Chia sẻ hệ thống Day Trading của JOE ROSS - Hồi 4: Các mẫu hình consolidation

Chia sẻ hệ thống Day Trading của JOE ROSS - Hồi 4: Các mẫu hình consolidation

Chia sẻ hệ thống Day Trading của JOE ROSS - Hồi 4: Các mẫu hình consolidation

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,306
Dựa vào tiêu chí thời gian tồn tại của 1 vùng consolidation hay còn gọi là sideways, tôi tạm thời phân loại consolidation thành 4 mẫu hình chính :

+ 21 cây nến sideways hoặc nhiều hơn sẽ tạo thành "trading range" (tạm dịch là vùng giá đi ngang)

+ 11 tới 20 cây nến sideways sẽ tạo thành vùng tắc nghẽn "congestion".

+ 4 tới 10 cây nến sideways tạo nên 1 "ledge", ledge cũng được định nghĩa là vùng có các đỉnh và đáy cách nhau ít nhất 1 cây nến. Chúng ta trade breakout nó theo hướng của xu hướng cũ.

+ 4 tới 10 cây nến sideways nhưng không đạt điều kiện tạo thành 1 "ledge" thì ta gọi là "cluster" (tạm dịch là cụm nến).​

chart 1.png
LEDGE​
Hình bên dưới cho ta một ví dụ về vùng "ledge". Nó có 2 đỉnh kế tiếp nhau, cách nhau ít nhất 1 cây nến. Nó cũng có 2 đáy kế tiếp nhau, cũng cách nhau ít nhất 1 cây nến. Vì xu hướng trước là hu hướng giảm, nên chúng ta sẽ chờ breakout giá giảm và vào lệnh sell dưới biên dưới của ledge. Chúng ta đừng bao giờ đặt lệnh Buy ở biên trên.

Tại sao ledge hình thành? Ledge là khoảng dừng lại một chút của giá trong một xu hướng dài hoặc một con sóng. Nó được xem là một vùng mà trader đang do dự hoặc không biết có nên take profit hay không. Một ledge luôn luôn bắt đầu bằng một Ross hook (Ross hook là gì mời anh em xem lại hồi 3 nhé). Cụ thể mũi tên đỏ chính là Ross hook. Chúng ta để ý kỹ và nghiên cứu kỹ điểm Ross hook này nhé. Vì ở các hồi sau, ta sẽ đi sâu vào Ross hook này, nó là linh hồn của toàn bộ hệ thống. Nếu xác định chưa xác định được Ross hook, thì sẽ không biết cách để vào lệnh hiệu quả.​
CLUSTER

chart 2.png

Một "Cluster" bắt đầu bằng 1 Ross hook.

Tại sao vùng ở hình trên là "cluster" chứ không phải là "ledge". Đó là bởi vì vùng này có hai đỉnh cách nhau ít nhất 1 cây nến, nhưng không có hai đáy nối nhau, nó chỉ có 1 đáy. Tôi đã đánh dấu hai biên của cluster bằng đường chấm chấm. Khi sang hồi tiếp theo - cách nhận biết Consolidation, chúng ta sẽ thấy tại sao tôi hai đường chấm chấm nó khác với đường màu đỏ như thế nào. Nó là một cách để xác định phạm vi của 1 vùng consolidation, nó không giống như những gì chúng ta từng học.

Không đếm cây nến breakout thì có 7 cây nến trong vùng "cluster". (Phù hợp với tiêu chí ban đầu chúng ta đã biết, từ 4 - 10 cây nến và không thỏa điều kiện hình thành một "ledge").

CONGESTION

Bây giờ chúng ta cùng xem xét một mẫu hình consolidation nữa là vùng tắc nghẽn (congestion). Nhắc lại 1 lần nữa là congestion bao gồm 11 đến 21 cây nến nằm trong 1 vùng đi ngang sideways. Breakout không ăn thua trong vùng nến này. Đơn giản vì nó tắc nghẽn, mà tắc nghẽn thì không thể đi ra được.

chart 3.png

Tại sao đồ thị bên trên lại được gọi là congestion?

Câu trả lời là toàn bộ hành động giá đi ngang này di chuyển trong một khoảng khá hẹp. Trong vùng có tổng cộng 17 cây nến, quá nhiều để gọi là "ledge", nhưng lại quá ít để được gọi là "trading range" (vùng giá đi ngang).

Chúng ta sẽ có chương sau nói về vùng tắc nghẽn (congestion) và cách nhận biết nó. Lúc nó bạn sẽ hiểu tại sao chúng ta lại vẽ đường màu đỏ như vậy mà không phải là ngay tại đỉnh đáy của vùng.

TRADING RANGE

Một consolidation cuối cùng mà cũng là vùng rộng nhất, đó là "trading range" (tạm dịch là vùng giá đi ngang). Trading range là vùng giá sideways kéo dài trên 21 cây nến. Xác suất cao nhất để breakout vùng giá này là từ cây nến thứ 21 đến cây thứ 29.

Bên dưới là ví dụ minh họa một "trading range":

chart 4.png

Tại một vài điểm chúng ta có thể nói giá không còn đi theo xu hướng cũ nữa mà di chuyển ngang. Vậy điểm đó là điểm nào? Làm sao chúng ta nhận ra được điểm đó? Nó trông như thế nào? Chúng ta có thể biết khi nào xu hướng dừng lại, khi nào xu hướng bắt đầu đi tiếp không? Câu trả lời sẽ có ở những hồi tiếp theo.

Nói chung, con đường vẫn còn dài, chúng ta chỉ mới làm quen ở những khái niệm mới, nhưng những khái niệm này nếu không nắm rõ thì sẽ không thể áp dụng hệ thống này một cách hiệu quả.

open-mind-quote-650b.jpg

Thành công chưa hề là món quà cho kẻ lười biếng. Cám ơn anh em đã theo dõi bài viết.

Xem thêm:

>> Chia sẻ hệ thống Day Trading của JOE ROSS - Hồi 3: Ross Hook

>> Chia sẻ hệ thống giao dịch Day Trading của JOE ROSS - Hồi 2: Các mẫu hình của TLOC


Theo Joe Ross
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Chỗ xác định tranding range và congestion khá dễ hiểu.
Bác vui lòng cho thêm ví dụ để phân biệt Ledge và Cluster được không?
Cảm ơn bác nhiều!
 
Ledge và cluster chủ yếu khác nhau ở chỗ ledge sẽ có từ hai đỉnh và 2 đáy trở lên, nhưng vẫn phải thỏa điều kiện 4 - 10 cây nến.
 
cách quy chuẩn các mẫu hình rất hay, tuy nhiên đọc vẫn hơi khó hiểu
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 178 Xem / 32 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 30 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 975 Xem / 47 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,909 Xem / 80 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,694 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 355 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên