Cuộc chiến giá dầu sẽ đi về đâu khi mà Mỹ đã ở cùng thuyền với OPEC+ ?

Cuộc chiến giá dầu sẽ đi về đâu khi mà Mỹ đã ở cùng thuyền với OPEC+ ?

Cuộc chiến giá dầu sẽ đi về đâu khi mà Mỹ đã ở cùng thuyền với OPEC+ ?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,109
29,759
Một trong những tin quan trọng nhất trong phiên Thứ năm chính là quyết định về sản lượng dầu của OPEC+, thị trường dầu đã có những thay đổi lớn và nó có liên quan chặt chẽ đến Mỹ, trong bài viết này hãy cùng mình tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đó.
-----

Ông Trump đang cố gắng làm một điều mà chưa một Tổng thống Mỹ nào dám làm trong nhiều thập kỷ: Đẩy giá dầu lên cao!

Trong hơn ba thập kỷ, các tổng thống Mỹ đã tuyên bố rằng nhiên liệu giá rẻ là “quyền gần như được Chúa ban” cho những người lái xe và người dân Mỹ, nó đã định hình chính sách đối ngoại của Mỹ trong việc theo đuổi những mức giá thấp hơn. Ông Trump cũng không phải là ngoại lệ, ông thường xuyên chỉ trích OPEC và tung hô ngành dầu đá phiến của Mỹ.

1.jpg

Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tuy nhiên, khi dịch bệnh #corona virus tàn phá thế giới thì mọi chuyện đã khác. Cuộc chiến giá cả giữa Nga-Saudi và nhu cầu giảm mạnh đã khiến giá dầu lao dốc không phanh, khiến Trump rơi vào tình thế khó xử khi đề xuất những quốc giá khác giảm sản lượng.

Bước ngoặt xảy ra khi Mỹ chuyển từ nhà nhập khẩu dầu hàng đầu sang nhà sản xuất hàng đầu, gắn kết lợi ích chặt chẽ hơn với Ả Rập Saudi và Nga, một sự chuyển đổi có thể làm thay đổi chính sách đối ngoại trong thời gian tới.

Rất rõ ràng, khi Mỹ là nhà nhập khẩu lớn nhất, giá dầu thấp là một lợi ích thực sự cho đất nước, nhưng hiện tại dầu mỏ đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng với các chuỗi cung ứng đi khắp cả nước.

Hướng đi mới có thể thay đổi cả cách Mỹ tương tác với các đồng minh tại Trung Đông khi giá dầu tăng, và cả cách nhận thức của thị trường dầu mỏ. Giống như nhiều trader Phố Wall tin rằng FED sẽ ra tay giải cứu khi thị trường chứng khoán sụp đổ, các nhà giao dịch dầu hiện tại cũng mong đợi điều tương tự từ Nhà Trắng.

Các quan chức chính quyền của Trump đã nói rằng họ sẵn sàng hỗ trợ OPEC+ trong việc kiềm chế sản lượng để nâng giá dầu lên. Hiện tại, ông Trump chưa nói rằng liệu ông sẽ cố gắng kiềm chế sản lượng ở Mỹ hay hạn chế xuất khẩu dầu thô hay không, nhưng ông đã đe dọa sẽ áp thuế đối với dầu thô nước ngoài để bảo vệ các công nhân ngành năng lượng và các công ty dầu khí trong nước nếu Ả Rập Saudi và Nga không đồng ý cắt giảm sản lượng.

2.png

“Tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ nói chúng ta cần tăng giá dầu, nhưng hiện tại nó đang ở mức quá thấp”, ông Trump nói vào cuối tháng 3.

Giá dầu cần phải đủ cao để duy trì một ngành công nghiệp trong nước với khoảng 10.9 triệu việc làm. Đồng thời, nó cần đủ thấp để cung cấp năng lượng giá rẻ nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau khi đại dịch #corona.

Ở vị trí sản xuất dầu lớn nhất thế giới, Mỹ vẫn không thể so sánh với Saudi – nơi có lợi thế địa chất tốt hơn, giúp họ sản xuất dầu với giá rẻ hơn rất nhiều. Hiện tại, khoảng 40% công ty dầu đá phiến của Mỹ phải đối mặt với tình trạng mất khả năng thanh toán trong năm nếu giá dầu vẫn ở quanh ngưỡng 30$/thùng. #FED Kansas đưa ra cảnh báo hôm Thứ ba.

Nhìn lại quá khứ…


Trump là tổng thống đầu tiên chỉ trích OPEC vì để giá quá thấp. Lần cuối cùng Mỹ công khai đề xuất OPEC hạ sản lượng dầu là vào tháng 4/1986 khi Tổng thống Ronald Reagan e ngại giá dầu giảm mạnh sẽ làm tổn thương các nhà sản xuất dầu ở Alaska và Texas. Ông phái Phó Tổng thống khi đó là George H.W. Bush đến Ả Rập Saudi.

Nhiệm vụ ông Bush không thành công ngay lập tức. Mặc dù Bush và Saudi đã đồng ý rằng cần ổn định giá dầu thế giới nhưng không đồng ý về cách đạt được điều đó. Sau đó, sản lượng dầu của Saudi tiếp tục tăng trong ít nhất 4 tháng tiếp theo. Cuối cùng, các nước OPEC đã đồng ý cắt giảm sản lượng và tuân thủ hạn ngạch vào tháng 12/1986, tám tháng sau chuyến thăm của Bush.

3.png

Trở lại hiện tại, Trump đang ở một vị thế tương tự, ông khuyến khích Tổng thống Nga - Vladimir Putin và Thái tử Ả Rập Saudi - Mohammed Bin Salman cắt giảm sản lượng ít nhất 10 triệu thùng mỗi ngày.

Đây làm một thay đổi đáng chú ý khi ý thức chính trị của người Mỹ đã được định hình trong nửa thế kỷ rằng giá dầu cao là một mối lo ngại.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hài lòng với sự thay đổi của Trump. “Chúng ta thấy các Tổng thống Mỹ tuyên bố rằng chúng ta độc lập về năng lượng, bây giờ chúng ta phải cầu xin Nga và Ả Rập hạ sản lượng! Nếu chúng ta có ưu thế, chúng ta đã không phải làm vậy.” Robbie Diamond, người đứng đầu Securing America’s Future Energy nói.
-----

Tóm lại, Mỹ đang “chung xuồng” với Nga và Ả Rập trong sự kiện rớt giá lần này của dầu, thậm chí là có nguy cơ chìm đầu tiên (do chi phí sản xuất cao). Mỹ đang làm nhiều điều để hối thúc OPEC+ hạ sản lượng và nâng giá, nhưng nhìn lại quá khứ, điều đó có lẽ không dễ dàng. Khả năng OPEC+ sẽ cho ngành dầu của Mỹ thoi thóp trước khi đồng ý khôi phục giá.

Nguồn: Bloomberg
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
ý kiến của mình là sau cuộc đàm phán nga và saudi giảm sản lượng khiến giá dầu tăng. Liệu có thể không?
 
giả dầu giảm mạnh gặp ngay đại dịch đúng là ý trời chơ 1 cuộc đại suy thoái sắp tới cmnr
 
Chà, tôi không hay trade dầu nhưng thấy COT báo dòng tiền đầu cơ đổ vào khá tốt, Long tăng 5%, còn Short giảm 10%, không biết có thuyết âm mưu gì không nhỉ? Chắc tuần sau thử kiếm cơ hội mon men long xem sao...
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 702 Xem / 24 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 295 Xem / 11 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 357 Xem / 27 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 365 Xem / 17 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,684 Xem / 76 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên