Chia sẻ cuộc sống trading

Chia sẻ cuộc sống trading

Chia sẻ cuộc sống trading
hay lắm bác, đúng cái em muốn nói nhưng em ko có nói hay như bác được, em ko có rành về Phật Pháp

Nói đơn giản như thế này, em thấy mọi người bị tâm lý rồi sau đó hành động thiếu kỹ luật không tuân thủ các quy tắc đặt ra về điều kiện vào lệnh và quản trị rủi ro. Vậy bây giờ giả sử chúng ta hành động nhất quán có kỷ luật từ đầu đến cuối thì chúng ta kiếm được tiền nhờ vào cái gì, cái gì sinh ra tiền cho chúng ta, là do hành động có kỷ luật hay lợi nhuận dc sinh ra là do kiếm dc lãi từ hệ thống vào lệnh và ít bị mất lãi do biết cách quản trị rủi ro. Vậy cốt lõi của việc kiếm được tiền là ở hệ thống vào lệnh với quản trị rủi ro hay do chỉ cần tuân thủ kỷ luật là có thể kiếm được tiền đây?

Nhiều người đang bị các trader thành công tẩy não do họ thường đề cập đến vấn đề quản lý cảm xúc hành động nhất quán là kiếm được tiền mà thiếu để ý là mấy ông này quan tâm chủ yếu đến quản trị rủi ro với quản lý cảm xúc là do họ đã có 1 hệ thống tối ưu đã được rèn luyện qua năm này tháng nọ rồi, nên kỷ năng phân tích và kỹ năng giao dịch của họ ở dạng bậc thầy rồi nên đối với họ chỉ cần quan tâm đến quản lý rủi ro và quản lý cảm xúc là chủ đạo

Một hệ thống tốt là nó phải gắn kết giữa hệ thống vào lệnh và hệ thống quản trị rủi ro, nó phải phản ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh của thị trường, ví dụ như khi bạn vào lệnh buy, thị trường đi được một đoạn thì yếu dần thì có nên chốt sớm hay vẫn đợi nó TP theo cách quản tri rủi ro đặt ra trước đó hoặc vừa mới vào lệnh buy chạy được tí thì nó đảo chiều cắm đầu thì có nên cắt sớm hay đợi nó hit SL? và phải giải thích được lý do đưa ra quyết định của mình dựa trên xác suất thống kê thì mới đáng tin cậy. Nếu trader có thể phản ứng lình hoạt trọng mọi tình huống thì sao tâm lý chốt non vẫn sinh ra được, nếu hiểu thị trường nó đang vào trend mạnh, có thể đợi nó chỉnh vào sau cũng được thì sao tâm lý FOMO sinh ra và quấy nhiễu mình được. Vấn đề là do ko hiểu thị trường và ko hiểu hệ thống của mình đang dùng nên ko tự tin và biến đổi linh hoạt được nên mới sinh ra tâm lý này tâm lý kia. Chúng ta lào vào tìm cách giải quyết vấn đề tâm lý nhưng chưa bao giờ đặt câu hỏi: "ủa vấn đề tâm lý nó sinh ra từ đâu? tại sao mình lại sợ hãi, rõ ràng mình vào lệnh đúng như set up và cách quản trị rủi ro cũng đã thống nhất rồi vậy vì sao vẫn sợ hãi"

Bác nói giống ý em. Bổ sung thêm 1 cái là các bác trader thành công nói rằng tâm lý tốt sẽ giúp trade tốt với tài khoản lớn. Nó xây dựng trên cơ sở là đã trade tốt sẵn trên tài khoản nhỏ khi mà ít bị tâm lý. Nhiều bác đọc lướt hay cố tình lờ đi ý của các bác trader thành công là thế nào.
 
Bác nói giống ý em. Bổ sung thêm 1 cái là các bác trader thành công nói rằng tâm lý tốt sẽ giúp trade tốt với tài khoản lớn. Nó xây dựng trên cơ sở là đã trade tốt sẵn trên tài khoản nhỏ khi mà ít bị tâm lý. Nhiều bác đọc lướt hay cố tình lờ đi ý của các bác trader thành công là thế nào.
do mọi người ko đặt vào bối cảnh để suy xét nếu mấy ông nay hồi trẻ thì chắc chỉ ngồi chém về PTKT với các mô hình setup là chính, giờ thì họ đã trải qua giai đoạn mài dũa với hệ thống rồi nên còn lại bây giờ họ chỉ quan tâm làm sao quản trị rủi ro với quản lý cảm xúc để giao dịch được số vốn lớn.
 
do mọi người ko đặt vào bối cảnh để suy xét nếu mấy ông nay hồi trẻ thì chắc chỉ ngồi chém về PTKT với các mô hình setup là chính, giờ thì họ đã trải qua giai đoạn mài dũa với hệ thống rồi nên còn lại bây giờ họ chỉ quan tâm làm sao quản trị rủi ro với quản lý cảm xúc để giao dịch được số vốn lớn.

Đúng vậy bác.

Trader thành công nói "Tâm lý giao dịch giúp trade tốt tài khoản lớn" (nếu đã trade tốt sẵn với tài khoản nhỏ).

Nhiều ông đọc xong lược bớt thành "Tâm lý giao dịch giúp trade tốt".

Hài thật.
 
Những bác theo quan điểm hệ thống giao dịch tốt làm điều kiện cần có thể lấy ví dụ "Thử nghiệm Con rùa" của huyền thoại Richard Dennis ra làm minh chứng.

Theo tôi thử nghiệm này sẽ hoàn hảo nếu "các con rùa" trade bằng tiền của chính họ, khi đó vai trò và ảnh hưởng của tâm lý sẽ có tác động mạnh hơn là để "các con rùa" trade bằng tiền của Richard Dennis.
 
Những bác theo quan điểm hệ thống giao dịch tốt làm điều kiện cần có thể lấy ví dụ "Thử nghiệm Con rùa" của huyền thoại Richard Dennis ra làm minh chứng.

Theo tôi thử nghiệm này sẽ hoàn hảo nếu "các con rùa" trade bằng tiền của chính họ, khi đó vai trò và ảnh hưởng của tâm lý sẽ có tác động mạnh hơn là để "các con rùa" trade bằng tiền của Richard Dennis.

Trong các bác PTKT thì em thích bác này với bác Darvas. PTCB thì em thích Benjamin Graham và Peter Lynch, em ko thích ông Buffett chút nào, cơ bản ông đó không phải nhà đầu tư mà là chủ doanh nghiệp núp bóng đầu tư.
 
Không liên quan đến chủ đề của bác thớt @quocquang nhưng em thấy trên diễn đàn đang có 3 bài viết cùng 1 group đang tích cực nâng bi lẫn nhau, với lý lẽ hết sức thánh thiện, ngôn từ chuẩn mực, điển hình của nhóm nói chuyện đạo lý, dự là sắp có drama mới.
 
Ý là làm sao bác có thể hành động kỷ luật theo quy tắc của bác trong thời gian dài ấy.

Thế làm sao bác đi làm đúng giờ trong 1 thời gian dài, nghĩ phức tạp thì nó phức tạp, nghĩ đơn giản thì nó đơn giản, trading nó quá kì lạ hãy liên hệ với những gì thường ngày.
 
Trả lời nốt cho bạn nhé, giờ tôi chẳng còn hứng thú nói nữa:
Tôi dùng khung 1h xác định xu hướng tt hiện tại. Khung 5m để xác định vùng giá thị trường bắt đầu xu hướng, chờ tt quay lại vùng giá đó xem điểm kết thúc và đặt lệnh limit ở đó. Khối lượng tùy thuộc khoảng cách điểm đặt lệnh và stploss để kiểm soát rủi ro. Tôi ít bị hitstploss, khi tt tới điểm dừng lỗ là đã đảo chiều, tất nhiên là vẫn có lúc gặp phải điều đó, nhưng cắt lỗ luôn là ưu tiên số 1. 1 thị trường ngày 2-3 lệnh tùy tt hôm đó.
Vâng cám ơn bác.mỗi một hệ thống đều có mức sụt giảm tài khoản .như cách giao dịch của Bác thì sụt giảm lúc nặng nhất là bao nhiêu phần trăm .một lệnh bác sl bao nhiêu % tk.
 
Vâng cám ơn bác.mỗi một hệ thống đều có mức sụt giảm tài khoản .như cách giao dịch của Bác thì sụt giảm lúc nặng nhất là bao nhiêu phần trăm .một lệnh bác sl bao nhiêu % tk.
Rủi ro trong mỗi giao dịch của tôi tối đa 1% tài khoản, thỉnh thoảng tt giật giá nhanh khiến lệnh bị trượt quá, tuy nhiên hiếm khi xảy ra. " Mỗi hệ thống đều có mức sụt giảm tài khoản " là không hoàn toàn chính xác. Có 2 lý do chính dẫn đến bạn có chuỗi thua lỗ liên tục mà không hề liên quan htgd:
- Bạn vào lệnh quá sớm, ở những thời điểm chắc chắc thị trường sẽ chạm tới ST của bạn dù mua hay bán, trừ khi bạn đặt dừng lỗ cách cả trăm pip, tuy nhiên điều này sẽ làm hỏng R:R của bạn.
- Vào lệnh ngược chiều xu hướng thị trường: Ví dụ trong một thị trường xu hướng tăng, sẽ có những thời điểm xuất hiện mô hình, chỉ báo đảo chiều giảm, những cú False breakout, và bạn cứ thế đặt lệnh bán dẫn tới thua lỗ liên tục.
Tóm lại khi bạn tuân thủ cắt lỗ và vào lệnh theo nguyên tắc của mình, linh hoạt theo xu hướng thị trường thì sẽ không gặp một chuỗi thua liên tục. Nếu bạn làm đúng vậy vẫn gặp chuỗi thua thì do phương pháp của bạn chưa hoàn thiện và bạn chưa xác định được xu hướng thị trường hiện tại.
Không phải cứ thị trường đang tăng mua vào là thắng hay ngược lại, bạn cần phải biết ngồi ngoài quan sát và chờ đợi đúng điểm đặt lệnh.
 
Các bác sa đà vào chỉ trích cá nhân làm cho ae căng thẳng quá.
Gửi @Seabird @tradermapmap : Mình đặc biệt rất thích những bài chia sẻ kiến thức của 2 bác, nhất là "thuyết trading chi đạo" của bác tradermapmap, và đặc biệt là hệ thống breakout sideway với khẩu hiệu "lúc nó yếu nhất lúc mình ngon nhất" của bác Seabird.
Đúng rồi .thấy hai bác chia sẻ đều rất hay. Nói chung . Trong câu chuyện ko thể tránh khỏi mâu thuẫn .đó là
Rủi ro trong mỗi giao dịch của tôi tối đa 1% tài khoản, thỉnh thoảng tt giật giá nhanh khiến lệnh bị trượt quá, tuy nhiên hiếm khi xảy ra. " Mỗi hệ thống đều có mức sụt giảm tài khoản " là không hoàn toàn chính xác. Có 2 lý do chính dẫn đến bạn có chuỗi thua lỗ liên tục mà không hề liên quan htgd:
- Bạn vào lệnh quá sớm, ở những thời điểm chắc chắc thị trường sẽ chạm tới ST của bạn dù mua hay bán, trừ khi bạn đặt dừng lỗ cách cả trăm pip, tuy nhiên điều này sẽ làm hỏng R:R của bạn.
- Vào lệnh ngược chiều xu hướng thị trường: Ví dụ trong một thị trường xu hướng tăng, sẽ có những thời điểm xuất hiện mô hình, chỉ báo đảo chiều giảm, những cú False breakout, và bạn cứ thế đặt lệnh bán dẫn tới thua lỗ liên tục.
Tóm lại khi bạn tuân thủ cắt lỗ và vào lệnh theo nguyên tắc của mình, linh hoạt theo xu hướng thị trường thì sẽ không gặp một chuỗi thua liên tục. Nếu bạn làm đúng vậy vẫn gặp chuỗi thua thì do phương pháp của bạn chưa hoàn thiện và bạn chưa xác định được xu hướng thị trường hiện tại.
Không phải cứ thị trường đang tăng mua vào là thắng hay ngược lại, bạn cần phải biết ngồi ngoài quan sát và chờ đợi đúng điểm đặt lệnh.
Vâng .ý em là bác thua 1 chuỗi bao nhiêu lệnh là nhiều nhất ý.ví dụ 5 7 lệnh liên tiếp chả hạn. Bác dùng thuần FA hay thêm cả chỉ báo nữa.
 
Lý do chính cho mọi tranh luận tôi tin rằng ở sự thật mà người ta nhận thức được! Cho tới khi nhận ra chân lý tối hậu - thứ bất biến với tất cả mọi người nếu đã nhận ra được nó - thì người ta vẫn sẽ tiếp tục tranh luận mà đa số các cuộc tranh luận tôi thấy thường là vô bổ! Thay vào đó hãy chọn một người, một phương pháp và thực hành lặp đi lặp lại với nó trong một thời gian dài - có ý nghĩa hơn nhiều vì tự hành động ấy sẽ dẫn chúng ta đến sự thật.
Nếu như tôi tiếp tục làm và kiếm được tiền từ phương pháp của tôi, qua thời gian dài cỡ 3-4 năm trở lên, thì chẳng có lý luận của bất cứ trader nào có thể làm tôi từ bỏ hay lung lay được cả bởi vì nó chả có ý nghĩa gì với tôi. Đấy là chân lý mà tôi đã tự chứng thực bằng con số.
Để có được cái chân lý như vậy, thì có cách đơn giản nhất là thực hành 1 phương pháp đã được kiểm chứng, theo thời gian dài từ 2-3 năm trở lên. Lăn lộn sống chết với nó, bởi vì khi dùng 1 pp duy nhất, tự nhiên sẽ nhận ra các hoàn cảnh lặp đi lặp lại, gần như giống nhau ở một số thời điểm. Lúc ấy sẽ Ngộ tự ngộ ra về mặt kĩ thuật.
Từ khi ngộ ra được về mặt kĩ thuật đó, giống như ronaldo hồi mới đá cho MU. Thì chặng đường lúc này mới thực sự bắt đầu, lúc này mới cần tới tâm lý bởi vì cuộc chiến cuối cùng là cuộc chiến với chính mình - làm chủ bản thân mình để đưa ra hành động đúng! Còn tầm này vẫn tranh luận system phương pháp này kia thì vẫn chưa cứng, tâm lý ko có tác dụng gì nhiều - có chăng là khả năng làm bạn với nỗi đau hit stoploss. Thế còn sự hưng phấn khi hit Tp? Hay sự nhàm chán vì mọi thứ lặp đi lặp lại? Cuộc chiến cân bằng cảm xúc ở 2 câu hỏi trên còn khó hơn nhiều lần so với việc làm bạn với nỗi đau.
Những lần sai lớn nhất thường xuất hiện sau một chuỗi win dài, thị trường bắt chúng ta phải tôn trọng nó theo đúng bản chất của nó. Còn chuỗi đi ngang nhàm chán càng khó chịu hơn nữa! Đôi khi chuỗi đi ngang dẫn tới sự nóng vội muốn đột phá, mà thường thì BreakDown tài khoản.
Mỗi người đọc đến đây sẽ có một cảm nhận khác nhau, có người sẽ cười khẩy - có người thấy sâu sắc - có người thấy ngứa mắt mà có người thì cười ra nước mắt vì thấy mình trong đó ... chính điều đó tạo ra hành động tiếp theo của bạn, trả lời theo cảm nhận của mình về những điều tôi trình bày - đó chính xác là vấn đề tâm lý - thứ ảnh hưởng đến hành động của chúng ta.
Cho tới khi nào luyện được trạng thái tạm đủ ( còn tiến hoá nữa) là không quan tâm tới bất kì điều gì ngoài việc tập trung vào hành động của chính bản thân mình, chỉ làm việc cần làm, nói cái cần nói, nhìn cái cần nhìn, nghĩ cái cần nghĩ. Thì tôi tin là chúng ta vẫn đang giao dịch với sự chi phối từ cảm xúc thắng/thua được/ mất nhiều hơn - đac giao dịch với trạng thái này thì tôi tin rằng ko ai kiếm được tiền trong dài hạn ( cỡ 40 lệnh)
Cái trạng thái này chính xác là trading in the zone hay gọi là giác quan thứ 6 hay cái gì đó cũng được - ai cũng có đôi lần trải nghiệm việc nắm rõ hướng đi thị trường - cảm nhận được rất rõ - nhưng trạng thái này theo quy luật của sự vô thường - nó chắc chắn không tồn tại mãi - nó sẽ yếu đi - biến mất và lại xuất hiện.
Nên vấn đề là phải đưa được bản thân vào trạng thái này, rồi lúc đó hãy giao dịch. Khi hết trạng thái thì phải nhận ra để cơ thể và tinh thần hồi phục.
Một vài chia sẻ - ko hi vọng ai đồng cảm mà cũng ko thất vọng ai chê bai.
Nếu để khuyên thật lòng, thì tôi khuyên ai đọc bài này mà vẫn cảm thấy xao động theo cả hai hướng tích cực hay tiêu cực - tốt nhất nên ngừng giao dịch. Còn ai đọc mà thấy vô vi, không cảm xúc gì - thì chào cụ, cụ mở lớp cho em theo với.
 
hay lắm bác, đúng cái em muốn nói nhưng em ko có nói hay như bác được, em ko có rành về Phật Pháp

Nói đơn giản như thế này, em thấy mọi người bị tâm lý rồi sau đó hành động thiếu kỹ luật không tuân thủ các quy tắc đặt ra về điều kiện vào lệnh và quản trị rủi ro. Vậy bây giờ giả sử chúng ta hành động nhất quán có kỷ luật từ đầu đến cuối thì chúng ta kiếm được tiền nhờ vào cái gì, cái gì sinh ra tiền cho chúng ta, là do hành động có kỷ luật hay lợi nhuận dc sinh ra là do kiếm dc lãi từ hệ thống vào lệnh và ít bị mất lãi do biết cách quản trị rủi ro. Vậy cốt lõi của việc kiếm được tiền là ở hệ thống vào lệnh với quản trị rủi ro hay do chỉ cần tuân thủ kỷ luật là có thể kiếm được tiền đây?

Nhiều người đang bị các trader thành công tẩy não do họ thường đề cập đến vấn đề quản lý cảm xúc hành động nhất quán là kiếm được tiền mà thiếu để ý là mấy ông này quan tâm chủ yếu đến quản trị rủi ro với quản lý cảm xúc là do họ đã có 1 hệ thống tối ưu đã được rèn luyện qua năm này tháng nọ rồi, nên kỷ năng phân tích và kỹ năng giao dịch của họ ở dạng bậc thầy rồi nên đối với họ chỉ cần quan tâm đến quản lý rủi ro và quản lý cảm xúc là chủ đạo

Một hệ thống tốt là nó phải gắn kết giữa hệ thống vào lệnh và hệ thống quản trị rủi ro, nó phải phản ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh của thị trường, ví dụ như khi bạn vào lệnh buy, thị trường đi được một đoạn thì yếu dần thì có nên chốt sớm hay vẫn đợi nó TP theo cách quản tri rủi ro đặt ra trước đó hoặc vừa mới vào lệnh buy chạy được tí thì nó đảo chiều cắm đầu thì có nên cắt sớm hay đợi nó hit SL? và phải giải thích được lý do đưa ra quyết định của mình dựa trên xác suất thống kê thì mới đáng tin cậy. Nếu trader có thể phản ứng lình hoạt trọng mọi tình huống thì sao tâm lý chốt non vẫn sinh ra được, nếu hiểu thị trường nó đang vào trend mạnh, có thể đợi nó chỉnh vào sau cũng được thì sao tâm lý FOMO sinh ra và quấy nhiễu mình được. Vấn đề là do ko hiểu thị trường và ko hiểu hệ thống của mình đang dùng nên ko tự tin và biến đổi linh hoạt được nên mới sinh ra tâm lý này tâm lý kia. Chúng ta lào vào tìm cách giải quyết vấn đề tâm lý nhưng chưa bao giờ đặt câu hỏi: "ủa vấn đề tâm lý nó sinh ra từ đâu? tại sao mình lại sợ hãi, rõ ràng mình vào lệnh đúng như set up và cách quản trị rủi ro cũng đã thống nhất rồi vậy vì sao vẫn sợ hãi"
Có ông nghiện thuốc phiện hay thuốc lá hay rượu chè nào ko biết tác hại của những thứ đó hay ko? có ai ko hiểu việc sinh hoạt giờ giấc lành mạnh, tập thể dục điều độ sẽ có sức khoẻ tốt ko?
hiểu biết chỉ là 1 phần còn làm được theo hiểu biết đó nó thuộc về phần rất khác - đó là làm chủ tâm.
Để làm chủ tâm có nhiều cách, thiền là 1 trong các cách đó. Chỉ khi đã thiền rồi mới thấy mình bị ảnh hưởng bởi tâm như thế nào, làm thế nào mà cảm xúc được sinh ra, làm thế nào mà cảm giác tạo ra cảm xúc và cảm xúc lại tạo ra cảm giác - sự tác động qua lại đó từ bên trong tạo ra hành động bên ngoài như thế nào. Khi trải nghiệm qua rồi thì tạm gọi là có tuệ, nhưng tuệ này cũng ko phải là mãi mãi vì bản chất mọi thứ luôn chuyển động không ngừng, cơ thể sinh lý tâm lý, các hoàn cảnh xung quanh, âm thanh ánh sáng mùi hương liên tục tác động lên chúng ta tạo ra các phản ứng tiêu cực hay tích cực từ bên trong. Vì thế quan sát được tâm mình và bắt nó làm theo khuôn phép của mình là điều cực kì khó.
Có ai muốn chửi nhau đánh nhau, cãi nhau đâu? Nhưng khi vào tình huống thì mới biết được ai mới là người bình tĩnh giải quyết được vấn đề còn ai thì ko? Ở trạng thái bình thường, việc ko liên quan tới bản thân, ai mà chẳng có được sự bình tĩnh? Có ai đọc đến đây dám khẳng định mình chưa bao giờ bực tức, chưa bao giờ cảm thấy khó chịu hay ko?
Vì thế để tuân thủ được cái kỉ luật hay quy tắc đặt ra, bắt buộc phải làm chủ được cảm xúc hay tâm lý.
Còn làm chủ cảm xúc rồi ko có nghĩa là mãi mãi làm chủ được, vì sống ở đời ko phải là người tu tập chắc chắn sẽ lại có lúc như ý và có lúc bất như ý, luôn phải đấu tranh để giữ được trạng thái đó, khó khăn là ở đấy.
Tóm lại thì trải nghiệm thật nhiều sẽ tới lúc tự đồng ý với những câu danh ngôn mà các bậc tiền bối đã đúc rút , kiểu dạng như " đây là cuộc chiến về sự cân bằng cảm xúc, không phải cuộc chiến của việc ai thông minh hơn" ; thay vì nhảy qua bức tường 2m tôi sẽ tìm vị trí bức tường chỉ cao 20cm để nhảy qua...
 
Có ông nghiện thuốc phiện hay thuốc lá hay rượu chè nào ko biết tác hại của những thứ đó hay ko? có ai ko hiểu việc sinh hoạt giờ giấc lành mạnh, tập thể dục điều độ sẽ có sức khoẻ tốt ko?
hiểu biết chỉ là 1 phần còn làm được theo hiểu biết đó nó thuộc về phần rất khác - đó là làm chủ tâm.
Để làm chủ tâm có nhiều cách, thiền là 1 trong các cách đó. Chỉ khi đã thiền rồi mới thấy mình bị ảnh hưởng bởi tâm như thế nào, làm thế nào mà cảm xúc được sinh ra, làm thế nào mà cảm giác tạo ra cảm xúc và cảm xúc lại tạo ra cảm giác - sự tác động qua lại đó từ bên trong tạo ra hành động bên ngoài như thế nào. Khi trải nghiệm qua rồi thì tạm gọi là có tuệ, nhưng tuệ này cũng ko phải là mãi mãi vì bản chất mọi thứ luôn chuyển động không ngừng, cơ thể sinh lý tâm lý, các hoàn cảnh xung quanh, âm thanh ánh sáng mùi hương liên tục tác động lên chúng ta tạo ra các phản ứng tiêu cực hay tích cực từ bên trong. Vì thế quan sát được tâm mình và bắt nó làm theo khuôn phép của mình là điều cực kì khó.
Có ai muốn chửi nhau đánh nhau, cãi nhau đâu? Nhưng khi vào tình huống thì mới biết được ai mới là người bình tĩnh giải quyết được vấn đề còn ai thì ko? Ở trạng thái bình thường, việc ko liên quan tới bản thân, ai mà chẳng có được sự bình tĩnh? Có ai đọc đến đây dám khẳng định mình chưa bao giờ bực tức, chưa bao giờ cảm thấy khó chịu hay ko?
Vì thế để tuân thủ được cái kỉ luật hay quy tắc đặt ra, bắt buộc phải làm chủ được cảm xúc hay tâm lý.
Còn làm chủ cảm xúc rồi ko có nghĩa là mãi mãi làm chủ được, vì sống ở đời ko phải là người tu tập chắc chắn sẽ lại có lúc như ý và có lúc bất như ý, luôn phải đấu tranh để giữ được trạng thái đó, khó khăn là ở đấy.
Tóm lại thì trải nghiệm thật nhiều sẽ tới lúc tự đồng ý với những câu danh ngôn mà các bậc tiền bối đã đúc rút , kiểu dạng như " đây là cuộc chiến về sự cân bằng cảm xúc, không phải cuộc chiến của việc ai thông minh hơn" ; thay vì nhảy qua bức tường 2m tôi sẽ tìm vị trí bức tường chỉ cao 20cm để nhảy qua...
Quá đúng rồi bác, cuộc đời này vốn là 1 cuộc chiến với bản tâm của chúng ta, cuộc chiến này không bao giờ kết thúc cho đến khi bạn không còn ở trên đời này nữa. Nói làm chủ được cảm xúc cho khoa trương thôi, nói đúng hơn là chúng ta đang có lợi thế trong cuộc chiên tại thời điểm đấy thôi, cảm xúc nó có vô vàn nguyên nhân dẫn đến nên làm sao mà làm chủ hết được và trong thời gian dài được nên việc cố theo đuổi làm chủ nó hay còn mang tư tưởng cố chiến thắng bản thân cho bằng được thì sẽ rơi vào sự vô vọng, cách làm đúng đắn là sống cùng nó, kiểm soát nó để có cuộc đời được tốt đẹp hơn
 
Để bắt đầu với FA thì như bác đã biết rồi đó, lấy các tiêu chí CANSLIM làm cơ sở. Tôi chỉ dùng 3 yếu tố CANSLIM để lọc thôi.
1. Tăng trưởng EPS so với quý cùng kỳ năm trước >25%
2. Có yếu tố mới (sản phẩm mới, thị trường mới .v.v.) nói chung là có yếu tố catalyst
3. Lọc cổ phiếu mạnh trên cơ sở Comparative Relative Strength.

Thật sự may mắn khi đọc được những chia sẻ tâm huyết của các bác trong topic này.
Nhân đây em muốn nhờ bác @Cybertron chia sẻ sâu hơn về cách lọc cổ phiếu Việt Nam trên cơ sở 'Comparative Relative Strength' của bác được không ạ. (Em mới tìm hiểu về cách tính chỉ số này trên internet để áp dụng vào bộ lọc trên Amibroker nhưng có nhiều cách tính quá.)
Cảm ơn các bác rất nhiều! :D
 
Thật sự may mắn khi đọc được những chia sẻ tâm huyết của các bác trong topic này.
Nhân đây em muốn nhờ bác @Cybertron chia sẻ sâu hơn về cách lọc cổ phiếu Việt Nam trên cơ sở 'Comparative Relative Strength' của bác được không ạ. (Em mới tìm hiểu về cách tính chỉ số này trên internet để áp dụng vào bộ lọc trên Amibroker nhưng có nhiều cách tính quá.)
Cảm ơn các bác rất nhiều! :D
Có nhiều cách để lọc theo RS bác ạ, từ thủ công đến tự code cho đến dùng bộ lọc có sẵn trên các trang cung cấp chart. Nhanh nhất và tiện lợi nhất theo tôi thì bác dùng bộ lọc có sẵn. Ví dụ như trang Fialda.com. Trang đó có bộ lọc theo nhiều tiêu chí, trong đó có RS. Xài miễn phí.

Ví dụ như tôi thử lọc theo tiêu chí RS 52 tuần trên 70 thì ra kết quả có 260 mã đạt yêu cầu.

upload_2021-3-26_7-50-48.png
 
Có nhiều cách để lọc theo RS bác ạ, từ thủ công đến tự code cho đến dùng bộ lọc có sẵn trên các trang cung cấp chart. Nhanh nhất và tiện lợi nhất theo tôi thì bác dùng bộ lọc có sẵn. Ví dụ như trang Fialda.com. Trang đó có bộ lọc theo nhiều tiêu chí, trong đó có RS. Xài miễn phí.
Cảm ơn bác đã chia sẻ ạ.
Đọc hai cuốn sách của Mark và những bình luận của các bác đây em cũng được truyền cảm hứng rất nhiều để tiếp tục con đường đầu tư tài chính. Chúc các bác luôn dồi dào sức khỏe để sống trọn với đam mê của mình. :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 155 Xem / 4 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 80 Xem / 7 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 42 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 478 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 280 Xem / 8 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,069 Xem / 40 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,786 Xem / 78 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên