Chỉ cần dùng 1 trong 2 chỉ báo này, trader có thể DỰ ĐOÁN ĐƯỢC một cú Breakout trên biểu đồ

Chỉ cần dùng 1 trong 2 chỉ báo này, trader có thể DỰ ĐOÁN ĐƯỢC một cú Breakout trên biểu đồ

Chỉ cần dùng 1 trong 2 chỉ báo này, trader có thể DỰ ĐOÁN ĐƯỢC một cú Breakout trên biểu đồ

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,337
28,937
Thực tế các cú breakout có liên quan mất thiết đến động lượng. Khi bạn nắm bắt được động lượng của thị trường bạn cũng gần như có thể xác định được khả năng thành công của một cú breakout. Trong bài viết này, mình xin chia sẻ kỹ thuật đơn giản để có thể xác định được sức mạnh của một cú breakout. Dựa vào thông tin này, trader có thể tự tin giao dịch hơn rất nhiều.

Chúng ta sẽ dựa vào thông tin cung cấp từ 2 chỉ báo kỹ thuật để có thể xác định được sức mạnh của một cú breakout.

Dùng MACD để xác định sức mạnh của cú breakout


MACD là một trong những chỉ báo động lượng phổ biến nhất trong thị trường forex, có lẽ cũng rất nhiều anh em trader đã biết đến chỉ báo này rồi phải không ạ?

Có nhiều cách để chúng ta sử dụng chỉ báo MACD, và trong bài viết này chúng ta sẽ sử dụng MACD để xác định sức mạnh của thị trường. Cụ thể như sau:

Khi giá di chuyển, nếu bạn thấy phần Histogram của MACD lớn hơn, điều này cho thấy động lượng thị trường đang tăng lên. Trong trường hợp này, nếu giá dang tiếp cận một ngưỡng cản nào đó thì ta có thể kỳ vọng sẽ có một cu breakout theo hướng của xu hướng và ngược lại. Nếu bạn thấy Histogram của MACD nhỏ hơn thì có nghĩa là động lượng của thị trường đang yếu đi và chúng nên nên mong đợi sự đảo chiều từ ngưỡng cản hơn là cú phá vỡ.

Ví dụ về cặp EURGBP, các bạn xem hình bên dưới:

1.png

Các bạn chú ý mũi tên đầu tiên trong phần Histogram của MACD, chúng tăng lên cho thấy xu hướng đang có động lượng mạnh mẽ. Giá đang ở ngưỡng kháng cự trước đó, nên ta có thể kỳ vọng một cú breakout khỏi ngưỡng này.

Những lần giá cố vượt lên ngưỡng kháng cự (mũi tên thứ 2) thì histogram đều tăng cao cho thấy động lượng đi lên của giá mạnh mẽ. Như vậy chúng ta có thể tìm thời điểm thích hợp để mua vào sau khi giá breakout khỏi ngưỡng kháng cự.

Hình bên dưới là đánh dấu thời điểm có thể mua vào cho cặp tiền này sau cú breakout:

2.png

Ví dụ lệnh bán ở cặp CHFJPY các bạn nhìn hình bên dưới:

3.png

Chúng ta thấy giá tiếp cận ngưỡng hỗ trợ với động lượng mạnh được thể hiện qua histogram trên MACD (mũi tên), như vậy chúng ta có thể kỳ vọng khả năng cao một cú breakout sẽ xảy ra.

Hình bên dưới thể hiện các điểm vào lệnh dừng lỗ và chốt lời cho chiến lược bán khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ.

4.png

Sử dụng chỉ báo RSI để xác định sức mạnh của cú breakout


RSI cũng là một chỉ báo nổi tiếng trong giới trading và được đông đảo anh em trader sử dụng. Chỉ báo này dao động trong khoảng 0 đến 100, chủ yếu dùng để xác định điểm quá mua quá bán. Trong đó, RSI vượt mức 0 được coi là quá mua và vượt mức 30 được xem là quá bán. Khi thị trường ở vùng quá mua quá bán thì có khả năng sẽ đảo chiều.

Tuy nhiên trong bài viết này chúng ta không sử dụng vùng quá mua quá bán của RSI mà chúng ta sẽ sử dụng tín hiệu phân kỳ của RSI để xác định sức mạnh của giá.

Nhắc lại một chút về phân kỳ. Tín hiệu phân kỳ là tín hiệu mà giá tạo đỉnh cao mới hoặc đáy thấp mới nhưng chỉ báo dao động như RSI lại cho tín hiệu ngược lại. Việc chỉ báo dao động cho tín hiệu này thể hiện thị trường tạo được đỉnh đáy tiếp diễn xu hướng nhưng lại với động lượng yếu, cho thấy xu hướng đang mất dần động lượng. Đây chính là dấu hiệu đảo chiều mà rất nhiều trader theo dõi.

Ví dụ về lệnh mua:
  • Tìm tín hiệu phân kỳ trên xu hướng giảm.
  • Chờ cho giá phá vỡ ngưỡng kháng cự quan trọng.
  • Chờ cho giá giữ ở trên ngưỡng kháng cự để xác nhận cú phá vỡ.
  • Vào lệnh mua và đặt dừng lỗ bên dưới điểm phá vỡ. Lợi nhuận đặt ở đỉnh trước đó hoặc khi thị trường tạo đỉnh mới.
Hình bên dưới là ví dụ về tín hiệu mua trên cặp GBPCAD kèm theo tín hiệu phân kỳ với điểm vào lệnh, điểm dừng lỗ (màu đỏ) và chốt lời (màu xanh):

5.png

Ví dụ về tín hiệu bán:
  • Tương tự nhưng với nguyên tắc ngược lại tín hiệu mua:
  • Tìm tín hiệu phân kỳ trên xu hướng tăng.
  • Chờ cho giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ quan trọng.
  • Chờ cho giá giữ ở bên dưới ngưỡng hỗ trợ để xác nhận cú phá vỡ.
  • Vào lệnh bán và đặt dừng lỗ bên trên điểm phá vỡ. Lợi nhuận đặt ở đáy trước đó hoặc khi thị trường tạo đáy mới.
Hình trên là ví dụ về lệnh bán kèm theo tín hiệu phân kỳ, với điểm vào lệnh, dừng lỗ và chốt lời.

6.png

Như vậy 2 chỉ báo MACD và RSI có thể được sử dụng để xác nhận sức mạnh của các cú breakout từ đó gia tăng xác suất cho các chiến lược giao dịch theo hướng phá vỡ. Các anh em dùng thử kỹ thuật này nhé. Cúng khá đơn giản và dễ nắm bắt đó chứ.

Trích nguồn: forex.academy
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Cảm ơn admin @Phương Thúy . Đúng cái mình đang cần. Đang cải tiến phương pháp Bob Volman. Như một số ý kiến có nêu, việc kết hợp price action kết hợp các chỉ báo về động lượng, xung lượng, sẽ cải thiện xác xuất thành công của phương pháp Bob Volman.
Các chỉ báo MACD, phân kỳ RSI và volume có thể giúp được việc này (chỉ báo quá bán/mua RSI, chỉ báo Bollinger bands.. cũng có thể).
Chúc mừng năm mới.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 342 Xem / 16 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 740 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 179 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,242 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên