Chiến lược giao dịch đa khung thời gian với nguyên tắc siêu đơn giản cho anh em swing trader

Chiến lược giao dịch đa khung thời gian với nguyên tắc siêu đơn giản cho anh em swing trader

Chiến lược giao dịch đa khung thời gian với nguyên tắc siêu đơn giản cho anh em swing trader

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,384
29,032
Phân tích đa khung thời gian là một trong những cách giúp trader nắm bắt được bối cảnh và nắm bắt thời cơ giao dịch tốt hơn. Nhưng phân tích đa khung đòi hỏi trader cần có tâm lý giao dịch ổn định và sự tập trung, không bị rối loạn giữa cách khung thời gian và phải có kỹ năng giao dịch tốt.

Trong bài viết này chúng ta sẽ sử dụng chỉ báo đường trung bình ( SMA) dùng để phân tích đa khung thời gian cho các anh em swing trader. Cụ thể là ở hai khung thời gian. Bây giờ chúng ta đi vào chi tiết hơn nhé.

Nguyên tắc giao dịch


Swing trading thường sẽ giữ lệnh một vài ngày đến một vài tuần. Vậy cho nên ta nên sử dụng khung thời gian để giao dịch là từ H4 trở lên. Trong bài viết này ta sử dụng D1để giao dịch. Và sử dụng khung W1 để phân tích bối cảnh.

Độ dốc của SMA 20 sẽ giúp chúng ta đánh giá chung về xu hướng hiện tại. Ta sẽ sử dụng yếu tố này cho cả hai khung thời gian. Và chiến lược này, chúng ta sẽ quan tâm khi hành động giá ở hai khung thời gian có sự khác biệt.

Nguyên tắc đối với lệnh mua
  • SMA hướng lên trên W1
  • Sau đó, chờ độ dốc SMA trên D1 chuyển hướng đi xuống (Đây là cơ hội để giao dịch pullback).
  • Đặt lệnh buy stop phía trên đỉnh thấp nhất nằm trên SMA trên D1.
  • Hủy lệnh buy stop nếu SMA trên W1 bắt đầu dốc xuống.
Lưu ý rằng, có thể bạn sẽ phải điều chỉnh lệnh buy stop xuống đỉnh thấp hơn.

Nguyên tắc đối với lệnh bán
  • SMA hướng xuống trên W1
  • Sau đó, chờ độ dốc SMA trên D1 chuyển hướng đi lên (Đây là cơ hội để giao dịch pullback).
  • Đặt lệnh sell stop phía dưới đáy cao nhất nằm trên SMA trên D1.
  • Hủy lệnh sell stop nếu SMA trên W1 bắt đầu dốc lên.
Lưu ý rằng, có thể bạn sẽ phải điều chỉnh lệnh sell stop lên đáy cao hơn.

Ví dụ về chiến lược giao dịch


Lưu ý, biểu đồ phía trên là khung D1, bên dưới là khung W1. Và màu của SMA 20 thay đổi theo độ dốc của nó.

Ví dụ 1: Biểu đồ của Red Hat Inc. (RHT trên NYSE)

1.png
  1. SMA trên W1 chuyển hướng đi lên. Là dấu hiệu cho thấy thị trường tăng giá.
  2. Chờ đến khi SMA trên D1 chuyển sang màu đỏ (dốc xuống). Đó là cú pullback ta cần quan sát để tìm tín hiệu giao dịch.
  3. Đặt buy stop phía trên đỉnh nằm trên SMA. Dời lệnh buy stop theo những đỉnh thấp hơn hình thành những vẫn nằm trên SMA. Cuối cùng, lệnh buy stop được kích hoạt ở đỉnh thấp nhất. Dừng lỗ đặt bên dưới đáy gần nhất.
  4. Sau lệnh mua, trên D1 có 2 cú điều chỉnh sâu nhưng SMA trên W1 vẫn duy trì hướng lên. Vậy nên ta tiếp tục giữ lệnh để gia tăng lợi nhuận.
Ví dụ 2: Thiết lập thất bại trên cổ phiếu ICE

2.png
  1. Sau 3 nến liên tục đóng cửa thấp hơn trên W1, thì SMA chuyển qua hướng đi xuống.
  2. SMA trên D1 đang hướng lên, đây là cơ hội để ta tìm cơ hội bán ra.
  3. Gần một tháng sau mới xuất hiện đáy hình thành bên dưới SMA trên D1.
  4. SMA trên W1 vẫn dốc xuống. Do đó, ta điều chỉnh lệnh sell stop theo đáy được hình thành cao hơn. Mũi tên đỏ chỉ vào nến kích hoạt lệnh sell stop.
  5. SMA trên W1 chuyển qua hướng tăng, trước khi ta bị dừng lỗ (đường mài chấm đỏ). Chúng ta có thể thoát lệnh sớm ở chiến lược này.
Tuy nhiên, ở biểu đồ này, nếu nhìn kỹ ta thấy có hành động giá cần lưu ý đó là có nến hình thành hoàn toàn trên SMA khung W1, cho thấy đà tăng mạnh. Trên biểu đồ D1, giá vẫn ở trên SMA trong 19 nến liên tiếp. Cho nên, xét về bối cảnh, thì biểu đồ này không đẹp để trader tham gia giao dịch.

Ví dụ 3: Sự thay đổi dộ dốc của SMA

Lưu ý, màu đỏ thể hiện SMA dốc xuống, màu trắng cho thấy SMA dốc lên.

3.jpg
  1. SMA dốc lên trên W1.
  2. SMA dốc xuống trên D1 là cơ hội để giao dịch pullback.
  3. Chúng ta đặt buy stop ở đỉnh cao nhất hiện tại của xu hướng.
  4. SMA trên W1 độ dốc vẫn ổn định hơn D1. Do đó ta có thể dời stoploss xuống bên dưới giá thấp nhất của mỗi nến tăng trên khung W1 tạo được. (Lưu ý bỏ qua nên inside bar khi dời dừng lỗ theo cách này).

Đánh giá chiến lược


Chiến lược này là cách tiếp cận giao dịch đa khung thời gian khá cơ bản, đơn giản mà vẫn nắm bắt kịp thời hành động giá của thị trường

Nếu bạn muốn thêm khung thời gian cho chiến lược này để giao dịch thì lưu ý những điều này:
  • Cân nhắc sử dụng khung thời gian MN để nắm được bức tranh lớn và giao dịch dài hạn.
  • Bạn cũng có thể về các khung thời gian thấp hơn (ví dụ: H4, H1) để điều chỉnh điểm vào lệnh và thu hẹp dừng lỗ của bạn.
Tuy nhiên, trước khi thêm khung thời gian hoặc chỉ báo, hãy chú ý hơn đến hành động giá. Tốt hơn hết bạn có thể áp dụng cách thức phân tích và giao dịch đơn giản trong bài viết này cũng đã tốt rồi.

Và lưu ý rằng, luôn phải quản lý vốn chặt chẽ cho mọi chiến lược mà bạn thực hiện. Hy vọng bài viết này giúp anh em hiểu hơn về giao dịch đa khung thời gian hơn nhé.

Nice Trade!

Trích nguồn: TSR
Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 194 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 964 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,248 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 301 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,312 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 336 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên