Giao dịch Định lượng (Quant Trading) – Các chiến lược cho giao dịch định lượng

Giao dịch Định lượng (Quant Trading) – Các chiến lược cho giao dịch định lượng

Giao dịch Định lượng (Quant Trading) – Các chiến lược cho giao dịch định lượng

ductoan1898

Active Member
27
139
Chào các anh em đã quay trở lại với series giao dịch định lượng. Ở bài viết trước mình đã so sánh các phương pháp phân tích giao dịch cho anh em có thể lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp với bản thân. Nếu anh em nào lựa chọn phân tích định lượng hoặc kết hợp các phương pháp thì bài này sẽ hỗ trợ anh em biết về các chiến lược giao dịch định lượng.

Vậy chiến lược giao dịch là gì? Chiến lược giao dịch đơn giản là một kế hoạch dựa trên các quy tắc xác định trước để đưa ra các quyết định giao dịch ở trên thị trường. Hầu hết các chiến lược giao dịch đều dựa trên phân tích kỹ thuật hoặc các nguyên tắc cơ bản, và sử dụng phân tích định lượng có thể được dùng để xác định độ chính xác của các quy tắc đó. Đó là lý do vì sao chúng ta nên sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích với nhau.

Có rất nhiều chiến lược giao dịch định lượng khác nhau tùy thuộc vào độ khó, kiến thức và nguồn dữ liệu có thể truy cập, ở đây mình sẽ chỉ đề cập những chiến lược mà anh em trader nhỏ lẻ chúng ta có thể tiếp cận được thôi nhé.

1-traderviet.jpeg


1. Chiến lược giao dịch đảo chiều về giá trung bình (Mean Reversion Strategies)


Chiến lược này hoạt động dựa trên giả định thị trường chỉ có xu hướng trong khoảng 30% thời gian, còn 70% thời gian còn lại thị trường không có xu hướng. Một ví dụ đơn giản là chúng ta sẽ tính giá trung bình của chứng khoán dựa trên giá lịch sử và giao dịch dựa vào sự phỏng đoán rằng mức giá hiện tại sẽ trở về với giá trị trung bình của nó.

Một chiến lược đơn giản như vậy thường sẽ không hiệu quả nên vì thế có một chiến lược nổi tiếng hơn được hơn sử dụng đó là giao dịch cặp (Pairs Trading). Chiến lược này xem xét 2 chứng khoán khác nhau và sự tương quan của chúng. Khi 2 chứng khoán có độ tương quan đồng biến cao và khi giá trị này bị lệch khỏi giá trị ban đầu, ta có thể bán chứng khoán đang giao dịch quá giá trị và mua vào chứng khoán giao dịch dưới giá trị với hi vọng giá của chúng sẽ di chuyển lại gần với nhau hơn để mang lại lợi nhuận.

2. Chiến lược giao dịch theo quán tính giá (Momentum Trading Strategies)


“Trend is your friend” – Chiến lược này còn có tên gọi khác là giao dịch theo xu hướng. Chiến lược này gần như là ngược lại với chiến lược đảo chiều về giá trung bình, thay vì kì vọng rằng giá sẽ đảo chiều về mức trung bình, chúng ta kiếm lợi nhuận từ sự kì vọng giá sẽ tiếp tục theo xu hướng. Giả định cho chiến lược này là giá sẽ giữ quán tính trong một khoảng thời gian ở tương lai, hay như một nguyên tắc trong lý thuyết Dow là xu hướng sẽ tiếp tục thay vì đảo chiều.

Một ví dụ đơn giản là mua khi giá phá vỡ khỏi mức đỉnh 52 tuần hoặc có thể mua khi giá vượt lên trên đường MA200 cho một xu hướng dài hạn. Chúng ta có thêm các bộ lọc để hạn chế những tín hiệu nhiễu.

3. Chiến lược giao dịch dựa vào tâm lý thị trường (Sentiment-based Strategies)


Ta biết tâm lý thị trường được xác định bởi thái độ của nhà đầu tư đối với thị trường tài chính hoặc một chứng khoán cụ thể. Những gì mọi người cảm thấy và những điều khiến họ hành xử như thế nào trong thị trường là khái niệm đằng sau tâm lý thị trường.

Một chiến lược như vậy thường liên kết với các tin tức tạo để ra tín hiệu giao dịch tùy thuộc vào dữ liệu thực tế diễn ra như thế nào so với sự đồng thuận của thị trường hoặc với dữ liệu trước đó. Hiểu một cách đơn giản, chúng ta có thể mua chứng khoán khi có những thông tin tức cực và bán khi có những thông tin tiêu cực về chứng khoán đó.

Screen Shot 2021-05-22 at 11.03.13.png


4. Chiến lược giao dịch theo mùa (Seasonal Trading Strategies)


Loại chiến lược giao dịch này còn có tên gọi khác là hiệu ứng lịch (calendar effect). Các chiến lược này cho rằng chúng ta nên mua hoặc bán một số chứng khoán nhất định vào một thời gian cố định (có thể là một tháng cụ thể trong năm) và đóng các vị thế vào thời gian cố định khác. Chúng dựa trên giả định rằng các mô hình theo mùa là có thể dự đoán được về giá cả và các mô hình này lặp lại hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm trong cùng một khoảng thời gian.

Chiến lược theo mùa nổi tiếng nhất được gọi là “hiệu ứng tháng Giêng” (January Effect), là hiện tượng mà giá cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu có vốn hoá nhỏ có xu hướng tăng trong tháng đầu năm. Một ví cụ thể nữa là “Hãy bán cổ phiếu trong tháng 5 rồi đi chơi” (Sell in May and Go Away).

Lời kết: Ngoài các chiến lược đã nêu ra ở đây vẫn còn rất nhiều chiến lược giao dịch khác như giao dịch cao tần(High Frequency), giao dịch chênh lệch thống kê (Statistical Arbitrage) và hàng tá kỹ thuật được áp dụng như mạng thần kinh (Neural Network), tối ưu hóa bầy đàn (Particle Swarm Optimization), giải thuật di truyền (Genetic Algorithm),… Tuy nhiên những thứ này đòi hỏi các kiến thức chuyên môn sâu và cơ sở vật chất, máy móc rất tốt. Với anh em trader chúng ta thì những chiến lược đơn giản kia cũng đủ để mang lại lợi nhuận, miễn là anh em back test, làm các kiểm định và tuân thủ theo kế hoạch mình đề ra là được. Cuối cùng, mình xin cảm ơn anh em đã đọc và ủng hộ. Hẹn gặp anh em ở các bài viết sau.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Đa số ace quan tâm đến mục này đều có gốc IT, hy vọng bài sau chủ thớt chia sẻ chuyên sâu hơn

Còn ở tầm này thì không đủ để anh em đi chém gió chủ thớt ơi
 
Vẫn chưa thấy ĐỊNH LƯỢNG ở đâu cả

Những chiến lược ở trên và rất nhiều chiến lược giao dịch khác đúng là những chiến lược giao dịch rất bình thường mà có thể không cần đến định lượng, tuy nhiên những cái mình nêu ra ở trên này đã được kiểm chứng ở cả học thuật và trên thực tế. Một điều nữa là mình có nhắc với anh em khi sử dụng thì phải backtest và kiểm định lại đó bạn, đó chính là phần giúp chúng ta chuyển từ một chiến lược bình thường thành định lương thông qua tính toán và thống kê. Nếu có gì sai sót mong bạn đóng góp ý kiến để giúp mình sửa chữa nhé và mình cũng xin cảm ơn những đóng góp ý kiến của bạn.
 
Những chiến lược ở trên và rất nhiều chiến lược giao dịch khác đúng là những chiến lược giao dịch rất bình thường mà có thể không cần đến định lượng, tuy nhiên những cái mình nêu ra ở trên này đã được kiểm chứng ở cả học thuật và trên thực tế. Một điều nữa là mình có nhắc với anh em khi sử dụng thì phải backtest và kiểm định lại đó bạn, đó chính là phần giúp chúng ta chuyển từ một chiến lược bình thường thành định lương thông qua tính toán và thống kê. Nếu có gì sai sót mong bạn đóng góp ý kiến để giúp mình sửa chữa nhé và mình cũng xin cảm ơn những đóng góp ý kiến của bạn.

Cám ơn nhiệt tình của bạn. Hiện tại ở diễn đàn này có 1 bài cùng chủ đề

https://traderviet.org/t/quant-la-cai-giong-gi.50406/

Mình rất kỳ vọng được bạn chia sẻ như tầm bài trên trở lên. Các trader không có gốc IT sẽ ít quan tâm đến chủ đề này vì không đủ kiến thức để áp dụng.

Mình cũng giống bạn và nhiều trader khác thường chỉ quan tâm tới việc "làm như thế nào".
Hy vọng bạn hiểu ý mình

Cám ơn nhiều
 
@Jewel Nguyen thật ra bài này nói về chiến thuật (tactics) nhiều hơn là chiến lược (strategy) cụ ơi, và thớt phân loại như trên là đúng đấy, nhiều cộng đồng quant cũng chia sẻ cùng cách phân loại chiến thuật giao dịch như vậy. Vấn đề mấu chốt cần phải lưu ý là mọi tactics thì cần phải được kiểm chứng bằng con số thống kê, mà có thể kiểm chứng thì vượt ra ngoài phạm vi bài này rồi nên bác thớt không đề cập :)
Nói chung về hướng tiếp cận thì cũng vô vàn. Những người có kinh nghiệm với thị trường (nôm na là dân trader làm quant) thì hay tiếp cận theo hướng đi theo market dynamics, còn những người có kinh nghiệm toán-lập trình (nôm na là dân toán làm quant) thì dễ tiếp cận theo kiểu brute force. Cách gì thì cách, chung quy lại nó cũng chỉ là một trong vô vàn hướng đi để tìm ra lợi thế thôi mà :)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 323 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 301 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,397 Xem / 89 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên