Cách đọc hành động giá chuyên nghiệp như price action trader

Cách đọc hành động giá chuyên nghiệp như price action trader

Cách đọc hành động giá chuyên nghiệp như price action trader

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,374
29,010
Giao dịch theo xu hướng là một trong những cách thức giao dịch phổ biến nhất. Trong bài viết này chúng ta chủ yếu sẽ thảo luận về đặc điểm của một thị trường có xu hướng và cách thức giao dịch bằng hành động giá.

Xu hướng là gì?


Xu hướng là một trong những trạng thái của thị trường khi giá di chuyển theo một hướng cụ thể bằng cách tạo đỉnh cao hơn (HH) và đáy cao hơn (HL) hoặc đỉnh thấp hơn (LH) và đáy thấp hơn (LL). Thường thì trong một xu hướng, giá tạo ra một HH hoặc LL, và có những đợt thoái lui về ngưỡng hỗ trợ kháng cự (S&R) và rồi tiếp tục di chuyển bằng cách tạo HH và LL mới.

Có hai loại xu hướng trên thị trường:

Xu hướng tăng

Xu hướng tăng là xu hướng mà thị trường sẽ tạo đỉnh cao hơn (Higher High - HH) và đáy cao hơn (Higher Low – HL). Như hình dưới:

1.jpg

Trong hình trên, có thể thấy rằng thị trường bắt đầu di chuyển lên từ điểm 1, dừng tại điểm 2 và thoái lui về điểm 3. Từ điểm 3, thị trường phá vỡ lên trên điểm 2 và tạo đỉnh mới (điểm 4). Sau khi thị trường đạt đến điểm 4, nó lại giảm về điểm 5. Và có thể thấy rằng thị trường được giữ phía trên đáy trước đó (điểm 3). Do đó, điểm 5 được gọi là đáy cao hơn. Một thị trường như vậy gọi là xu hướng tăng.

Xu hướng giảm

Cũng tương tự như vậy nhưng thay vì tạo đỉnh đáy cao hơn, thì ở xu hướng giảm sẽ tạo đỉnh đáy thấp hơn. Nó ngược lại xu hướng tăng.

2.jpg

Cách nhận biết xu hướng thực sự


Lưu ý rằng, không phải tất cả các thị trường hướng lên hoặc xuống thì được coi là xu hướng tăng hoặc giảm tương ứng. Cần xem xét một vài yếu tố để xác nhận thị trường đang trong xu hướng. Các yếu tố như:

Hỗ trợkháng cự

Xem xét ví dụ trên, có thể thấy các điểm 2, 3, 4 và 5 đại diện cho các vùng hỗ trợkháng cự. Vì vậy, để xác định thị trường đang trong một xu hướng, thì 4 ngưỡng kháng cự hỗ trợ trên phải mạnh mẽ. Nếu thị trường phá vỡ một ngưỡng kháng cự hỗ trợ không quan trọng, thì không nên xem đó là một xu hướng.

Trong hình dưới, có thể thấy rằng thị trường đã sideways trong một khoảng thời gian đáng kể, điều đó có nghĩa là cả phe mua và bán đều khá mạnh. Sau đó, phe mua đã phá vỡ kháng cự và tạo được đỉnh mới. Vì phe mua đã phá vỡ ngưỡng kháng cự mạnh và giữ giá hoạt động phía trên đó, nên ta có thể gọi đó là xu hướng tăng. Và sau đó, thị trường tiếp tục tăng sau khi giá quay về test S&R.

3.jpg

Thêm 1 ví dụ nữa, có thể thấy pullback rất yếu, nên ta không nên coi đó là một kháng cự hỗ trợ mạnh. Nên trong tường hợp này, ta cũng không nên đánh giá rằng thị trường đang nằm trong xu hướng giảm (tức là tạo đỉnh đáy thấp hơn).

4.jpg

Một HH & LL thực sự là như thế nào?


Một tiêu chí quan trọng khác đó là xác định xem đỉnh cao hơn hay đáy thấp hơn do thị trường hình thành có phải là thật. Xem ví dụ bên dưới:

5.jpg

Thị trường ban đầu hoạt động dưới mức kháng cự màu cam. Sau đó, giá phá vỡ lên trên mức kháng cự. Vậy đây có được xem là một đỉnh cao hơn thực sự hay không? Trên thực tế thì ta không nên coi đây là một HH thực sự, vì nó đã không vượt qua được kháng cự trong một khoảng thời gian đáng kể.

Ví dụ tiếp theo. Thị trường phá vỡ xuống dưới ngưỡng hỗ trợ (đường màu cam), chúng ta có thể thấy rằng giá hoạt động bên dưới đường màu cam trong một thời gian khá dài. Ngoài ra, khi giá thoái lui lại đến đường hỗ trợ, phe bán lại tiếp tục bán ra, xác nhận đáy mà thị trường hình thành là một đáy thấp hơn thực sự.

6.jpg

Cách giao dịch theo xu hướng


Dưới đây là một ví dụ về cách mà một price action trader giao dịch theo xu hướng.

Trong biểu đồ bên dưới, chúng ta có thể thấy rằng thị trường chững lại ở ngưỡng hỗ trợ khá lâu và sau đó thì đà bán mạnh đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và tạo đáy thấp hơn. Bây giờ chúng ta có thể nhận định thị trường đang trong xu hướng giảm, và chúng ta cần tìm kiếm cơ hội để bán. Chúng ta nên đợi một cú hồi để có thể bán ra ở vị thể đẹp hơn.

7.jpg

Tiếp tục một ví dụ khác, một cú hồi bắt đầu di chuyển và có thể thấy nó khá yếu. Lưu ý rằng, nếu cú pullback chậm và yếu, có khả năng cao bán ra sẽ có lợi hơn cho chúng ta.

8.jpg

Bây giờ, để hiểu hành động giá ở cú pullback, chúng ta phân tích thị trường theo góc nhìn của phe mua. Có thể thấy rằng những người mua (những người đang nắm giữ lệnh mua bên dưới ngưỡng kháng cự màu cam) cuối cùng đã phá vỡ kháng cự và thị trường tạo đỉnh cao hơn. Sau đó giá giảm xuống trở lại ngưỡng kháng cự bị phá trước đó, lúc này ngươi mua tiếp tục mua vào thời điểm này. Nhưng, lần này, thị trường không tăng cao nữa. Phe bán đã bắt đầu nhảy vào.

Thực tế này cho thấy rằng những người mua đã hoàn toàn mất kiểm soát và người bán lúc này đã nắm quyền kiểm soát thị trường. Do đó, ta có thể canh bán quanh đường màu cam là được.

Trích nguồn: dittotrade
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Bài viết hay,làm mình cũng ngộ ra,nhận biết được khi nào phá ngưỡng thật,khi nó phá ngưỡng,rồi lại siway một thời gian,rồi nó lại đi lên (xuống ) tiếp.
 
Bài này đọc mà rút ra được nhiều điều để cải thiện hệ thống giao dịch của mình. Thanks PT nhiều nha ^^
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 153 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 239 Xem / 24 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 438 Xem / 12 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 328 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,423 Xem / 53 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên