Cuộc đua về đáy lãi suất của các NHTW, Úc và New Zealand đang dẫn đầu về tốc độ

Cuộc đua về đáy lãi suất của các NHTW, Úc và New Zealand đang dẫn đầu về tốc độ

Cuộc đua về đáy lãi suất của các NHTW, Úc và New Zealand đang dẫn đầu về tốc độ

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,114
29,770
Thị trường tạm lắng xuống sau hàng loạt những tin bom tấn nên cũng chưa có nhiều thông tin mới, bài viết PTCB hôm nay sẽ mang nặng tính lý thuyết khô khan, anh em ráng đọc để hiểu hơn về chủ đề này nhé!
-----

Ngân hàng Trung ương (NHTW) Úc - RBA và New Zealand – RBNZ gần đây đang cân nhắc đến những khả năng khó có thể tưởng tượng được, họ đang triển khai những chính sách nới lỏng tiền tệ mang tính “cực đoan” - thứ đã được sản sinh ra từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Hai NHTW này đang dẫn đầu cuộc đua về một mức đáy lãi suất mới, và có vẻ mức lãi suất bằng 0 sẽ là chưa đủ…

Điều gì đã thay đổi?


Mới chỉ trong năm ngoái, cả RBA và RBNZ đều phát tín hiệu cho động thái tiếp theo của họ là nâng lãi suất. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại nổ ra, kinh tế Trung Quốc suy yếu, triển vọng toàn cầu u ám đã khiến họ phải thay đổi chính sách, hạ lãi suất xuống mức thấp lịch sử (1%) – mức mà trước đây BoE của Anh và Fed của Mỹ đã chuyển sang động thái mua tài sản (hay còn gọi là nới lỏng định lượng QE) nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Những chính sách nới lỏng mạnh tay như vậy là bất thường vì các NHTW luôn muốn giữ lại một ít “đạn” (lãi suất) để có thể sử dụng trong trường hợp nền kinh tế gặp những cú shock bất ngờ.

03.png

Họ đã nói và làm những gì?


RBA cho biết sau khi thảo luận về các giải pháp gồm: lãi suất âm, cho các ngân hàng vay, hướng dẫn chính sách, và cả nới lỏng định lượng, họ không loại trừ khả năng nào. Thống đốc Lowe cũng không quên nhắc nhở rằng họ không thể đưa ra những đánh giá đầy đủ vì nhiều biện pháp vẫn đang được tiến hành.

Trong khi đó, RBNZ thì không nói gì nhiều họ mạnh tay cắt giảm thêm 0.5% lãi suất trong tháng 8 mặc dù mức lãi suất lúc đó đang ở vùng thấp kỷ lục.

Họ có thể sẽ làm gì tiếp theo?


Câu trả lời đầu tiên là lãi suất.

Hiện tại RBNZ đang rất tập trung vào chính sách lãi suất âm, với việc lãi suất dưới 0 đã có ở Nhật, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Đan Mạch, Bộ Tài chính New Zealand ước tính lãi suất của nước này có thể xuống tới mức -0.35%. Còn RBA thì lưu ý trong tháng 8 rằng một gói các biện pháp sẽ có xu hướng hiệu quả hơn những biện pháp đơn lẻ.

Khi nào thì nó sẽ bùng nổ?


Đừng nôn nóng! RBNZ cho biết họ sẽ chỉ triển khai các chính sách mang tính “cực đoan”phía trên sau khi cạn kiệt các chính sách tiêu chuẩn. Còn hiện tại, có rất ít triển vọng về điều đó. Họ cũng nhấn mạnh rằng việc cắt giảm 0.5% gần đây đã làm giảm nhu cầu về các chính sách như vậy. Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư và nhà kinh tế đều kỳ vọng RBNZ sẽ có thêm một đợt hạ lãi suất vào tháng 11, đưa lãi suất xuống 0,75%.

04.png

Về phần RBA, Thống đốc Lowe không nghĩ rằng các chính sách mang tính “cực đoan” này có khả năng xảy ra ở Úc, họ dự đoán sẽ có thêm hai lần cắt giảm vào giữa năm 2020, đưa lãi suất xuống còn 0,5%. RBA khó có thể quyết liệt nới lỏng chỉ đơn giản là để tăng đôi nỗ lực đưa lạm phát đạt mục tiêu và đối mặt với một cuộc suy thoái TIỀM NĂNG.

Hiệu quả của các chính sách nới lỏng quyết liệt này đã được kiểm chứng?


Câu trả lời là có, nhưng chỉ ở mức độ nào đó!

  • Việc giảm chi phí vay và nới lỏng các điều kiện tài chính trong một nền kinh tế sẽ có thể thúc đẩy tăng trưởng nhưng hiệu quả sẽ giảm dần khi chính sách này kéo dài.
  • Hướng dẫn chính sách (forward guidance) cũng đã được Fed sử dụng rất có hiệu quả.
  • Chính sách lãi suất âm là kém thuyết phục nhất, bằng chứng là tại Nhật. Mức lãi suất quá thấp đang khuyến khích người tiết kiệm rút tiền mặt của họ về và…cất dưới nệm! Trong khi áp lực lên các định chế tài chính lại gia tăng vì biên lợi nhuận sụt giảm. Lạm phát cũng là một vấn đề đau đầu khi mà rất khó để đạt được mục tiêu.

RBA đã đưa ra kết luận rằng chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn vì chính những NHTW tiên phong vẫn đang chỉ thử nghiệm mà thôi.

>> [Kiến thức PTCB] Chính sách lãi suất âm hoạt động như thế nào và tại sao các NHTW lại dùng nó?

Những nhược điểm tiềm ẩn…


Khi các NHTW bơm tiền vào nền kinh tế thông qua việc nắm giữ trái phiếu nhiều hơn, nếu xuấ hiện bất kỳ áp lực nào lên lãi suất trái phiếu sẽ khuyến khích các nhà đầu tư hướng về các tài sản rủi ro hơn. Những dòng vốn rẻ tiền có thể dẫn đến việc định giá tài sản tăng cao - điển hình là bất động sản – qua đó tạo điều kiện cho việc điều chỉnh giá mạnh mẽ trong tương lai.

Các nhà phê bình cũng cảnh báo rằng, càng tham gia vào nhiều mục tiêu và các công cụ chính sách, các NHTW sẽ đối mặt với các can thiệp chính trị nhiều hơn.

Nguồn: Bloomberg
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối:
VN sao k có lãi suất âm nhỉ ? =)) Cho mấy thằng to đầu đem tiền về cất dưới hầm =))
 
Bất động sản ở Úc trong quý gần đây đang tăng lên, dân Úc hưởng lợi đâu chưa thấy, dân Khựa chuẩn bị chốt lời. .
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,042 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 333 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,366 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 141 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 235 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên