Đến Tôn Ngộ Không cũng học trade (phần 2)

Đến Tôn Ngộ Không cũng học trade (phần 2)

Đến Tôn Ngộ Không cũng học trade (phần 2)

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
phần 1 của loạt bài viết về Chiến thuật Ichimoku, mình đã giới thiệu về 2 đường Trigger và Base và tín hiệu xảy ra khi 2 đường này giao nhau. Thành phần quan trọng thứ hai của hệ thống Ichimoku chính là “Kumo”, dịch theo tiếng Nhật là “Đám mây”. Đám mây này là nhân tố làm cho chiến thuật “Cưỡi Cân Đẩu Vân” trở nên thú vị: nó liên tục thay đổi độ dày và kéo theo là diện tích. Kumo bao gồm 2 đường, phần giữa 2 đường này được tô đen và được gọi là biên độ chuyển động vùng hỗ trợ trong các trend đi lên; và vùng kháng cự trong các trend hướng xuống. Nhiều Trader sẽ cần đến đám mây Kumo khi đặt stop trên các trade khởi đầu khi đường Xúc tác cắt đường Căn bản (Trigger/Base line).

den-ton-ngo-khong-cung-hoc-trade-phan-2-traderviet-1.png

Một vai trò quan trọng khác của đám mây Kumo là xác định xu hướng của cặp tiền. Khi cặp tiền đi lên tạo ra các đỉnh và đáy cao hơn, Kumo sẽ là “vùng hỗ trợ” nằm bên dưới đường giá. Và khi cặp tiền đi xuống tạo nên các đỉnh và đáy thấp hơn, Kumo sẽ là “vùng kháng cự” phía trên đường giá:

den-ton-ngo-khong-cung-hoc-trade-phan-2-traderviet-2.png

Một điều đặc biệt của đám mây Kumo nữa là nó được mặc định tạo theo 26 giai đoạn. nếu anh em quan sát giá hiện tại trên chart bất kỳ khi áp dụng Ichimoku sẽ thấy trong 26 chu kỳ tiếp theo, Kumo đã được đặt sẵn và đang nằm chờ giá. Tuy nhiên điều này cũng không đưa ra cho chúng ta dự đoán gì:

den-ton-ngo-khong-cung-hoc-trade-phan-2-traderviet-3.png

Cách phân tích Kumo


Kumo có thể giúp anh em Trader đánh giá sức mạnh, hay độ mạnh yếu của giao điểm hai đường Trigger và Base. Khi giao điểm này xuất hiện, Trader có thể xét vị trí của nó tương quan với Kumo và đánh giá độ mạnh yếu của tín hiệu theo sau đó. Anh em cùng mình xem ví dụ nhé:

den-ton-ngo-khong-cung-hoc-trade-phan-2-traderviet-4.png

Trên chart cặp GBPUSD, anh em có thể thấy có 3 giao điểm cho tín hiệu giá tăng (Bullish) xảy ra (để xác định giao điểm cho tín hiệu giá tăng hay giảm, mời bạn xem phần 1), tất cả đều được bôi đỏ. Tại Bull Cross 1, để ý rằng cả giá và giao điểm Bull đều nằm dưới Kumo:

den-ton-ngo-khong-cung-hoc-trade-phan-2-traderviet-5.png

Khi giao điểm này xuất hiện, nó đang nằm tại điểm kết thúc của một trend hướng xuống. Không chắc rằng xu hướng này có đảo chiều hay không, do đó Trader có thể xem như đây là một tín hiệu yếu. Nếu đảo chiều xảy ra, mức lợi nhuận thu về là khá tốt, nhưng thật không may đảo chiều rất ít khi xuất hiện. Đối với những tín hiệu kiểu này, việc quản lý rủi ro bằng đặt một mức stop là vô cùng quan trọng.

Tại Bull Cross 2, giao điểm và giá đều nằm trong đám mây Kumo khi đường Trigger cắt đường Base. Trader có thể xem giao điểm của 2 đường nằm trong Kumo là tín hiệu vừa:

den-ton-ngo-khong-cung-hoc-trade-phan-2-traderviet-6.png

Khi Bull Cross 3 xảy ra, giá và giao điểm đều nằm trên đám mây Kumo. Lúc này Tôn Ngộ Không mới thực sự đang cưỡi Cân Đẩu Vân: đây là tín hiệu rất mạnh:

den-ton-ngo-khong-cung-hoc-trade-phan-2-traderviet-7.png

Lý do chúng ta có thể xem Bull Cross 3 như tín hiệu rất mạnh là vì: Nếu giá nằm trên Kumo, Trader sẽ coi cặp tiền là đang tăng. Khi đường Trigger đi lên và cắt đường Base (cho tín hiệu Bull) VÀ giá nằm trên Kumo (thị trường giá tăng), Trader sẽ vào lệnh mua. Điều ngược lại vẫn đúng đối với tín hiệu bán: Các giao điểm cho tín hiệu Bear sẽ được coi là tín hiệu rất mạnh, vì giá nằm dưới Kumo cho thấy thị trường giá giảm VÀ giao điểm của đường Trigger và Base cho tín hiệu Bear. Các giao điểm cho tín hiệu Bear xảy ra trên đám mây Kumo sẽ được coi là tín hiệu yếu.

Cách áp dụng độ mạnh yếu của tín hiệu


Sau khi đã biết cách tích hợp đám mây Kumo khi giao điểm đường Trigger và Base xuất hiện, chúng ta sẽ bàn cách tận dụng sức mạnh của các tín hiệu này để thu lời. Một phương pháp phổ biến là xem xét khối lượng lệnh mà chúng ta nhập:
  • Khi một tín hiệu yếu xuất hiện, Trader có thể đặt lệnh 1 lot;
  • Khi tín hiệu vừa xuất hiện, Trader có thể đặt lệnh 2 lot;
  • Khi tín hiệu mạnh xuất hiện, Trader có thể đặt lệnh 3 lot.
Tương tự như vậy, Trader có thể đặt khối lượng lệnh lớn hơn đối với các tín hiệu mạnh hơn. Một số Trader khác chọn đặt lệnh chỉ khi tín hiệu là “rất mạnh” (giao điểm cho tín hiệu Bull nằm trên Kumo, hoặc giao điểm cho tín hiệu Bear nằm dưới Kumo).

Bây giờ anh em có thể tiếp tục backtest thủ công để quan sát cách cặp tiền trade sau khi nhận được các tín hiệu trên. Ở bài viết tiếp theo, mình sẽ bàn về Chinkou Span và đào sâu hơn về các phương pháp quản trị rủi ro khi áp dụng phương pháp Ichimoku, anh em đón xem nhé.

Chúc anh em cưỡi mây vui vẻ!

Sách ichimoku tiếng Việt đầu tiên tại Việt Nam : Hệ thống giao dịch Ichimoku Charts. Xem tại đây:

https://traderviet.org/threads/sach...-vi-he-thong-giao-dich-ichimoku-charts.22428/

Xem thêm:

>> Đến Tôn Ngộ Không cũng học trade (Chiến thuật Ichimoku Phần 1)


>> Lớp học Ichimoku

Nguồn: Dailyfx
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 600 Xem / 32 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 187 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 127 Xem / 5 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên