Chiến tranh thương mại chưa xong, thì các rủi ro khác lại lũ lượt kéo đến thị trường chứng khoán!

Chiến tranh thương mại chưa xong, thì các rủi ro khác lại lũ lượt kéo đến thị trường chứng khoán!

Chiến tranh thương mại chưa xong, thì các rủi ro khác lại lũ lượt kéo đến thị trường chứng khoán!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,337
28,935
Fed đã ngừng thắt chặt tiền tệ, nhưng các loại tiền tệ của thị trường mới nổi khác vẫn bị giảm mạnh. Lý do thắt chặt tiền tệ là để gây áp lực lên các đồng tiền yếu hơn vì nó có xu hướng đẩy đồng đô la Mỹ lên cao hơn. Nếu nước nào đang ở trong tình trạng vay mượn bằng đồng đô la, thì khi đồng đô la mạnh hơn sẽ có xu hướng làm cho những khoản nợ đó khó có thể chi trả. Các quốc gia chịu tác động lớn nhất từ việc thắt chặt tiền tệ của Fed cụ thể là Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Đây chính là thách thức lớn mới, rủi ro chính trị cho thị trường chứng khoán chúng ta.

Kết quả đầy bất ngờ từ cuộc bầu cử ở Argentina


Đồng Peso của Argentine có hiệu suất giao dịch rất tệ, với tỉ giá USDARS ở mức 62. Kết quả bầu cử đáng ngạc nhiên hai tuần trước đã khiến đồng peso mất khoảng một nửa giá trị so với năm 2018, và vẫn đang trên đà giảm vào năm 2019.

Ứng cử viên phe đối lập - Alberto Fernandez đã hơn Tổng thống đương nhiệm Mauricio Macri 15 điểm trong cuộc bầu cử sơ bộ. Điều này khiến cho Fernandez càng có cơi hội chiến thắng trong tháng 10 mà không cần trải qua vòng thứ 2.

chứng-khoán-mỹ-traderviet-2.png

Đồng peso của Argentina đã giảm mạnh với kết quả bầu cử đó đồng thời thị trường chứng khoán của Argentina cũng vậy. Thị trường chứng khoán cũng đã mất 48% trong một ngày vào tuần trước. Nó giống như là “Black Mondays” trên phố Wall vậy.

Với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang thống trị tin tức gần đây, thì ai sẽ lo lắng về Argentina, đúng không nào? Đây là lý do tại sao sự kiện này lại ít người quan tâm đến nó là vậy.

Cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Argentina chưa hẳn đã kết thúc, vì nó có thể sẽ giảm nữa nếu Fernandez giành chiến thắng vào tháng 10.

Nếu ông Fernandez tiếp quản, ông có thể sẽ bỏ mặc các khoản vay và thông qua các tiêu chuẩn của Argentina để tăng các khoản nợ lên. Tổng nợ nước ngoài hiện ở mức 275.8 tỷ đô la tính đến ngày 31 tháng 3, trong khi dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương là 58.6 tỷ đô la. Tình hình hiện tại không phải là một cơ hội mua và giữ đồng peso cho đến khi chính quyền mới của Argentina vào cuộc và tìm cách đưa ra kế hoạch cải thiện tình trạng của dồng peso (xem biểu đồ bên dưới).

chứng-khoán-mỹ-traderviet.png

Tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ?


Thổ Nhĩ Kỳ đang ở trong tình trạng tương tự như Argentina. Mặc dù không có cuộc bầu cử quốc hôi sớm, nhưng đã có cuộc bầu cử địa phương trong năm nay và đảng của Tổng thống Erdogan đã đi Istanbul và Ankara. Điều này nói lên rất nhiều về khả năng nắm giữ quyền lực của Erdogan. Đồng lira (TRY) của Thổ Nhĩ Kỳ đã chịu áp lực nặng nề trong năm 2018 với tỉ giá USDTRY dao động trong mức 3.72-7.08. Và bây giờ, đồng lira một lần nữa chịu áp lực khi đất nước đang phải vật lộn với gánh nặng nợ nần, dự trữ ngoại hối không đủ và nền kinh tế thì đang đi chậm lại. Nếu cuộc suy thoái Eurozone đang có nguy cơ xảy ra, thì áp lực lên đồng lira lại càng nặng nề hơn (xem biểu đồ bên dưới).

chứng-khoán-mỹ-traderviet-1.png

Nhân dân tệ khó đoán


Mặc dù vấn đề của đồng peso của Argentina và đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ không quá khó để nhận biết, thì đồng nhân dân tệ lại khó dự đoán hơn nhiều, nhưng áp lực địa chính trị lớn nhất sẽ đến từ cuộc chiến thương mại và có khả năng sẽ còn đi xa hơn nữa. Nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc có khả năng sẽ chậm lại vì áp lực đến từ nợ nần, điều đó có nghĩa là áp lực này có tể sẽ khiến Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ.

Người ta có thể nói rằng việc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ là lựa chọn chiến lược của Trung Quốc và có thể là không thể tránh khỏi nhưng ít nhất là chưa xảy ra, giống như trường hợp của Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ. Sự mất giá của đồng nhân dân tệ xảy ra sẽ nói lên rằng người Trung Quốc đã từ bỏ việc thực hiện bất kỳ thỏa thuận thương mại nào và có lẽ họ không bao giờ có ý định thực hiện mà thay vào đó chọn cách thổi phồng các khoản nợ trong nước lên.

Tóm lại thị trường chứng khoán bây giờ rất khó đoán, các yếu tố rủi ro đang càng ngày càng nhiều lên. Có lẽ nào suy thoái sắp đến là có thiệt hông mọi người???

Trích nguồn: marketwatch
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng GDP của 3 nền kinh tế đầu tàu Eurozone là Đức - Pháp - Italia; cộng với đầu tàu kinh tế Châu Á là Trung Quốc thì suy thoái đang đến rất gần rồi.
Mỹ thì sao? 2 indicators đáng tin cậy là Yield Curve và Unemployment Rate đều đã nhấp nháy tín hiệu cảnh báo suy thoái.
Thời điểm này nên canh SHORT các chỉ số chứng khoán và BUY XAUUSD ở mức giá phù hợp là lựa chọn hợp lý.
 
Mấy cái thông tin cơ bản nhức đầu ghê...chả hiểu gì ráo:confused:
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 647 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 155 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên