"Em chỉ cần đưa tiền cho anh thôi, còn lại cả thế giới để anh lo". Vậy nhà quản lý tiền, anh là ai?

"Em chỉ cần đưa tiền cho anh thôi, còn lại cả thế giới để anh lo". Vậy nhà quản lý tiền, anh là ai?

"Em chỉ cần đưa tiền cho anh thôi, còn lại cả thế giới để anh lo". Vậy nhà quản lý tiền, anh là ai?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,217
32,341
Nghe có vẻ không được ngôn tình lắm nhưng câu nói trên nôm na phần nào vai trò của một nhà quản lý tiền. Nếu tò mò, mời các bác đọc hết bài viết này cùng mình nhé!

Đầu tiên không phải là tiền đâu, mà là nhà quản lý tiền là ai?


Nhà quản lý tiền có thể là một cá nhân hoặc một công ty tài chính với vai trò quản lý danh mục đầu tư cho một nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Thông thường, những người có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực – từ nghiên cứu và lựa chọn các danh mục đầu tư cho đến giám sát các tài sản và quyết định khi nào nên bán chúng – thường được thuê làm nhà quản lý tiền.

Nhà quản lý tiền sẽ được nhận một khoản phí dịch vụ, và đổi lại phải có nghĩa vụ chọn và quản lý khoản đầu tư một cách thận trọng cho khách hàng của mình, bao gồm xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp cũng như mua và bán chứng khoán để đáp ứng các mục tiêu đã xây dựng trong chiến lược. Một vài cái tên khá hot cho vai trò nhà quản lý tiền hàng đầu là Vanguard Group Inc., Pacific Investment Management Co. (PIMCO) và J.P. Morgan Asset Management.

Các nhà quản lý tiền sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ, danh mục đầu tư cá nhân và quản lý liên tục. Khác với dịch vụ quản lý dựa trên giao dịch, thì các nhà quản lý tiền sẽ cung cấp dịch vụ quản lý dựa trên phí, cụ thể hơn là khách hàng hoàn toàn giao phó niềm tin cho các “nhà cố vấn” và họ không còn phải lăn tăn hay bận tâm về bất cứ quyết định mua/ bán nào của các nhà môi giới. Một nhà quản lý tiền chuyên nghiệp thông thường sẽ được trả phí dựa trên tỷ lệ phần trăm tài sản thuộc quyền quản lý thay vì nhận được commission trên từng giao dịch. Vì vậy, đó là mục tiêu “đôi bên cùng có lợi” cho cả nhà quản lý tiền và khách hàng khi danh mục đầu tư tăng trưởng.


money manager.jpg

Lý do nên chọn sử dụng dịch vụ từ nhà quản lý tiền là gì?


  • Chuyên môn: Một nhà quản lý tiền sẽ được đào tạo bài bản, có đủ chuyên môn để giúp khách hàng lựa chọn một danh mục đầu tư phù hợp nhất. Chứng chỉ CFA (Charted Financial Analyst) – trang bị khả năng đánh giá căn bản năng lực của một công ty bằng cách phân tích báo cáo tài chính của họ - là thứ mà một nhà quản lý tiền chuyên nghiệp phải sở hữu để có thể hành nghề. Ngoài ra, một nhà quản lý tiền cũng có thể có chuyên môn trong một lĩnh vực ngoài lề nào đó, ví dụ như lĩnh vực ngành công nghiệp ô tô chẳng hạn, điều này sẽ là một lợi thế nếu họ biết cách tận dụng sự am hiểu của mình vào việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư thuộc ngành công nghiệp đó.
  • Nguồn dữ liệu: Các nhà quản lý tiền có quyền truy cập vào rất nhiều thông tin và công cụ như phỏng vấn giám đốc điều hành công ty, báo cáo nghiên cứu, phân tích dữ liệu và phần mềm mô hình tài chính tiên tiến. Với các nguồn dữ liệu này, các nhà quản lý tiền có thể đưa ra quyết định đầu tư với xác suất thành công cao hơn. Chẳng hạn, sau khi phỏng vấn CEO của công ty A, nhà quản lý tiền B có thể nhận biết công ty A này hiện đang có lợi thế cạnh tranh độc nhất trên thị trường và quyết định đầu tư mua cổ phiếu của công ty A.

Phí quản lý tiền là bao nhiêu?


Các nhà quản lý tiền thường tính phí quản lý từ 0,5% đến 2% mỗi năm, tùy thuộc vào quy mô danh mục đầu tư. Ví dụ: một công ty quản lý tài sản có thể tính phí quản lý 1% cho danh mục đầu tư 1 triệu đô la thì phí quản lý khách hàng phải trả sẽ là $10.000. Nhà quản lý tài sản và quỹ phòng hộ cũng có thể tính phí hiệu suất, đó là tiền thù lao cho việc tạo ra lợi nhuận dương. Phí hiệu suất thường dao động trong khoảng từ 10% đến 20% lợi nhuận của quỹ. Chẳng hạn, nếu quỹ tính phí hiệu suất là 10% với lợi nhuận $250.000, thì khách hàng sẽ phải trả thêm $25.000 phí hiệu suất cho quỹ đó.

Nguồn: investopedia.com

Đừng quên like và comment ủng hộ mình nhé!!
 

Đính kèm

  • money manager.jpg
    money manager.jpg
    8.7 KB · Xem: 0
  • money manager.jpg
    money manager.jpg
    20.4 KB · Xem: 0

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Ở mình anh nào cũng giỏi, dù là giỏi cháy, nên ko cần tới quĩ đâu (rofl)
 
Film
Nghe có vẻ không được ngôn tình lắm nhưng câu nói trên nôm na phần nào vai trò của một nhà quản lý tiền. Nếu tò mò, mời các bác đọc hết bài viết này cùng mình nhé!

Đầu tiên không phải là tiền đâu, mà là nhà quản lý tiền là ai?


Nhà quản lý tiền có thể là một cá nhân hoặc một công ty tài chính với vai trò quản lý danh mục đầu tư cho một nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Thông thường, những người có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực – từ nghiên cứu và lựa chọn các danh mục đầu tư cho đến giám sát các tài sản và quyết định khi nào nên bán chúng – thường được thuê làm nhà quản lý tiền.

Nhà quản lý tiền sẽ được nhận một khoản phí dịch vụ, và đổi lại phải có nghĩa vụ chọn và quản lý khoản đầu tư một cách thận trọng cho khách hàng của mình, bao gồm xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp cũng như mua và bán chứng khoán để đáp ứng các mục tiêu đã xây dựng trong chiến lược. Một vài cái tên khá hot cho vai trò nhà quản lý tiền hàng đầu là Vanguard Group Inc., Pacific Investment Management Co. (PIMCO) và J.P. Morgan Asset Management.

Các nhà quản lý tiền sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ, danh mục đầu tư cá nhân và quản lý liên tục. Khác với dịch vụ quản lý dựa trên giao dịch, thì các nhà quản lý tiền sẽ cung cấp dịch vụ quản lý dựa trên phí, cụ thể hơn là khách hàng hoàn toàn giao phó niềm tin cho các “nhà cố vấn” và họ không còn phải lăn tăn hay bận tâm về bất cứ quyết định mua/ bán nào của các nhà môi giới. Một nhà quản lý tiền chuyên nghiệp thông thường sẽ được trả phí dựa trên tỷ lệ phần trăm tài sản thuộc quyền quản lý thay vì nhận được commission trên từng giao dịch. Vì vậy, đó là mục tiêu “đôi bên cùng có lợi” cho cả nhà quản lý tiền và khách hàng khi danh mục đầu tư tăng trưởng.


Lý do nên chọn sử dụng dịch vụ từ nhà quản lý tiền là gì?


  • Chuyên môn: Một nhà quản lý tiền sẽ được đào tạo bài bản, có đủ chuyên môn để giúp khách hàng lựa chọn một danh mục đầu tư phù hợp nhất. Chứng chỉ CFA (Charted Financial Analyst) – trang bị khả năng đánh giá căn bản năng lực của một công ty bằng cách phân tích báo cáo tài chính của họ - là thứ mà một nhà quản lý tiền chuyên nghiệp phải sở hữu để có thể hành nghề. Ngoài ra, một nhà quản lý tiền cũng có thể có chuyên môn trong một lĩnh vực ngoài lề nào đó, ví dụ như lĩnh vực ngành công nghiệp ô tô chẳng hạn, điều này sẽ là một lợi thế nếu họ biết cách tận dụng sự am hiểu của mình vào việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư thuộc ngành công nghiệp đó.
  • Nguồn dữ liệu: Các nhà quản lý tiền có quyền truy cập vào rất nhiều thông tin và công cụ như phỏng vấn giám đốc điều hành công ty, báo cáo nghiên cứu, phân tích dữ liệu và phần mềm mô hình tài chính tiên tiến. Với các nguồn dữ liệu này, các nhà quản lý tiền có thể đưa ra quyết định đầu tư với xác suất thành công cao hơn. Chẳng hạn, sau khi phỏng vấn CEO của công ty A, nhà quản lý tiền B có thể nhận biết công ty A này hiện đang có lợi thế cạnh tranh độc nhất trên thị trường và quyết định đầu tư mua cổ phiếu của công ty A.

Phí quản lý tiền là bao nhiêu?


Các nhà quản lý tiền thường tính phí quản lý từ 0,5% đến 2% mỗi năm, tùy thuộc vào quy mô danh mục đầu tư. Ví dụ: một công ty quản lý tài sản có thể tính phí quản lý 1% cho danh mục đầu tư 1 triệu đô la thì phí quản lý khách hàng phải trả sẽ là $10.000. Nhà quản lý tài sản và quỹ phòng hộ cũng có thể tính phí hiệu suất, đó là tiền thù lao cho việc tạo ra lợi nhuận dương. Phí hiệu suất thường dao động trong khoảng từ 10% đến 20% lợi nhuận của quỹ. Chẳng hạn, nếu quỹ tính phí hiệu suất là 10% với lợi nhuận $250.000, thì khách hàng sẽ phải trả thêm $25.000 phí hiệu suất cho quỹ đó.

Nguồn: investopedia.com

Đừng quên like và comment ủng hộ mình nhé!!
Leo đóng Cuộc chiến trên phố Wall hay là Great Gatsby vậy chủ thớt? Hình ấn tượng đấy.
 
Ở mình anh nào cũng giỏi, dù là giỏi cháy, nên ko cần tới quĩ đâu (rofl)
anh nào giỏi rồi thì tự thân trading thôi nè ^^ bác nào có tiền mà không biết làm gì hoặc không có kiến thức về forex trading thì hãy giao phó cho money manager bác nhỉ !
 
Ở mình anh nào cũng giỏi, dù là giỏi cháy, nên ko cần tới quĩ đâu (rofl)
anh nào giỏi rồi thì tự thân trading thôi nè ^^ bác nào có tiền mà không biết làm gì hoặc không có kiến thức về forex trading thì hãy giao phó cho money manager bác nhỉ !
Ở việt nam học trading xong rồi mở lớp dạy trade giàu hơn đi trading và dĩ nhiên làm quản lý quỷ chi cho nhức đầu.
Có nhiều cách kiếm tiền, nhưng quan trọng là được làm vì đam mê hay không các bác ạ :3
 
anh nào giỏi rồi thì tự thân trading thôi nè ^^ bác nào có tiền mà không biết làm gì hoặc không có kiến thức về forex trading thì hãy giao phó cho money manager bác nhỉ !

Có nhiều cách kiếm tiền, nhưng quan trọng là được làm vì đam mê hay không các bác ạ :3
Có mod nữ vào có khác, comment dễ thương hẳn hihi
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 323 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 301 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,397 Xem / 89 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên