Các dạng đảo chiều trong xu hướng – Đảo chiều tích lũy

Các dạng đảo chiều trong xu hướng – Đảo chiều tích lũy

Các dạng đảo chiều trong xu hướng – Đảo chiều tích lũy

Fliter

Editor
Trial mod
396
3,293
Đảo chiều trong xu hướng là trạng thái giá thay đổi hướng di chuyển so với trend hiện tại. Cũng giống như những mô hình giá, sự đảo chiều cũng rất khác nhau, và để giao dịch được hiệu quả thì bạn nên nắm được những loại hình đảo chiều này để từ đó có những phương án giao dịch phù hợp. Về cơ bản chúng ta có những loại đảo chiều sau:
  • Đảo chiều tích lũy (Consolidation reversal)
  • Đảo chiều đột ngột (Shock reversal)
  • Đảo chiều sâu (Deep reversal)
Chuỗi bài viết sẽ giải thích cặn kẽ, giúp bạn đọc những thông tin ẩn sau từng loại hình đảo chiều này.

1. Đảo chiều tích lũy


Dạng đảo chiều đầu tiên bạn cần nắm đó chính là đảo chiều tích lũy, nghĩa là sự đảo chiều diễn ra sau một đợt giá tích lũy. Biểu đồ bên dưới là của cặp AUDUSD khung daily:

cac-dang-dao-chieu-trong-xu-huong-dao-chieu-tich-luy-traderviet1.png


AUDUSD đã có giai đoạn tích lũy 6 tháng trước khi có một đợt giảm giá mạnh. Để giải thích chart này ở góc độ giao dịch của những bank trader thì hơi phức tạp một chút.

Ban đầu khi vùng giá tích lũy đang hình thành, các bank trader thường giao dịch ở hai đường biên của vùng này. Khi các trader nhỏ lẻ nghĩ rằng thị trường không thể phá đỉnh và quay đầu đi xuống họ vào hàng loạt lệnh sell, nhưng nguồn gốc của đợt quay đầu này chính là những dòng lệnh sell của bank trader được đẩy vào trước, đến khi giá xuống biên dưới thì những dòng lệnh buy (/chốt lãi) của bank trader lại được đẩy vào hấp thụ hết những lệnh sell, tạo lực đẩy giá đi lên.

Việc giao dịch trong đường ống ngang này chỉ là cách những bank trader kiếm lợi nhuận “lẻ”, vậy những dòng lệnh chính của họ đặt ở đâu? Ở cuối đường ống, họ chỉ việc buy ở biên dưới tạo mồi cho các trader nhỏ lẻ đi theo, sau đó tại biên trên họ đóng lệnh buy chốt lãi, thêm lệnh sell vào để đẩy giá đi xuống như ý muốn, đến một mức độ nào đó các retail-trader không thể tiếp tục gồng lỗ và đóng những lệnh sell của họ, đà giảm lại được tăng thêm và tạo cú breakout xuống phía dưới.

Một cách giải thích khác cho loại đảo chiều tích lũy này đó chính là: khi vùng tích lũy chưa hình thành, hàng loạt lệnh buy theo xu hướng trước đó được đẩy vào thị trường với kỳ vọng trend sẽ được tiếp tục, khi giá tạo vùng tích lũy, một phần lệnh buy được đóng lại (chốt lời), một phần vẫn còn giữ lệnh, nhưng càng về sau, thị trường dao động lên xuống, số lệnh buy tiếp tục được đóng dần và lệnh các sell dần được mở ra đón đầu một xu hướng giảm.

cac-dang-dao-chieu-trong-xu-huong-dao-chieu-tich-luy-traderviet2.png

[Một ví dụ khác về đảo chiều tích lũy]

Thật không may là chúng ta không thể biết được khi nào đảo chiều sẽ xảy ra, tất cả chỉ là dự đoán. Nhưng bằng cách hiểu được sự hình thành nên những vùng giá này, kết hợp những công cụ phân tích mà bạn đang dùng như hành động giá, bạn có thể tự tin hơn với những phán đoán của mình. Hai dạng đảo chiều còn lại sẽ được diễn giải ở phần tiếp theo, anh em đón theo dõi nhé!

Happy trading,
Theo FMO

>>Phân tích chéo trong trading là gì và cách tận dụng nó trong giao dịch

>>Murrey Math – Siêu phẩm bị lãng quên
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Đối với loại đường ống này vẫn nên mua bên dưới cho cùng xu hướng, còn nếu bán biên trên thì 3-4 lần chạm thì may ra được ăn 1 lần đảo chiều thật.
 
Mình thì thấy cách giải thích bản chất đằng sau của vấn đề khá hợp lý, ý tác giả là các banktrader luôn dẫn dắt cuộc chơi đón trước xu hướng và tạo ra xu hướng. Nhưng mình vẫn hơi nghi ngờ ở cách đặt giả thiết. Thành phần banktrader ( coi như các tay to, quỹ, ngân hàng...) liệu có luôn đồng lòng vào áp đảo sell hoặc buy qua đó tạo lập xu thế được không? bản thân mỗi bạnk trader cũng có mục đích và cách nhìn nhận thị trường khác nhau. Có ông thì buy có ông thì sell chứ.
 
Mình thì thấy cách giải thích bản chất đằng sau của vấn đề khá hợp lý, ý tác giả là các banktrader luôn dẫn dắt cuộc chơi đón trước xu hướng và tạo ra xu hướng. Nhưng mình vẫn hơi nghi ngờ ở cách đặt giả thiết. Thành phần banktrader ( coi như các tay to, quỹ, ngân hàng...) liệu có luôn đồng lòng vào áp đảo sell hoặc buy qua đó tạo lập xu thế được không? bản thân mỗi bạnk trader cũng có mục đích và cách nhìn nhận thị trường khác nhau. Có ông thì buy có ông thì sell chứ.
Mình thì nhận định thị trường Forex là dạng thị trường dẫn hướng do tin tức, nên với những cú kéo giá mạnh như vậy, thường là do tin tức dẫn đến. Nhân định của mình trong trường hợp này là do có tin tức cực kì xấu đối với AUD, dẫn đến việc các bigboy đồng loạt sell AUDUSD để thu hồi USD, dẫn đến việc AUDUSD sụp nhanh như vậy.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,523 Xem / 79 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 161 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 425 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,118 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 313 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 182 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên