Flash crash là gì? Những vụ flash crash kinh điển chết người nào đã từng xảy ra??

Flash crash là gì? Những vụ flash crash kinh điển chết người nào đã từng xảy ra??

Flash crash là gì? Những vụ flash crash kinh điển chết người nào đã từng xảy ra??

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,217
32,341
Ngày nay, flash crash đã trở nên khá phổ biến trong thị trường tài chính. Sự xuất hiện của nó đã khiến bao nhiêu traders phải chuyển sang chạy Grab, GoViet để kiếm sống. Vậy rốt cuộc thì flash crash là cái giống gì mà lại ghê gớm đến như vậy. Hôm nay, mời các bác cùng mình tìm hiểu nhé!

Flash crash là gì?


Flash crash là sự kiện một traders đang ngồi trước màn hình máy tính bỗng dưng thấy giá bị tụt vài trăm pips mà không hiểu cái quái gì đang xảy ra. Dễ hiểu thôi, điều này là do hàng loạt người đột ngột bán tháo một loại cổ phiếu hoặc tài sản nào đó khiến cho giá của chúng bị sụt giảm đáng kể trong thời gian ngắn.


Flashcrash-la-gi-TraderViet1.jpg


Flash crash có thể kích hoạt bộ ngắt mạch (circuit breakers) tại các sàn giao dịch chứng khoán lớn như NYSE, sẽ tạm dừng giao dịch cho đến khi các lệnh mua và lệnh bán có thể khớp với nhau và giao dịch có thể tiếp tục một cách có trật tự.

Những vụ flash crash kinh hoàng nào đã đốt cháy túi của các traders?


Một số vụ Flash crash dưới đây được xếp vào hàng đáng chú ý cho các trader

Flash crash của chỉ số Dow Jones vào ngày 6 tháng 5 năm 2010


"Flash crash" ngày 6 tháng 5 năm 2010 đã chứng kiến chỉ số Dow Jones giảm gần 1.000 điểm chỉ trong vài phút. Một báo cáo từ SEC và CFTC cho hay có một trading house đã nỗ lực bán hợp đồng tương lai S&P 500 trị giá 4,5 tỷ đô la .


Flashcrash-la-gi-TraderViet2.jpg


Bởi vì thuật toán không thể xác định được giá bán cũng như khung thời gian, dẫn đến quá nhiều giao dịch được đưa vào thị trường, làm cho tính thanh khoản không đủ để hấp thụ những giao dịch đó. Các yêu cầu bán tràn ngập thị trường nhưng không ai sẵn sàng tạo ra tính thanh khoản và ngày càng có nhiều giao dịch không thể xử lý được.

Khác với lệnh bán 4,5 tỷ đô la ban đầu, có những traders cố gắng thao túng giá điện tử. Theo các nhà quản lý, một trong những traders đó là Navinder Singh Sarao. Sarao có thể phải đối mặt với phiên tòa tại Hoa Kỳ vì hành động vào quá nhiều lệnh không có thật của mình để thao túng giá (còn được gọi là "spoofing") trong vụ flash crash đó.

Flash crash khi Facebook thực hiện IPO vào ngày 18 tháng 5 năm 2012


Lần IPO của Facebook trên Nasdaq vào tháng 5 năm 2012 đã thu về 16 tỷ đô la. Đó là đợt chào bán cổ phiếu lớn thứ hai của Hoa Kỳ và là lời đề nghị lớn nhất đối với Nasdaq từ trước đến nay. Chính vì quy mô IPO với số lượng lớn và trong thời gian ngắn đã khiến các traders chìm trong bóng tối nhiều giờ do lỗi trục trặc kỹ thuật đã xảy ra. Có một "lỗ hổng thiết kế" trong phần mềm đã bị bỏ sót trong quá trình thử nghiệm.

Các lập trình viên Nasdaq đã loại bỏ một vài dòng mã trong phần mềm, nhưng điều đó không khắc phục được nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Hơn 30.000 lệnh giao dịch đã bị kẹt trong hệ thống trong hơn hai giờ đồng hồ mà đáng lẽ chúng phải được khớp lệnh hoặc là bị hủy bỏ.

Một năm sau, Nasdaq đồng ý nộp cho SEC khoản tiền phạt 10 triệu đô la, trên mức 62 triệu đô la mà họ đã đồng ý thanh toán cho các công ty giao dịch chịu lỗ trong quá trình IPO. Giám đốc điều hành của Nasdaq OMX -Robert Greifeld đã phát biểu vào thời điểm đó: "Chúng tôi nhận ra rằng nền tảng của một thị trường chính là niềm tin của nhà đầu tư,"

Flash crash dạng Flash freeze (đóng băng) vào ngày 22 tháng 8 năm 2013


Vào hôm thứ hai đó, các chứng khoán được niêm yết trên sàn Nasdaq đã ngưng hoạt động trong vòng ba giờ 11 phút khi SIP (bộ xử lý thông tin bảo mật) bị lỗi ngay sau buổi trưa. SIP - nơi thực hiện các báo giá và giao dịch cho sàn - đã bị choáng ngợp bởi hàng loạt sự báo giá đột ngột.

Sau khi loay hoay giải quyết mớ bòng bong, Nasdaq đã nhận một số trách nhiệm cho những gì đã xảy ra: "Một vài trục trặc này rõ ràng nằm trong tầm kiểm soát của Nasdaq OMX." Dù Arca - nền tảng giao dịch điện tử của sàn NYSE cố gắng để kết nối, thì phần mềm hệ thống vẫn có một "lỗ hổng tiềm ẩn".


Flashcrash-la-gi-TraderViet3.jpg


Nasdaq ngưng hoạt động cũng đồng nghĩa với việc không có cổ phiếu nào niêm yết trên Nasdaq có thể giao dịch được.

Ryan Derrick, nhà phân tích kỹ thuật cao cấp tại Schaeffer's Investment Research cho hay với Reuters: " Việc chúng ta không chứng kiến sự sụt giảm nào lớn hơn trong mớ hỗn độn này cho thấy rằng các nhà đầu tư đang thích nghi được với những trục trặc này, dù là tích cực hay tiêu cực."

Đóng băng trái phiếu kho bạc vào ngày 15 tháng 10 năm 2014


Vào đầu ngày 15 tháng 10 năm 2014, lãi suất trái phiếu kho bạc thời hạn 10 năm đã giảm khoảng 30 điểm cơ bản, từ 2,13% xuống 1,86% từ 9:00 sáng đến 9:36 sáng . Từ 9:33 sáng đến 9:45 sáng, lãi suất đã chứng kiến sự sụt giảm 16 điểm cơ bản trong một round trip (vòng giao dịch) hoàn chỉnh.

Trái phiếu Hoa Kỳ thường được xem là nơi đầu tư an toàn, ổn định, do đó, bất kỳ biến động nào cũng có thể khiến niềm tin của nhà đầu tư bị lung lay.

Theo một báo cáo được công bố vào năm 2015 bởi một số cơ quan chính phủ, sự cố flash crash của trái phiếu kho bạc bị tác động từ nhiều nguyên nhân: như sự xuất hiện của một số lượng lớn các vị thế bán và độ sâu thị trường giảm mạnh sau khi dữ liệu bán được công bố vào sáng hôm đó.

Ngưng hoạt động NYSE vào giờ ăn trưa, ngày 9 tháng 7 năm 2015


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2015, Sàn giao dịch chứng khoán New York đã ngưng hoạt động 4 giờ vào giữa ngày giao dịch, bắt đầu từ khoảng 11:30 sáng. Các nhà đầu tư đã quay cuồng với cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán Trung Quốc và cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, và đợt flash crash này lại càng tăng thêm cảm giác hỗn loạn trên thị trường.

NYSE bị đình chỉ giao dịch do "các vấn đề kết nối" giữa các cổng khách hàng và các đơn vị giao dịch sau khi cập nhật phần mềm. Sau khi ngừng hoạt động gần bốn giờ, sàn đã khởi động lại bình thường lúc 3:10 chiều.

Vào lúc đó, Chủ tịch NYSE - Thomas Farley đã nói với CNBC: "Đó là một ngày tồi tệ, và tôi cảm thấy có lỗi với những khách hàng của chúng tôi - người phải xoay sở với sự sụt giảm mạnh này."

Vụ flash crash làm chỉ số Dow giảm đến bốn chữ số vào ngày 24 tháng 8 năm 2015


Cụm từ "Thứ Hai Đen Tối" (không giống như “Black Friday” đâu nhé) ở Châu Á cho thấy sự kết nối ngày càng tăng của các thị trường toàn cầu. Một cuộc bán tháo ở châu Á đã kích hoạt sự sụt giảm giá của các hợp đồng chứng khoán tương lai châu Âu và Hoa Kỳ trước khi thị trường Hoa Kỳ mở cửa. Đầu ngày giao dịch, chỉ số Dow bắt đầu giảm hơn 1000 điểm nhưng đã phục hồi được một nửa trong những phút giao dịch đầu tiên. Một ngày đầy biến động và sụt giảm mạnh trong vài phút trước khi đóng cửa khiến chỉ số giảm còn 588 điểm vào cuối ngày.

Trong 15 phút đầu tiên giao dịch, cổ phiếu của 20% các công ty S&P 500 và 40% các công ty Nasdaq composite sụt giảm 10% so với mức đóng cửa trước đó.

Việc bán tháo sớm một phần là do lo ngại về suy thoái kinh tế của Trung Quốc và sự không chắc chắn xung quanh chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang. Những lo ngại đó đã khiến các traders bán phá giá cổ phiếu sớm khi không có nhiều người mua, điều này có thể khiến các mô hình giao dịch tốc độ cao phải ngừng hoạt động khi họ nhận thấy giá cả đang trở nên bất thường.

Các traders nên làm gì để ứng phó trước flash crash?


Khi giao dịch chứng khoán đã trở thành một ngành công nghiệp máy tính nặng nề được phát triển bởi các thuật toán phức tạp trên các mạng toàn cầu, thì xu hướng xảy ra trục trặc và thậm chí là sự cố flash crash sẽ có nguy cơ tăng lên. Do vậy, các traders nên thực hiện một vài biện pháp sau để giảm thiểu thiệt hại hoặc thậm chí kiếm lợi nhuận khi flash crash crash xảy ra:
  • Sử dụng lệnh Stop loss (dừng lỗ) để cắt giảm thiệt hại khi giá giảm mạnh đột ngột.
  • Không nên dồn quá nhiều tiền vào một tài khoản. Thay vì thế, các bác hãy cân nhắc phân chia nhỏ tiền của mình vào nhiều tài khoản khác nhau để san sẻ rủi ro nhé!
  • À, các bác cũng có thể ngồi trước màn hình máy tính 24 giờ đồng hồ canh các dấu hiệu của flash crash để kịp đưa ra các biện pháp ứng phó! (Mình đùa thôi... Ai làm theo mà xỉu giữa chừng là mình không chịu trách nhiệm đâu nha!)
Trên đây là bài viết về flash crash do mình tìm hiểu và tổng hợp. Sự hiện diện của các bác là niềm vinh hạnh cho các editors như mình. Do vậy đừng quên like và comment để mình thấy được sự hiện diện của các bác nhé!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối:
Còn ai nhớ cú flash Crash hôm 2/1 của cặp AUD/USD không? May mà mình để stoploss xa tít mù khơi. Tụt đến sát nút stoploss luôn ấy.
 
Theo review 4rums trên thế giới thì sl ko work lúc crash, hoặc sl rất xa vị trí set (dzo tốc độ crash vs tốc độ khớp lệnh của nhà cái vs availability của lệnh đối ứng...)
Trường hợp CHF 2015 là sl hoàn toàn ko coa tác dụng.
Lới khuyên là đừng giữ quá nhiều tien trong acc, để nó coa mức limit, cháy hết acc đó thôi thì cũng ko quá loss. Tạo thêm 1 acc song song chỉ để chứa tiền free mà ko trade.
 
Huge flash crash lần tới sẽ là Bitcoin or USD. . . Seat yr belt strictly. Trust me
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,660 Xem / 97 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,517 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 395 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên