Cách thức quản lý vốn hiệu quả cho các anh em trader chuyên giao dịch breakout

Cách thức quản lý vốn hiệu quả cho các anh em trader chuyên giao dịch breakout

Cách thức quản lý vốn hiệu quả cho các anh em trader chuyên giao dịch breakout

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,376
29,019
Breakout là tín hiệu thường xuyên xuất hiện trong trong biểu đồ giá và cũng có rất nhiều chiến lược giao dịch được xây dựng xung quanh tín hiệu này.

Trong thị trường có nhiều tín hiệu breakout khác nhau và cũng có nhiều cách để giao dịch breakout. Ví dụ breakout hỗ trợ kháng cự quan trọng, brekaout vùng cung cầu, breakout vùng tích lũy, breakout mô hình biểu đồ,…

Tuy nhiên rất nhiều trader lại vướng vào những tín hiệu phá vỡ giả khiến cho việc giao dịch breakout mãi chưa có hiệu quả. Vậy nên việc nhận biết được tín hiệu breakout thực sự là kỹ năng cần có để trader có thể nắm bắt được tín hiệu breakout tốt hơn và giao dịch hiệu quả hơn.

Việc xác định những vùng giá quan trọng như ngưỡng kháng cự hỗ trợ chẳng hạn, là điều quan trọng trong việc xác định những tín hiệu breakout.

Sự khác biệt giữa cú breakout thật và breakout giả


Có những trader tham gia giao dịch ngay khi giá breakout. Có những trader thì đợi xác nhận cú breakout và tham gia giao dịch khi giá quay trở lại retest. Tuy nhiên, cả hai cách này, không có cách nào có thể đảm bảo giá sẽ đi theo đúng hướng mà trader giao dịch.

Đối với các price action trader, thì tín hiệu breakout như là một tín hiệu bổ sung thêm cho chiến lược của họ. Rất nhiều price action trader tham gia giao dịch trước cả khi cú breakout xảy ra. Và họ thường thu về lợi nhuận xung quanh vùng giá có khả năng xảy ra breakout. Vì nếu không có breakout, chi ít họ cũng thoát lệnh được với một chút lợi nhuận.

Điểm mà các price action trader thoát lệnh, thì sẽ có những trader khác tham gia giao dịch.

Phân tích tín hiệu breakout


Biểu đồ bên dưới cho thấy, thị trường đang trong một xu hướng tăng, đường màu cam là ngưỡng kháng cự hỗ trợ. Có thể thấy các tay chơi lớn hiện tại thuộc phe mua. Nên chúng ta nên tìm tín hiệu để mua.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/60207/

Giá đạt tới 0.85864 và bắt đầu hồi về cho đến 0.85700 và một lần nữa giá bật lên. Tuy nhiên, giá không thành công khi tạo đỉnh cao hơn.

Khi giá phá vỡ 0.85864, nhiều trader mua lên vì nghĩ rằng xu hướng tăng sẽ tiếp tục. Nhưng họ đã dễ dàng bị dính stoploss, vì không có dấu hiệu nào cho thấy thị trường tạo đỉnh cao hơn.

Sau đó giá chững lại ở mức 0.85789. Sau đó giá đi đến mức 0.858664 và tương tự giá lại bị đẩy ngược trở lại. Nên lúc này ta có thể thấy rằng thị trường dường như đang đi ngang trong vùng 0.85789 - 0.85864.

Lúc này có thể nhiều trader nhảy vào bán. Nhưng, các nhà giao dịch thông minh sẽ không làm vậy vì họ biết rằng người mua mới là thành phần đang kiểm soát thị trường. Phe mua giữ giá bên dưới vùng giá đi ngang (0.85789 - 0.85864). Đây là vùng giá mà nhiều trader chờ đợi cú breakout để nhảy vào bán.

Tuy nhiên đối với price action trader, thì họ sẽ tìm kiếm cơ hội để mua lên nhiều hơn trong trường hợp này. Với lý do đã phân tích ở trên.

Giả sử, nếu price action trader mua vào ở bên dưới của vùng trading range, thì mục tiêu để thoát lệnh sẽ là phạm vi phía trên của vùng range. Vì khi giá đạt tới đó, thị trường có khả năng giảm ngược trở lại. đây là thời điểm mà price action trader cắt bớt một phần lợi nhuận và dời stoploss về huề vốn. Bằng cách này, giao dịch của họ sẽ không có rủi ro. Kể cả khi giá giảm ngược lại thì họ cũng đã có một phần lợi nhuận.

Mặt khác, các trader mua sau khi giá phá vỡ đỉnh của vùng range thì sẽ có rủi ro cao hơn. Ở biểu đồ trên thì cú breakout có lợi cho trader giao dịch theo cách này, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Như ví dụ bên dưới:

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/53843/

Như biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy rằng thị trường đang trong một xu hướng tăng, và hiện tại, giá đang đi ngang. Ở cuối biểu đồ ta thấy, giá phá breakout với một nến tăng mạnh. Tín hiệu này thu hút nhiều trader mua theo.

Khi đang mua, giá đột ngột giảm như hình bên dưới. Trong thực tế, price action trader cũng dừng lỗ, nhưng họ vẫn có lợi nhuận.


Kết luận


Không phải tất cả price action trader đều giao dịch teo cách này, mà còn nhiều cách khác nữa để giao dịch breakout.

Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng, chiến thuật giao dịch breakout của các price action trader rất thông mình và chắc chắn. Ngoài việc xác định tín hiệu giao dịch thì họ sẽ tập trung vào cách quản lý vốn để có tâm lý ổn định và tối đa hóa lợi nhuận. Vậy cho nên, khi giao dịch breakout hãy nên có một phương thức quản lý vốn tốt để có được lợi nhuận nhất quán.

Mời anh em tham khảo.

Trích nguồn: dittotrade
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
"price action trader rất thông mình và chắc chắn."
Hiệu chỉnh sau khi entry mới quan trọng
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 499 Xem / 47 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 134 Xem / 13 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 65 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 72 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,943 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 218 Xem / 9 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,007 Xem / 47 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên