Cách kết hợp indicator (chỉ báo) tốt nhất giúp trader tránh sử dụng các tín hiệu trùng lặp

Cách kết hợp indicator (chỉ báo) tốt nhất giúp trader tránh sử dụng các tín hiệu trùng lặp

Cách kết hợp indicator (chỉ báo) tốt nhất giúp trader tránh sử dụng các tín hiệu trùng lặp

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,291
32,443
Khi nói đến các chỉ báo (indicator), chúng ta có thể chia chúng thành 3 nhóm:
  • Chỉ báo động lượng (momentum indicator).
  • Chỉ báo theo xu hướng (trend-following indicator).
  • Chỉ báo biến động (volatility indicator).
Biết chỉ báo nào thuộc về nhóm nào và cách kết hợp các indicator tốt nhất theo cách có ý nghĩa có thể giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch tốt hơn nhiều. Trái lại, nếu kết hợp các chỉ báo sai cách, bạn có thể diễn giải sai về hành vi giá và thực hiện các quyết định sai lầm!

Sử dụng dư thừa các chỉ báo - tín hiệu trùng lặp


Sử dụng dư thừa các chỉ báo có nghĩa là trader chọn các chỉ báo khác nhau thuộc cùng một nhóm chỉ báo và hiển thị cùng một thông tin trên chart của họ.

Ảnh chụp màn hình bên dưới cho thấy một biểu đồ với 3 chỉ báo động lượng (MACD, RSI và Stochastic).

Cach-ket-hop-chi-bao-tot-nhat-tranh-cac-tin-hieu-trung-lap-TraderViet1.png


Về cơ bản, cả 3 chỉ báo cung cấp thông tin giống nhau, vì chúng đều kiểm tra động lượng trong hành vi giá.

Bạn có thể thấy rằng tất cả các chỉ báo đều tăng và giảm đồng thời, cùng quay đầu và cùng đi ngang trong khoảng thời gian không có động lượng (hộp màu đỏ).

Ảnh chụp màn hình tiếp theo cho thấy một biểu đồ với 2 chỉ báo theo xu hướng ( ADXBollinger Bands).

Cach-ket-hop-chi-bao-tot-nhat-tranh-cac-tin-hieu-trung-lap-TraderViet2.png


Một lần nữa, mục đích của cả hai chỉ báo đều giống nhau: xác định sức mạnh của xu hướng.

Bạn có thể thấy rằng trong một xu hướng, Bollinger Bands di chuyển xuống và giá di chuyển gần với dải băng bên ngoài. Đồng thời, ADX ở mức cao và đang tăng cũng xác nhận cho một xu hướng.

Trong một vùng range (phạm vi giá), Bollinger Bands thu hẹp lại và đi ngang, giá chỉ dao động quanh trung tâm dải băng. ADX đi ngang hoặc đi xuống trong các vùng range cũng cho cùng một tín hiệu với Bollinger Bands.

Nhấn mạnh thông tin quá mức - Tự đánh lừa bản thân


Vấn đề với việc sử dụng dư thừa các chỉ báo là khi một trader chọn nhiều chỉ báo hiển thị cùng một thông tin, anh ta rốt cuộc sẽ đặt quá nhiều sức nặng vào thông tin do các chỉ báo cung cấp, và anh ta có thể dễ dàng bỏ lỡ những thứ khác.

Chẳng hạn, một trader sử dụng 2 hoặc nhiều chỉ báo theo xu hướng có thể tin rằng xu hướng mạnh hơn thực tế là do cả hai chỉ báo của anh ta đều bật đèn xanh và anh ta có thể bỏ lỡ những manh mối quan trọng khác mà biểu đồ đang muốn truyền tải.

Các danh mục chỉ báo


Bảng sau đây sẽ sắp xếp các chỉ báo thường được sử dụng nhất theo danh mục.

Giờ đây, bạn có thể tránh sử dụng các chỉ báo thuộc cùng một danh mục và kết hợp các chỉ báo từ các danh mục khác nhau để bổ sung cho nhau.

Cach-ket-hop-chi-bao-tot-nhat-tranh-cac-tin-hieu-trung-lap-TraderViet3.png


Cách kết hợp chỉ báo tốt nhất theo cách có ý nghĩa


Bây giờ đến phần thú vị đây...

Ảnh chụp màn hình bên dưới cho thấy một biểu đồ với 3 chỉ báo khác nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau.

Chỉ báo RSI đo lường và xác định khi nào có động lượng, ADX thì tìm xu hướng và Bollinger Bands đo lường độ biến động. Lưu ý rằng, ở đây chúng ta không sử dụng Bollinger Bands làm chỉ báo xu hướng mà chỉ sử dụng cho độ biến động.

Chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua các điểm từ 1 đến 5 để xem các chỉ báo bổ sung cho nhau như thế nào, và việc chọn một chỉ báo cho từng danh mục sẽ giúp bạn hiểu giá tốt hơn nhiều ra sao.

Cach-ket-hop-chi-bao-tot-nhat-tranh-cac-tin-hieu-trung-lap-TraderViet4.png

Ví dụ1

Điểm số 1: Trước điểm này, ADX cho thấy một xu hướng đang diễn ra và chỉ báo RSI xác nhận động lượng tăng. Xuyên suốt xu hướng đó, hỗ trợkháng cự bị phá vỡ miễn là ADX duy trì trên 30 và tăng.

Điểm số 2: ADX đã quay đầu và cho thấy sức mạnh của xu hướng tăng đang yếu đi - một dấu hiệu cho thấy mức hỗ trợ có thể không bị phá vỡ. Giá đã không xuyên qua được dải Bollinger Bands và bật ngược vào trong từ dải băng bên ngoài.

Điểm số 3: Tại điểm này, giá đang nằm trong một vùng range và ADX mất hiệu lực - ADX dưới mức 30 xác nhận cho điều kiện thị trường đi ngang. Trong một vùng range, chỉ báo RSI có thể giú xác định các điểm quay đầu cùng với Bollinger Bands.

Điểm số 4: Điều tương tự cũng đúng với điểm số 4 - ADX vẫn ở dưới mức 30. Trong một vùng range, trader phải tìm kiếm các đường xu hướng (trendlines) và sự từ chối tại dải Bollinger Bands phía ngoài; chỉ báo RSI cho thấy động lượng quay đầu tại các ranh giới của phạm vi giá.

Điểm số 5: Điểm số 5 cho thấy sự phân kỳ động lượng ngay tại ngưỡng kháng cự và trendline, cho thấy khả năng cao sẽ ở yên trong vùng range đó. Một lần nữa, giá không thể vượt ra ngoài dải Bollinger BandsADX đang đi ngang.

Chart tiếp theo cho thấy rằng, bằng cách kết hợp RSI với Bollinger Bands, bạn cũng có thể nhận được thông tin giá trị.

Cach-ket-hop-chi-bao-tot-nhat-tranh-cac-tin-hieu-trung-lap-TraderViet5.png

Ví dụ 2

Chỉ báo RSI cung cấp thông tin về động lượng: RSI thấp và đang giảm cho thấy động lượng đi xuống ngày càng tăng; RSI quanh mức 50 báo hiệu sự thiếu động lượng; RSI cao và đang tăng cho thấy đà tăng mạnh.

Bollinger Bands không chỉ cung cấp thông tin về độ biến động mà còn cung cấp thông tin về xu hướng: giá nằm giữa dải ở giữa và dải phía ngoài cho thấy một pha có xu hướng (trending); giá phá vỡ dải giữa cho thấy một cú đảo chiều tiềm năng; và khi giá không chạm đến dải phía ngoài nữa thì nó cho thấy sự hỗ trợ xu hướng đang mờ dần.

Nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn - Sự kết hợp các công cụ phù hợp mới là điều quan trọng


Sự kết hợp hoàn hảo giữa các chỉ báo không phải là sự kết hợp lúc nào cũng cho thấy cùng một hướng đi, mà đó là sự kết hợp cho thấy những thông tin có giá trị.

Việc kết hợp các chỉ báo đo lường các phép tính khác nhau dựa trên cùng một hành động giá và sau đó kết hợp thông tin đó với các nghiên cứu biểu đồ của bạn sẽ có tác động tích cực nhanh chóng đến giao dịch của bạn.

Chúc bạn sẽ sớm tìm được cách kết hợp hoàn hảo của một bộ indicator đem lại thông tin giá trị và phù hợp với phong cách giao dịch của mình nhé!

Nguồn: tradeciety
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 236 Xem / 7 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 908 Xem / 45 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,906 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,442 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên