Chiến lược lướt sóng ngắn kiếm lợi nhuận khung M1, M5 dựa vào mô hình nến đảo chiều RRT kết hợp Pivot Point

Chiến lược lướt sóng ngắn kiếm lợi nhuận khung M1, M5 dựa vào mô hình nến đảo chiều RRT kết hợp Pivot Point

Chiến lược lướt sóng ngắn kiếm lợi nhuận khung M1, M5 dựa vào mô hình nến đảo chiều RRT kết hợp Pivot Point

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,378
29,021
Bài viết này mình xin chia sẻ với các anh em trader một chiến lược chủ yếu dựa vào tín hiệu từ chỉ báo Pivot Point kết hợp mô hình nến RRT (Rail Road Track) và ngưỡng hỗ trợ kháng cự để cải thiện xác suất thành công cho giao dịch.

Pivot Point thực chất là một chỉ báo dùng để xác định kháng cự hỗ trợ tiềm năng. Các thông số của chỉ báo thường được tổng hợp từ phạm vi giao dịch của ngày trước đó để tính toán ra ngưỡng cản của ngày hôm sau.

Điểm xoay chính (The Main Pivot Point) là điểm trung tâm và dựa vào điểm này để tính toán ra các điểm xoay còn lại theo công thức như sau: Lấy tổng của giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa của ngày hôm trước chia cho 3. Đây là công thức đã được thiết lập sẵn nên chúng ta cũng không cần phải quá đi sâu vào chi tiết. Tuy nhiên có một chi tiết chúng ta cần lưu ý rằng nếu giá giao dịch phía trên điểm xoay chính cho thấy xu hướng có khả năng tăng giá và ngược lại.

Chiến lược giao dịch kết hợp Pivot Point và mô hình nến RRT


Đây là chiến lược giao dịch lướt sóng ở các khung thời gian nhỏ từ M15 trở xuống. Và chúng ta lưu ý thêm một vài điểm sau:
  • Khung thời gian: như đã nói, chiến lược nên áp dụng cho khung thời gian M15, M5, M3 và M1.
  • Chỉ báo kỹ thuật: Pivot Point
  • Cặp tiền tệ: Chiến lược này chỉ nên áp dụng cho các cặp tiền chính và một vài cặp tiền chéo như GBP/JPY, EURJPY, EURGBP.

Ý tưởng đằng sau chiến lược


Thị trường thườn tôn trọng các ngưỡng kháng cự hỗ trợ, và các ngưỡng trên chỉ báo Pivot Point được xem là ngưỡng kháng cự hỗ trợ được nhiều trader chú ý.

Khi giá kiểm tra lại ngưỡng kháng cự hỗ trợ này thị trường sẽ có những phản ứng nhất định. Và đó là lúc mà chúng ta có thể tìm cơ hội giao dịch.

Nguyên tắc giao dịch của chiến lược


Ví dụ về thiết lập mua của cặp EURUSD bên dưới đây sẽ diễn giải nguyên tắc giao dịch của chiến lược này. Còn nguyên tắc của chiến lược bán thì chúng ta thực hiện ngược lại nhé. Các bước thực hiện chiến lược như sau:

Bước 1: Cài đặt chỉ báo Pivot Point với cài đặt mặc định vào biểu đồ của bạn. Hình bên dưới cho thấy các ngưỡng kháng cự hỗ trợ của một ngày mời như thế nào trên biểu đồ của bạn:

1.png

Bước 2: Tiếp theo chúng ta cần đợi giá chạm vào bất kỳ ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ nào của Pivot Point. Không phải tất cả các điểm chạm đều quan trọng với chúng ta. Chúng ta chỉ nên chú ý đến những điểm chạm có biến động giá lớn trên thị trường thì mới được xem là đáng kể. Ví dụ giá chạm vào R1, R2, R3, R4 hoặc R5 và đi xuống đường trung tâm (PP) thì đó mới được xem là ngưỡng kháng cự quan trọng. Và tương tự với ngưỡng hỗ trợ.

2.png

Hình bên dưới cho thấy, cách giá chạm vào S1 và bật lên đường trung tâm, va ta coi đó là ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Giá di chuyển càng xa thì cho thấy ngưỡng hỗ trợ này càng mạnh.

Bước 3: Sau khi thiết lập được ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng, chúng ta đợi giá quay trở lại mức này và chờ đợi mô hình hành động giá phù hợp để tham gia giao dịch. Khi giá chạm vào ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ đã được thiết lập. Chúng ta cần theo dõi sự hình thành của mô hình nến RRT tại mức này.

Mô hình nến RRT là mô hình đảo chiều và nó là tín hiệu xác nhận có áp lực mua tồn tại tại ngưỡng hỗ trợ hoặc áp lực bán tồn tại tại ngưỡng kháng cự. Vậy nên, ở ví dụ trên chúng ta cần một mô hình RRT tăng giá tại ngưỡng hỗ trợ xuất hiện.

3.png

Bước 4: Để chắc chắn rằng ngưỡng kháng cự hỗ trợ đã giữ được giá, chúng ta chỉ vào lệnh sau khi giá bắt đầu di chuyển theo hướng mà chúng ta nhận định. Ví dụ giá chạm ngưỡng hỗ trợ chúng ta sẽ canh mua vì ta sẽ kỳ vọng giá di chuyển lên cao hơn sau khi chạm vào ngưỡng hỗ trợ. Nếu giá chạm vào ngưỡng kháng cự, chúng ta sẽ canh bán vì ta kì vọng giá giảm ngược trở lại sau khi chạm vào ngưỡng kháng cự. Như hình bên dưới:

4.png

Bước 5: Dừng lỗ được đặt bên dưới ngưỡng hỗ trợ mà giá bật lên hoặc phía trên ngưỡng kháng cự mà giá bắt đầu giảm xuống. Điểm chốt lời được đặt ở ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo trên chỉ báo Pivot Point.

5.png

Đây là một chiến lược giao dịch có nguyên tắc khá đơn giản, tỷ lệ RR ở mức trên trung bình và vì giao dịch ở khung thời gian thấp nên việc gặp phải các tín hiệu nhiễu là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên nếu anh em biết giữ nguyên tắc và kỷ luật, đồng thời quản lý vốn chặt chẽ thì cuối cùng vẫn có thể kiếm được lợi nhuận đều.

Mời anh em ngâm cứu chiến lược nhé.

Trích nguồn: forex.academy
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 348 Xem / 22 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,419 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,065 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 268 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 115 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 152 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên