Cách giao dịch hiệu quả với mô hình cốc tay cầm

Cách giao dịch hiệu quả với mô hình cốc tay cầm

Cách giao dịch hiệu quả với mô hình cốc tay cầm

tradingpill

Active Member
104
5
Mô hình cốc tay cầm là một mẫu mô hình ít khi xuất hiện nhưng mỗi khi nó xuất hiện lại có thể mang lại một khoản lợi nhuận rất lớn cho trader. Nắm vũng về mô hình cốc tay cầm một cách sớm và chính xác là điều mà nhiều trader mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về mô hình này và cách để giao dịch với nó.
MÔ HÌNH CỐC TAY CẦM LÀ GÌ?

Mô hình cốc và tay cầm (Cup and Handle) là mô hình giá có thời gian hình thành lâu nhất, kích thước to nhất và nó cũng đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Mô hình này luôn được các trader theo trường phái price action lựa chọn để giao dịch.
Mô hình được tìm ra vào năm 1988 bởi William J.O’Neil – huyền thoại giao dịch chứng khoán người Mỹ. Lúc đầu, nó chỉ được áp dụng trong thị trường chứng khoán nhưng hiện nay đã được sử dụng rộng rãi trong thị trường Forex và Crypto.
Các mô hình giá khá đa dạng do đó nó được đặt tên theo đặc điểm, hình dạng mô hình để phân biệt chúng. Mô hình này thường xuất hiện sau một xu hướng tăng, cho tín hiệu dự báo giá sẽ tiếp diễn xu hướng cũ. Bên cạnh đó, một số trường hợp sẽ hình thành ở cuối xu hướng giảm và là dấu hiệu của sự đảo chiều.
THÀNH PHẦN CỦA MÔ HÌNH CỐC TAY CẦM

Mô hình cốc tay cầm có 2 thành phần chính: phần cốc có dạng hình chữ U và phần tay cầm. 2 thành phần này sẽ có thời gian hình thành và xu hướng khác nhau.
Phần cốc

  • Phần thân cốc có hình vòng cung hoặc chữ U, đôi khi nó cũng có hình chữ V nhưng không chính xác bằng.
  • Hình thành sau một xu hướng tăng tối thiểu 30-50%. Giai đoạn này có thể được xem là khởi đầu hoàn hảo cho sự bứt phá vọt lên ngay sau khi phần tay cầm được xác nhận.
  • Thời gian để hình thành là từ 3-6 tháng.
  • 2 đỉnh cốc không nhất thiết phải bằng nhau nhưng không được chênh lệch quá nhiều. Độ sâu khoảng 12%-33% so với giá ở miệng cốc
Phần tay cầm

  • Sau khi hình thành phần cốc, thị trường sẽ có một đợt giảm điều chỉnh xuống và không quá ½ độ sâu của cốc
  • Thời gian để hình thành là khoảng 1 tháng
CÁCH GIAO DỊCH VỚI MÔ HÌNH CỐC TAY CẦM

Điểm mua vào

  • Mua khi giá vượt khỏi đỉnh của phần tay cầm, tại mức giá đóng cửa của cây nến breakout khỏi tay cầm. Đây là cách phổ biến nhất, nhưng vẫn có xác suất rủi ro. Và không mua khi giá đã tăng trên 5% từ đỉnh tay cầm.
  • Mua vào khi giá quay lại retest phần tay cầm. Chiến lược này tuy an toàn nhưng nếu giá không quay lại retest trader sẽ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh đẹp.
  • Mua vào tại phần đáy của tay cầm. Đây là chiến lược khá rủi ro nhưng lại giúp trader kiếm được lợi nhuận cực khủng

  • Điểm chốt lời và cắt lỗ
    • Cắt lỗ bên dưới phần đáy cốc hoặc dưới đáy của phần tay cầm
    • Chốt lời khi đạt lợi nhuận kỳ vọng hoặc chốt lời cách điểm vào lệnh một khoảng cách bằng với chiều cao từ miệng cốc đến đáy cốc.
      Cập nhật những kiến thức forex tại đây
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,498 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,574 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 368 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 357 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên