳ khó hiểu.
Cảm ơn bác. cóp lại mỗi ngày lôi ra đọc 1 tý vậy :))
 
This

Muốn giá chạy phải có volume.
Range trend hay bất kể cái gì.

Cứ nhìn bảng giá với time and sales đc rồi, ông nào có nhiều tiền đầu tư cái feed xịn rồi trade futures cho an toàn chứ giờ bỏ hẳn fx rồi

nghe thằng bạn chuyên trade cà phê cho fdi nó bảo big house đều chạy thẳng qua cme hết, và thằng đó duy nhất VN hay sao ấy.
nếu vậy không rõ big house nó trade băng phần mềm gì nhỉ? chứ thấy techcombank phần mềm dở quá.
 
Hôm nay quỡn nên em trả lời tiếp:
1 Có bác hỏi: Em cũng đang tìm hiểu về cái Futures này cơ mà vẫn không hiểu sao nó cờ bạc được nhỉ. Nhờ bác giải thích rõ hơn 1 tý. Em cám ơn bác trước
Trả lời:
1. Bản chất của Futures thì nó là tài sản phái sinh. NÓ được định hình dựa trên tài sản cơ sở Nói cho đúng thuật ngữ là Underlying asset và từ sau này e chỉ nói từ này vì tài sản cơ sở dịch k đúng.
+ Bản chất sản phẩm Futures contract là để phục vụ quản trị rủi ro biến động giá của Underlying asset. Vì thế khi The ICE, CBoE, CME ... họ set up sản phẩm lúc nào nó cũng có tính Link giữa sản phẩm underlying asset và futures contract.
+ Link thế nào: Link thông qua hình thức thông báo ngày giờ giao nhận hàng, thông báo ngày tất toán, thông báo ngày giao dịch cuối cùng .... Các ngày này mục đích là để luân chuyển hàng thực.
- Quá trình giao dịch có rất nhiều tay chơi: Dealer, trader, produce, trade house, Fund, investment ... cùng tham gia cuộc chơi. Chủ sàn họ hiểu điều đó nhưng vẫn có 1 sự tách bạch rõ ràng: Ông nào đăng ký trade acc physical thì acc khác, đăng ký speculator đăng ký khác ... Tại sao phải khác thì đọc ví dụ:
2. VÍ DỤ:Để cho dễ hiểu: Ta chọn underlying asset là coffee và Futures contract là contract T03/2018.
- Hiện tại cả làng việt đang trade hợp đồng tháng này, vào vụ thu hoạch hiện tại người cần bán, người cần mua nhộn cả lên....Ông rang xay mua trữ, Ông Fund mua đầu tư, Ông Speculator lước sóng, Ông dealer chuyển lệnh .... Mỗi ông một công việc từ đó phát sinh 1 cái nghĩa vụ mà dân tình gọi là Open interest.
- Tại Việt Nam các bank đang có nghiệp vụ này là BIDV, Viettinbank, techcombank (chú này lâu đời nhất và là đầu tiên) ... Tại Việt Nam còn có sự có mặt của các đại gia từ Louis, Volcafe, Olam, Marubeni ... cho đến các đại gia trong nước như Intimex, simexco, Tín Nghĩa ... và cả làng nông hộ, chi nhánh nhỏ.
- Tuy nhiên do các bank VN:
+ ko đăng ký với chủ sàn là Trade physcal. Họ đa phần chọn Acc speculator để bỏ đi 1 phần quan trọng của nghiệp vụ Futures là giao nhân.
+ Giao dịch tại các bank vì thế là giao dịch cấn trừ.
- Khi nông hộ hoặc đại lý đăng ký với Bank ví dụ Viettinbank 1 cái account thì account này đa phần chỉ được phép mua/mua, bán bán. Lời thì đem tiền về, lỗ thì nộp tiền vào bank. Bản chất là trade kiếm chênh lệch giá và ko nhận giao nhận hàng.
- Nhưng cái quan trọng ở đây là nông hộ họ đã thu hái 100 tấn cà nhân đang để kho thì giờ sao. Khi nông hộ thu hoạch 100 tấn, Ngân hàng cho họ mở 1 account để phòng thủ rủi ro nếu giá xuống. Nếu sợ giá xuống nông hộ short 10 lot trên sàn (ký quỹ tầm 500 tr VNĐ). Nghe thì cũng có lý. Nhưng lỡ nó xuống thật thì sao ?
- Xuống thì tất toán lệnh đem tiền lời về và rút ký quỹ về Hàng vẫn giữ. Tuy nhiên mục đích của nông hộ ko phải kiểu này. Mục đích của họ là bán quách 100 tấn đi vì năm sau lại thu hoạch 100 tấn. Nếu nông hộ đem 100 tấn tương đương 3 xe bốn giò chở xuống hội sở Viettinbank giao cho cái vị thế Short 10 lot đã làm thì chắc chắn Vietinbank nó phủi tay ngay.
- Vì là acc speculator, thằng vietinbank nó cân đối lệnh trên sàn ICE ko hề có đăng ký giao nhận. Bản thân các bác trader tại Vietinbank có lão còn chưa sờ hạt cafe nó tròn méo thế nào thì sao kiểm được chất lượng cafe mà giao với nhận. Chính vì sợ cái rủi ro ôm hàng, kiểm hàng, xuất hàng đi mà bank tại Việt Nam họ chọn phương án Futures cấn trừ. Vì là cấn trừ nên trước ngày thông báo giao hàng lần đầu FND, bank họ hối các vị thế mở open interest còn chưa đóng phải tất toán trạng thái hoặc chuyển sang tháng mới.

* Đọc hết ví dụ thì thấy rằng tại Việt Nam, mảng hàng hóa thực không hề được thông trực tiếp qua nước ngoài qua bank. Bank họ mở 1 sản phẩm phụ trợ. Chính vì thế sân chơi này đến hiện tại các DN FDI họ vẫn là người làm chính.
- Khi Nông hộ có 100 tấn hàng muốn bán hợp đồng giao tháng 03/2018. Họ liên hệ với trader của Volcafe . Chú Trader của Vol sẽ cẩn thận hỏi Anh bán cafe loại gì, niên vụ nào, chất lượng sao, độ ẩm thế nào, giao tại đâu .... Ví dụ cho dễ hiểu: Nông hộ muốn bán cafe Robusta loại G2 5% đen vỡ niên vụ 2017/18 độ ẩm 13%, giao tại nhà máy Vol thời hạn giao 10/01/2018. Nghe đến đây thì chú Trader của Vol sẽ chào giá, Giá có thể là:
- Giá Outright.
- Price to be fix.
- Tùy thuộc vào nông hộ và Vol cả 2 muốn gì chỗ này.
Sau khi chốt xong, hàng sẽ bon bon chạy từ nông hộ về kho Vol, việc còn lại là dân chờ chốt gái và nhận tiền. Đấy bản chất làm việc Futures là nó thế.

Nhưng có mấy anh tradêr tại bank hiểu rõ cụm từ dài ngoặc thế này: "Robusta loại G2 5% đen vỡ niên vụ 2017/18 độ ẩm 13%, giao tại nhà máy Vol thời hạn giao 10/01/2018", rồi kho bãi đâu mà chứa, thuyền đâu mà chuyển CIF về châu âu ... THế nên họ té sạch và cắt đuôi mảng giao nhận.

Chính việc cắt đuôi mảng giao nhận nên với tớ coi đó là giao dịch cấn trừ mang tính chất cờ bạc hợp pháp. Khi FUtures ko liên quan đến tài sản cơ sở vốn là thằng cha của nó thì mọi thứ về Futures chỉ là con số ) tròn trình mà thôi.

Đôi lời, hy vọng người hỏi dễ hiểu vì mảng này cực kỳ khó hiểu.
Lĩnh vực sản xuất cafe= rang cafe, dầu thô= luyện lọc dầu thô, gạo= chế biến ra các loại bột đến giờ VN không làm được, vì rang cafe ra xong không bán được thị trường Âu Mỹ, do không ra được đúng vị họ cần, lọc dầu vẫn chưa làm được với công suất lớn, do vậy mình chỉ là xuất đi khoáng sản, tài nguyên gốc. Ngân hàng VN không có nghiệp vụ này và không có DN nào trong nước hỗ trợ được nên NH mới phải chịu nằm ở cái level là sepeculator. Chứ không phải là không có kho bãi đâu hay không có thuyền :)
 
nếu vậy không rõ big house nó trade băng phần mềm gì nhỉ? chứ thấy techcombank phần mềm dở quá.
E cũng ko rõ vì nó ko cho leak, nó kêu big house chuyển giá Hedging qua hedge fun chứ ko trade hay speculator ngồi canh như trước.

Mà có khi có bác hkt ở đây biết, e cũng muốn biết platfrom lẫn đường truyền tụi hedge bank kiểu gì.

Nghe lão aton chém gió miết mà ghiền, cái platform xịn nhất chỉ để nhìn bảng giá mà e từng được đụng là xtrade mà giá khá chát.
Lĩnh vực sản xuất cafe= rang cafe, dầu thô= luyện lọc dầu thô, gạo= chế biến ra các loại bột đến giờ VN không làm được, vì rang cafe ra xong không bán được thị trường Âu Mỹ, do không ra được đúng vị họ cần, lọc dầu vẫn chưa làm được với công suất lớn, do vậy mình chỉ là xuất đi khoáng sản, tài nguyên gốc. Ngân hàng VN không có nghiệp vụ này và không có DN nào trong nước hỗ trợ được nên NH mới phải chịu nằm ở cái level là sepeculator. Chứ không phải là không có kho bãi đâu hay không có thuyền :)
Vụ cafe là do đất canh tác nước mình không phù hợp, nên đa phần cafe kiểu rẻ tiền chứ ko xuất sang châu âu hay nhật được.

Tụi tây làm capuchino khi cho sữa vào thì cafe ko bị mất chất cafe mà vẫn chế biến phù hợp với tính chất hạt cafe.

Cafe việt nam mình xay rang bơ rồi mắm tụi tây chê mất vị cafe. Mà dân mình uống cf nguyên chất ko thể uống được vì quá nhạt và đắng.

Lấy ví dụ như nhật toàn ethiopia ngon nhất thế giới thì ko bao giờ cafe mình vô được.

Như indo sản lượng cafe cực thấp a ành, nhưng nó lại có 1 vài thương hiệu đắt tiền khiến nó có vùng cafe mà bọn đại gia cực thích.
 
E cũng ko rõ vì nó ko cho leak, nó kêu big house chuyển giá Hedging qua hedge fun chứ ko trade hay speculator ngồi canh như trước.

Mà có khi có bác hkt ở đây biết, e cũng muốn biết platfrom lẫn đường truyền tụi hedge bank kiểu gì.

Nghe lão aton chém gió miết mà ghiền, cái platform xịn nhất chỉ để nhìn bảng giá mà e từng được đụng là xtrade mà giá khá chát.

Vụ cafe là do đất canh tác nước mình không phù hợp, nên đa phần cafe kiểu rẻ tiền chứ ko xuất sang châu âu hay nhật được.

Tụi tây làm capuchino khi cho sữa vào thì cafe ko bị mất chất cafe mà vẫn chế biến phù hợp với tính chất hạt cafe.

Cafe việt nam mình xay rang bơ rồi mắm tụi tây chê mất vị cafe. Mà dân mình uống cf nguyên chất ko thể uống được vì quá nhạt và đắng.

Lấy ví dụ như nhật toàn ethiopia ngon nhất thế giới thì ko bao giờ cafe mình vô được.

Như indo sản lượng cafe cực thấp a ành, nhưng nó lại có 1 vài thương hiệu đắt tiền khiến nó có vùng cafe mà bọn đại gia cực thích.
không phải đất canh tác là nguyên nhân đâu. Robusta của mình tốt và Arabica tuy ít nhưng cũng không hẳn là tệ. Vấn đề tuy Ethiopia, hay Brasil hay các nước trồng cafe như mình có cho ra loại ngon hơn đi chăng nữa, mấy chú mũi lõ vẫn cần hàng của mình vì nhiều lý do: 1) sản lượng do mùa màng tại mỗi khu vực khác nhau do thời tiết và lượng mưa mỗi năm thay đổi ảnh hưởng đến cafe. 2) kỹ thuật pha hàng, vì hạt cafe thương lái, thợ rang họ sẽ biết trộn hạt các loại như thế nào với nhau khi rang sẽ cho ra loại gì. Do vậy sẽ không có loại cafe thành phẩm mà thuần của một nước đâu, rất hiếm và sẽ không bao giờ đại trà.
Ví dụ ở Đức các DN sản xuất cafe của Đức họ sẽ có đồn điền ở Ethiopia và trồng ra loại cafe họ cần, họ sẽ lấy thêm hàng tây nguyên ( Cafe Việt đức ngày xưa í, đến giờ chuyên gia Đức vẫn về hàng năm để khảo sát mùa màng tính lượng mưa để áng chừng sản lượng của các vụ tới, tiện cho việc đầu cơ... đầu óc con buôn thương lái kiểu Âu...) hay cả Robusta và Arabica vùng Bảo lộc đà lạt...tất cả các loại hạt cafe khắp thế giới dân âu và mỹ ( điển hình là thằng starbucks) nó sẽ tập hợp về và trộn hàng rồi rang.... kỹ thuật rang của họ không được dùng hương liệu tẩm ướp, mà hương và vị cafe do chính quá trình rang hạt bằng cách điều chỉnh nhiệt đúng cách sẽ cho ra hương và vị, thay vì đi tẩm hương vị kiểu VN ( hay ông trung nguyên)
Cơ chế của các nước Âu về HĐ kỳ hạn là có từ vài trăm năm này rồi: nông dân---->thương lái----->nhà sản xuất--------> người tiêu dùng, nay thì nhà sx kiêm luôn thương lái. VN mình không làm được điều đấy vì cơ chế không làm được do thiếu nhiều thứ, nên vấn đề giao dịch các sp kỳ hạn cho cafe hay dầu thô họ có sx bán cho thị trường chính được đâu mà dám nhận ôm hàng?
 
Lĩnh vực sản xuất cafe= rang cafe, dầu thô= luyện lọc dầu thô, gạo= chế biến ra các loại bột đến giờ VN không làm được, vì rang cafe ra xong không bán được thị trường Âu Mỹ, do không ra được đúng vị họ cần, lọc dầu vẫn chưa làm được với công suất lớn, do vậy mình chỉ là xuất đi khoáng sản, tài nguyên gốc. Ngân hàng VN không có nghiệp vụ này và không có DN nào trong nước hỗ trợ được nên NH mới phải chịu nằm ở cái level là sepeculator. Chứ không phải là không có kho bãi đâu hay không có thuyền :)

Bác chém về rang cafe như phải rồi. May sao em là 1 Roaster nên em thọ giáo được mảng rang cafe này. Bột gạo hoặc dầu mỏ em miễn bàn...

Theo bác rang cafe thế nào là ko đúng yêu cầu xuất đi Mỹ hay Châu ÂU... bác có biết hiện tại các Dn tại châu Âu và Mỹ vẫn ngày đêm nhờ người Việt rang gia công để xuất đi ko.

Xin thứ với bác sở dĩ Việt Nam và nước ngoài ko thông được qua bank là vì:
- bank chả biết chất lượng là gì. Tất nhiên ko biết thì học, k thì thuê. Cái này có thể làm được.
- cái quan trọng chuẩn chất lượng k đồng chất, cai này bo tay. Nước ngoài dòi hái chín 90% , dân thì đến vụ tuốt xanh đỏ lẫn lộn. Thế người thương biết kiểm định ko. Hãy qua xứ người nó phạt cho kéo công về mà xài.
- quan trọng là Bạnk k làm được về chất lượng và k muốn làm mảng này: sure 100/100
.... Đấy hiểu underlying aset là thế nói cho rõ ra.
 
C54296D4-FE7A-47EB-BC8E-967D617E5C6B.jpeg
thấy cả nhà toàn discuss commodities nhỉ. Đây là Launchpad Bloomberg + Reuters + FXALL (ứng dụng trade G7 và confirm của Reuters) của mình
 
Mình thấy nghe nói banks VN trade tiền qua Bloomberg terminal hình như chưa có trade các cặp tiền của G7 thì phải, vì trên Bloomberg terminal là trade giữa các banks và tổ chức với nhau...mà VN vẫn chưa đủ nặng kg để đánh lên hạng :) còn trade futures cổng CME thì bên Techcombank vẫn phải chạy qua cầu khác là môi giới nào đấy bên Sing... không biết mấy thông tin này có đúng không mấy bác bên banks VN?
Bloomberg mới vào Vietnam chưa lâu, cả Việt Nam mới có khoảng hơn 180 Terminal, mà phục vụ dân Bond nhiều hơn, FX ít active (mặc dù ứng dụng về FX có khi ưu việt hơn Reuters). Thực hiện deal G7 trên Bloomberg dùng qua function FX Go (có thể done deal với các đối tác cấp hạn mức cho ngân hàng qua live quote), tại VN chưa quá phổ biến các bank làm được vì phải các bank to 1 tí mới đc cấp hạn mức từ các Big Boyz như JPMorgan, BNP, WellsFargo, Deustchebank..., ngoài ra chi phí cao hơn và thói quen sử dụng nữa.
Tương tự trên Reuters thì done G7 trên ứng dụng FXALL (cái này ở Việt Nam phổ biến hơn). Thị trường Interbank thế giới cũng done y hệt, tất nhiên quy mô lớn và đa dạng hơn trong viẹc quote live tạo lập tỷ giá.
 
Bác chém về rang cafe như phải rồi. May sao em là 1 Roaster nên em thọ giáo được mảng rang cafe này. Bột gạo hoặc dầu mỏ em miễn bàn...

Theo bác rang cafe thế nào là ko đúng yêu cầu xuất đi Mỹ hay Châu ÂU... bác có biết hiện tại các Dn tại châu Âu và Mỹ vẫn ngày đêm nhờ người Việt rang gia công để xuất đi ko.

Nói về trình rang cafe thì không ai qua được Việt Nam, vì chỉ có Việt nam mới đủ trình làm được cafe rang từ bắp !
 
Mấy bác kiến thức thật uyên thâm, em thật sự rất bái phục :):). Em trade được 1,5 năm chỉ biết được 3 chữ thôi: buy, sell, stoploss :D
nói chung đọc để biết mình biết ta thôi các bác ko có gì phải soắn cả các bác ah làm trong ngân hàng hay các quỹ nhìn chung họ sẽ hơn các bạn ở một vài thứ lợi thế về công nghệ thông tin và tính chuyên nghiệp nhưng ko có nghĩa là chắc thắng hay trình độ vượt các bạn nhé nghề trade nó rất năng tính cá nhân thằng bố trade tốt ko chắc đời sau thằng con trade dc nó ko giống nghề chuyền thống hay gia truyền truyền sẵn kinh nghiệm đó công nghệ đó tứ tích lũy và truyền từ đời này sang đời khác........... Hình dung thế này cho dễ nếu chọn ra vài trader trong quỹ của ngân hàng và 1 vài trade chuyên nghiệp pro tự trade ở nhà cho mình đưa cho mỗi thằng 1 tk kêu tự doanh đi thì kết quả chưa biết meo nào ăn mèo nào nhé ...........quan điểm của tôi trong nghề này con người mới là trung tâm các thứ còn lại cũng quang trong nhưng ko bằng
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 529 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,216 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 487 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên