Cách sử dụng Order Block (Khối lệnh) để giao dịch cùng hướng với Big Boy

Cách sử dụng Order Block (Khối lệnh) để giao dịch cùng hướng với Big Boy

Cách sử dụng Order Block (Khối lệnh) để giao dịch cùng hướng với Big Boy

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,334
28,931
Order Block (Khối lệnh) là hành vi thị trường thể hiện sự tích lũy vị thế lệnh từ các tổ chức tài chính và ngân hàng. Họ là những thành phần thúc đẩy thị trường ngoại hối vì thế nên chúng ta cần hiểu được việc họ đang làm gì trên thị trường. Khi thị trường tích lũy vị thế của họ, hành động giá sẽ di chuyển giống như một vùng giá đi ngang mà tại đó hầu hết các quyết định giao dịch sẽ được thực hiện.

Sau khi tích lũy vị thế xong thị trường sẽ di chuyển lên phía trên hoặc xuống phía dưới vùng giá tích lũy này. Điều quan trọng cho chiến lược giao dịch dựa trên những vùng giá tích lũy này sẽ bao gồm việc các trader tổ chức đang làm gì vì đó là động lực chính của giá.

Order Block là gì?


Các tổ chức tài chính không ngẫu nhiên đầu tư vào bất kỳ tài sản nào mà họ sẽ dành rất nhiều tiền cho việc phân tích để được kết quả tốt. Hơn nữa số tiền mà họ giao dịch thường là số tiền lớn hơn rất nhiều lần so với số tiền mà trader nhỏ lẻ chúng ta giao dịch.

Dòng tiền thông minh thực hiện giao dịch của họ dựa trên một vài bước như sau. Ví dụ như ngân hàng muốn mua 100 triệu cặp EURUSD, họ sẽ chia giao dịch đó thành 3 hoặc 4 bước. Với bước đầu tiên họ sẽ mua 20 triệu, bướ tiếp theo sẽ là 50 triệu và bước cuối cùng sẽ là 30 triệu. Giá sẽ thực hiện di chuyển của nó sau khi họ thực hiện mua hết 100 triệu.

Order Block giống như những vùng giá đi ngang nhưng không phải vùng giá đi ngang nào cũng là order block. Thêm vào đó, chúng ta sẽ không biết khi nào hoặc ở vùng giá nào dòng tiền thông minh sẽ di chuyển thị trường. Vậy nên chúng ta sẽ dựa trên những vùng giá và hành động giá tốt nhất để nhận biết những vùng tích lũy vị thế (order block) phù hợp.

Hình bên dưới là một order block:

1.png



Bên cạnh order block chúng ta cần phải hiểu thêm về order flow.một khi giá bắt đầu di chuyển từ vùng order block, nó sẽ cung cấp order flow (dòng lệnh) theo bất kỳ hướng nào. Dòng lệnh ở khung thời gian cao hơn sẽ thể hiện hướng đi của thị trường và chúng ta phải tìm ra được khối lệnh được xây dựng theo hướng đó.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/2757/

Chiến lược giao dịch theo order block


Hay nói cụ thể hơn, đó là chiến lược dựa vào các vùng giá tích lũy vị thế của các tổ chức lớn và như đã nói thì những vùng giá này là những vùng giá đi ngang trên biểu đồ. Chúng ta cần nhận biết được đâu là vùng giá tích lũy tích lũy vị thế và đâu là vùng giá đi ngang thông thường.

Lưu ý cài đặt biểu đồ
  • Khung thời gian: Chiến lược này chúng ta sẽ sử dụng khung thời gian tuần để xác định dòng lệnh (order flow) và sử dụng khung thời gian H4 hoặc D1 để tìm điểm vào lệnh.
  • Cặp tiền tệ: chiến lược này phù hợp với cặp tiền tệ tuy nhiên chúng ta nên giao dịch trên những cặp tiền chính thôi đặc biệt là EURUSD, GBPUSD và USDJPY.
  • Ngoài ra chiến lược này chúng ta sẽ sử dụng thêm fibonacci để nhận biết các vùng giá tiềm năng để giao dịch.

Các bước giao dịch


Nhận biết dòng lệnh (order flow)

Trên khung thời gian W1, chúng ta thấy giá quay trở về kiểm tra khối lệnh và sau đó di chuyển cao hơn hoặc thấp hơn, khi quá trình kiểm tra được hoàn thành và bắt đầu xác định hướng đi, thì đó chính là hướng đi chính trên khung tuần. Ta gọi đó là order flow.

Như hình trên, chúng ta có thể thấy giá dic huyển cao hơn sau đó quay trở lại kiểm tra một cách mạnh mẽ order block nhưng áp lực bán này khôgn phá vỡ được mức giá thấp nhất của vùng order block này. Sau khi bị từ chối, chúng ta chờ giá đóng cửa cao hơn, và khi đó ta có thể tìm thấy được order flow trên khung tuần là tăng giá.

2.png


Sau đó chúng ta quay trở về khung thời gian H4 hoặc D1 để nhận biết order block và tìm cơ hội giao dịch theo hưỡng của order flow.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/33760/

Xác định order block

Khi về khung H4, chúng ta vẽ fibonacci hồi quy với đỉnh đáy gần nhất được hình thành kể cả giá hiện tại. Và chúng ta sẽ tập trung vào những mức giá dưới 50% trên fibonacci, đây là những mức giá thấp tiềm năng có thể tìm cơ hội mua. Ngược lại với tín hiệu bán chúng ta tìm những vùng giá trên 50% của fibonacci.

Như hình bên dưới là vùng giá hồi bên dưới 50% của fibonacci:

3.png

Điểm vào lệnh

Chờ giá phá vỡ phía trên hoặc phía dưới order block để tạo ra mức cao hoặc mức thấp mới. Nhưng chúng ta cần chờ giá trở lại order block để kiểm tra trước khi thực hiện chuyển động giá cuối cùng.

Cách tốt nhất để vào lệnh đó là chờ nến đóng cửa phía trên hoặc dưới order block sau khi kiểm tra vùng này là có thể vào lệnh mua (nếu đóng cửa trên) hoặc bán (nếu đóng cửa bên dưới).

Mức cắt lỗ thấp hơn order block (đối với lệnh mua) hoặc cao hơn (đối với lệnh bán) khoảng 10 đến 15 pip để tránh các đợt quét stoploss của thị trường.

Mức chốt lời có thể đặt với tỷ lệ RR là 1:2 hoặc thoát lệnh khi giá chạm mức 0 của fibonacci.

Các bạn nhìn hình bên dưới là điểm vào và thoát lệnh của chiến lược:

4.png


Mời anh em ngâm cứu nhé.

Trích nguồn: forex.academy
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,503 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,591 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 371 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên