“Chỉ số Niềm tin về sự sụp đổ” của thị trường đang cho thấy điều gì? Liệu tình hình có thực sự nghiêm trọng?

“Chỉ số Niềm tin về sự sụp đổ” của thị trường đang cho thấy điều gì? Liệu tình hình có thực sự nghiêm trọng?

“Chỉ số Niềm tin về sự sụp đổ” của thị trường đang cho thấy điều gì? Liệu tình hình có thực sự nghiêm trọng?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,120
29,782
Trên thị trường tồn tại một chỉ báo với tên gọi là 'Crash Confidence Index' (tạm dịch: Chỉ số niềm tin về sự sụp đổ), nó được tạo ra nhằm đo lường mức độ lo lắng của những người tham gia về một sự sụp đổ bất ngờ của thị trường. Và trong một thời điểm nhạy cảm với nhiều rủi ro như hiện tại, chúng ta hãy cùng xem chỉ báo này đang cho thấy điều gì nhé!

Theo 'Crash Confidence Index', phần lớn các nhà đầu tư cá nhân lo lắng về khả năng thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sụp đổ - và đó là xu hướng đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ báo này là một dạng chỉ báo ngược, tức là sẽ là một dấu hiệu xấu nếu các nhà đầu tư tin tưởng rằng một vụ sụp đổ sẽ không xảy ra. Vì vậy, ít nhất nếu nhìn vào chỉ báo này ở hiện tại, chúng ta có thể bớt lo lắng hơn về một cú sập trên diện rộng.

Mark Hullbert của marketwatch đã lưu ý rằng họ có thể nghiên cứu mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và sự lo lắng về sự sụp đổ nhờ một cuộc khảo sát hàng tháng đối với các nhà đầu tư mà giáo sư tài chính Robert Shiller của Đại học Yale đã thực hiện từ năm 2001. Một câu hỏi mà cuộc khảo sát đặt ra: “Bạn nghĩ xác suất của một sự sụp đổ thảm khốc của thị trường chứng khoán ở Hoa Kỳ - chẳng hạn như ngày 28 tháng 10 năm 1929 hay ngày 19 tháng 10 năm 1987 - trong sáu tháng tới là như thế nào? ”

>> Đọc thêm: Giá vàng đang xây một nền giá tương tự hồi 1999, mức giá mà nó đã không bao giờ trở lại!

Shiller thể hiện kết quả dưới dạng tỷ lệ phần trăm người được hỏi tin rằng xác suất này nhỏ hơn 10%. Hiện tại, như chúng ta có thể thấy ở biểu đồ bên dưới, 22.8% nhà đầu tư cá nhân tin rằng xác suất này là thấp. Lần duy nhất khác kể từ năm 2001 khi tỷ lệ phần trăm này thấp hơn nữa là ở mức đáy của thị trường gấu 2007-2009 và 2011. Đó chắc chắn là những thời kỳ mà thị trường chuẩn bị bứt phá.

Screen Shot 2022-10-12 at 16.55.20.png

Ghi chú: Vì biểu đồ này có thể gây nhầm lẫn nên người đọc cần phải cẩn trọng khi quan sát. Biểu đồ không hiển thị tỷ lệ phần trăm các nhà đầu tư nghĩ rằng có thể xảy ra sự cố sụp đổ. Thay vào đó, biểu đồ hiển thị tỷ lệ phần trăm tin rằng xác suất này thấp. Vì vậy, các giá trị thấp hơn trên biểu đồ chỉ ra rằng lo lắng về sự sụp đổ là phổ biến hơn và ngược lại. Ví dụ: 22.8% số liệu hiện tại trên biểu đồ có nghĩa là có đến 77.2% người tin rằng xác suất có một vụ sụp đổ thảm khốc lớn hơn 10%.

Để đánh giá sức mạnh của chỉ báo ngược này, hãy cùng quan sát dữ liệu trong bảng dưới đây. Nó tương phản với tổng lợi nhuận thực tế của S&P 500. Sự khác biệt là rất đáng kể, tương ứng với mức độ tin cậy khoảng 95% mà các nhà thống kê thường sử dụng để đánh giá xem một mẫu thống kê có đáng tin hay không.

Screen Shot 2022-10-12 at 16.55.29.png
>> Đọc thêm: [Quan điểm] Tại sao không nên đặt cược vào sự “sớm xoay trục” của FED?

Xác suất thực tế của một cú sập


Cuộc khảo sát của Shiller tập trung vào nhận thức chủ quan của các nhà đầu tư về xác suất xảy ra cú sập. Trong thực tế, xác suất là thấp hơn, thấp hơn rất nhiều!

Minh chứng cho điều này là nhờ nghiên cứu thực hiện bởi Xavier Gabaix, giáo sư tài chính tại Đại học Harvard. Sau khi phân tích nhiều thập kỷ lịch sử thị trường chứng khoán ở cả Hoa Kỳ và các quốc gia khác, ông và các đồng tác giả của mình đã đưa ra một công thức dự đoán tần suất sụp đổ của thị trường chứng khoán trong một thời gian dài. Công thức này đã hoạt động hiệu quả đáng kể trong hai thập kỷ kể từ khi nó được xuất bản lần đầu tiên.

Trong một email, Gabaix cho biết công thức của họ ước tính rằng xác suất thị trường chứng khoán lao dốc 22.6% trong một ngày chỉ là 0.33% trong khoảng thời gian sáu tháng. Con số phần trăm đó đã được sử dụng vì đó là tỷ lệ giá trị mà Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones đã mất vào ngày 19 tháng 10 năm 1987.

Do tỷ lệ phần trăm này quá thấp, chúng tôi biết rằng các xác suất chủ quan được báo cáo trong cuộc khảo sát của Shiller gần như chỉ phản ánh tâm lý của nhà đầu tư hơn là thực tế khách quan. Đó là lý do tại sao những người thuộc trường phái đối lập không e ngại về mức độ lo lắng (về một cú sụp đổ của thị trường) mà những người được khảo sát cho thấy. Thậm chí, đây còn là một dấu hiệu tích cực đối với họ ở góc độ nào đó, chẳng hạn như bảng thống kê ở trên.

Tóm lại, những luận điểm được đưa ra trong bài phân tích này khá giống với lời khuyên đầu tư của huyền thoại Warren Buffett mà mình xin được dẫn lại: “hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và sợ hãi khi người khác tham lam.”

Còn anh em thì tham lam hay sợ hãi lúc này?

Tham khảo: MarketWatch

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm: Xem chi tiết tại đây.
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 214 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 996 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,264 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 324 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,320 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 341 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên