Brett Villaume - Phó chủ tịch Hiệp hội CMT chia sẻ gì về sự nghiệp phân tích kỹ thuật của mình?

Brett Villaume - Phó chủ tịch Hiệp hội CMT chia sẻ gì về sự nghiệp phân tích kỹ thuật của mình?

Brett Villaume - Phó chủ tịch Hiệp hội CMT chia sẻ gì về sự nghiệp phân tích kỹ thuật của mình?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,288
32,439
Xin chào cả nhà!

Brett Villaume, CMT, CAIA, là Phó chủ tịch Hiệp hội CMT và đã phục vụ trong Hội đồng quản trị từ năm 2014. Ngoài ra, ông còn là Phó chủ tịch cấp cao và Giám đốc Quan hệ đầu tư của Opus Bank, một ngân hàng thương mại khu vực có trụ sở tại Irvine, California. Đồng thời, Brett cũng đảm nhiệm vai trò là Giáo sư Phân tích kỹ thuật tại Đại học Golden Gate ở San Francisco, California.

Brett Villaume là thành viên của Hiệp hội phân tích chứng khoán kỹ thuật San Francisco (TSAA-SF). Ông lấy bằng CMT (Chartered Market Technician) vào năm 2005 và chứng chỉ CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst) vào năm 2012.

Sau đây là cuộc phỏng vấn của Brett với Sovit Manjani về hoàn cảnh ông được bén duyên với phân tích kỹ thuật và hành trình sau đó; cùng nói về phân tích kỹ thuật thời hiện đại và tầm quan trọng của phương pháp định lượng; đồng thời còn chia sẻ thêm về các chỉ báo yêu thích của ông!

Nào, chúng ta cùng bắt đầu thôi!


Sovit:
Brett, anh có thể chia sẻ cho chúng tôi biết anh đã bắt đầu với phân tích kỹ thuật như thế nào không?

Brett: Tôi tốt nghiệp đại học và ứng tuyển vào một công việc tại sàn môi giới chứng khoán tại Atlanta Georgia, năm 1999, chuyên về phân tích kỹ thuật. Họ là một công ty được vận hành bởi một người đàn ông có tên là Mark Scott, trước đó từng là Phó chủ tịch của CMT Association, như tôi bây giờ. Tôi coi ông ấy như là một cố vấn của mình và ông là người đầu tiên giới thiệu phân tích kỹ thuật cho tôi. Thực ra, trường đại học không hề dạy về phân tích kỹ thuật gì cả. Tôi không hiểu gì về nó, không có kiến thức về phân tích kỹ thuật, tôi chỉ biết về thị trường chứng khoán và phân tích cơ bản. Và tại công ty này, được gọi là Volume Investor, tất cả những ai phỏng vấn tôi đều hỏi rằng tôi biết bao nhiêu về phân tích kỹ thuật, và tôi đã trả lời: “Tôi chẳng biết gì cả, nhưng tôi là một nhân viên chăm chỉ và rất hăng hái.” Thế là họ cho tôi vào làm.

Mỗi ngày, tôi đều ngồi cạnh bên các trader, ai cũng thực hiện các phân tích kỹ thuật. Đó là một công ty theo định hướng sell-side, phục vụ cho các khách hàng tổ chức. Vì thế, các trader phải chọn ra các nhóm khách hàng, có thể là 100-120 tổ chức, để cung cấp dịch vụ, một vài trong số đó là tổ chức lớn và có cả tổ chức nhỏ. Họ cũng quản lý luôn quỹ lựa chọn cổ phiếu định lượng chủ yếu dựa trên phân tích kỹ thuật, mặc dù vẫn có một số chỉ báo về phân tích cơ bản, nhưng hầu hết vẫn là phân tích kỹ thuật. Và tôi đã được dạy cách quản lý quy trình lựa chọn cổ phiếu theo mô hình định lượng đó. Trong quãng thời gian khoảng 5 năm tại công ty đó, tôi đã ngụp lặn rất sâu vào phân tích kỹ thuật và tôi cũng đã được khích lệ để tham gia vào cuộc họp CMT chapter tại Atlanta, Georgia. Vào cuối năm 1999, tôi đã đến Robinson Humphrey trên Peachtree Street và tôi cần đã gặp nhà đồng sáng lập của CMT Association – John Brooks – ông ấy cũng tham gia vào cuộc họp ở đó. Buổi thuyết trình được thực hiện bởi một vài nhà phân tích kỹ thuật, tôi thậm chí còn không nhớ nổi, nhưng tôi đã gặp Fred Meisner – người chủ trì cuộc họp tại Atlanta và cũng là cựu Chủ tịch của CMT Association; Tim Snavely – từ lâu đã là thành viên hội đồng quản trị và cũng từng chủ trì cuộc họp tại Atlanta. Có thể nói, đó là một cái nôi tuyệt vời cho phân tích kỹ thuật của tôi, tôi quả là may mắn. Sau này trên sự nghiệp của tôi, tôi đã tìm hiểu thêm về phân tích cơ bản. Cho nên anh thấy đấy, con đường tôi đi hơi ngược với phần lớn mọi người, thường thì số đông hay học về phân tích cơ bản trước rồi mới đến phân tích kỹ thuật.

Sovit: Vậy là anh bắt đầu với phân tích kỹ thuật trước?

Brett: Vâng, đó là đam mê của tôi, là tình yêu đầu tiên trong ngành tài chính của tôi. Tôi rất vui khi được tiếp tục phục vụ cho CMT Association ngày hôm nay.


Sovit:
Trong cuộc phỏng vấn trước đây, anh đã nói về việc ứng dụng các phương pháp định lượng và khoa học, mời anh chia sẻ thêm về chúng và anh nghĩ chúng sẽ thay đổi tương lai của phân tích kỹ thuật như thế nào?

Brett: Tôi thích nói về câu hỏi và chủ đề này, bởi vì xuyên suốt sự nghiệp sử dụng phân tích kỹ thuật của tôi, tôi đã chứng kiến sự thay đổi trực tiếp này thay da đổi thịt từng ngày và nó không bắt đầu từ năm 1999 khi tôi tìm hiểu về phân tích kỹ thuật lần đầu tiên. Sự chuyển mình xảy ra cùng với sự ra đời của tin học từ những năm 1970, cùng quý ông tên là Greg Morris – tiền nhân trong việc phát triển hệ thống định lượng kiểm tra các chỉ báo kỹ thuật bằng máy vi tính. Bây giờ đã mấy thập kỷ trôi qua, các nhà phân tích kỹ thuật nhận ra rằng họ thực sự cần phải tự tạo áp lực để chọn ra chỉ báo kỹ thuật nên được sử dụng và tính hiệu quả của chúng. Khi thời gian trôi qua, mọi người đều hiểu rằng chúng ta đã có những hệ thống tin học cực kỳ mạnh, hỗ trợ cho khả năng giao dịch trong môi trường cao tần (HFT), vì thế tôi cho rằng các chỉ báo kỹ thuật đòi hỏi phải được chứng minh trong phương pháp định lượng. Nếu bạn đã tham gia kỳ thi CMT và thi CMT level 2, hẳn bạn đã đọc qua một phần cuốn sách của David Aaronson, trong đó ông cho rằng phân tích kỹ thuật cần phải được dựa trên bằng chứng thực nghiệm, tôi cực kỳ ủng hộ quan điểm này. Tác giả đã giải thích thành công cách bạn sẽ kiểm tra các giả thuyết và khai thác dữ liệu cũng như chỉ ra bạn nên để ý đến những cạm bẫy nào. Nếu bạn chỉ quan tâm đến việc làm sao để kiểm định các chỉ báo kỹ thuật theo hướng định lượng, thì một mình quyển sách này cũng sẽ giúp bạn mở mang tầm mắt. Vâng, tôi cho rằng giao dịch thuật toán sẽ tiếp tục trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Cùng lúc đó, nó không chỉ tìm ra đâu là những quy tắc có thể hoạt động và không hoạt động, mà còn áp dụng máy tính vào để tăng tốc quá trình giao dịch thông qua việc thực hiện backtest.


Sovit:
Nếu mà phải chọn ra một quy tắc để vào lệnh và một quy tắc để thoát lệnh, đó sẽ là những quy tắc gì và tại sao?

Brett: Tôi là một nhà phân tích, anh nên biết điều này. Tôi chưa bao giờ là một trader cả, nên kinh nghiệm của tôi có phần giới hạn và thực ra là tôi giao dịch chứng khoán. Nhưng từ việc phân tích thị trường, nhận được phản hồi trong suốt cả một thập kỷ từ các nhà quản lý vốn tổ chức, những người vừa có thể là chuyên gia về phân tích kỹ thuật, vừa không biết gì cả, nhưng tất cả đều vận hành các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ đô la. Vì thế, tôi đã nhận ra rằng chỉ báo hay phương pháp bạn sử dụng càng đơn giản thì càng tốt, không chỉ để giải thích cho những ai không biết, mà còn để tránh đưa ra những tuyên bố sai lệch về tương lai, như David Aaronson đã nói trong quyển sách của ông ấy. Đó nên là một quy tắc đơn giản, chẳng hạn như giao cắt đường MA, bạn sẽ phải tìm ra một giao cắt có thể xác định một cách dễ dàng, từ đây, bạn có thể thực hiện backtest, tối ưu hoá giao dịch và đưa ra các giải thích cho riêng mình. Tôi cực kỳ thích hệ thống với đường MA và hệ thống kênh giá breakout. Tôi nghĩ đó là những quy tắc đơn giản nhưng hiệu quả nhất mà một trader có thể sử dụng trong phân tích kỹ thuật nhằm xác định ra tín hiệu mua và bán. Xét về việc giới hạn rủi ro, đơn giản, bạn có thể sử dụng ngưỡng hỗ trợ - kháng cự dựa trên các đỉnh và đáy trước đó, nhưng rõ ràng, bạn cần đi sâu hơn bằng cách sử dụng lệnh trailing stop hoặc bất cứ thứ gì giúp xác định xu hướng có liên quan vào thời điểm đó, nếu bạn muốn để cho khoản đầu tư của mình tiếp tục kiếm tiền cho bạn mà không khiến bạn bị “stop out” quá nhanh.

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)

:):) Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 502 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 419 Xem / 41 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,735 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 69 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 186 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên