Giao dịch Định lượng (Quant Trading) – Xác định chiến lược giao dịch

Giao dịch Định lượng (Quant Trading) – Xác định chiến lược giao dịch

Giao dịch Định lượng (Quant Trading) – Xác định chiến lược giao dịch

ductoan1898

Active Member
27
139
Chào các anh em, trong bài viết này, mình muốn giới thiệu với các anh em các phương pháp có thể dùng để xác định các chiến lược giao dịch định lượng có lợi nhuận. Mục tiêu của chúng ta ngày hôm nay là hiểu chi tiết cách tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn các hệ thống như vậy. Tôi sẽ giải thích cách xác định chiến lược liên quan nhiều đến sở thích cá nhân cũng như về hiệu suất chiến lược, cách xác định loại và số lượng dữ liệu lịch sử để thử nghiệm, cách đánh giá một cách nhẹ nhàng chiến lược giao dịch và cuối cùng là cách tiến hành giai đoạn phản hồi và thực hiện chiến lược.

Phần 1: Bản thân


Vậy làm thế nào để xác định được một chiến lược giao dịch định lượng phù hợp với bản thân? Để lựa chọn được một chiến lược phù hợp thì không chỉ bản thân chiến lược đó quan trọng mà còn phải liên quan đến bản thân chúng ta.

Để trở thành một nhà giao dịch thành công chúng ta cần phải trung thực với bản thân. Giao dịch là một công việc có khả năng mất tiền, vì vậy chúng ta cần phải "hiểu rõ bản thân" càng nhiều càng tốt để chọn một chiến lược phù hợp.

Screen Shot 2021-05-29 at 12.11.20.png


1. Kỷ luật, kiên nhẫn và không để cảm xúc chi phối


Giao dịch, và đặc biệt là giao dịch định lượng, đòi hỏi một mức độ kỷ luật, sự kiên nhẫn và không để cảm xúc chi phối và can thiệp khi một hệ thống đang thực hiện giao dịch. Điều này có thể cực kỳ khó khăn, đặc biệt là trong thời kì mà hệ thống giao dịch thua lỗ. Tuy nhiên, nhiều chiến lược đã được chứng minh là có lợi nhuận cao lại có thể bị hủy hoại bởi một sự can thiệp đơn giản. Chúng ta cần hiểu rằng một khi đã tham gia giao dịch thì phải vượt qua những khó khăn này.

2. Thời gian


Vấn đề tiếp theo là thời gian chúng ta dành ra cho việc giao dịch, tùy vào thời gian của bản thân mà chúng ta có thể xác định được tần suất giao dịch của chiến lược. Với những người đi làm toàn thời gian thì chắc chắn một chiến lược giao dịch intraday có thể sẽ không phù hợp (trừ khi nó được tự động hóa hoàn toàn). Với những anh em giao dịch toàn thời gian hoặc có kĩ năng để tự động hóa hệ thống có thể nhắm tới những chiến lược giao dịch cao tần (HFT).

3. Khả năng lập trình


Đây là một lợi thế nếu anh em có kĩ năng lập trình tốt, tuy nhiên nó cũng không phải là bắt buộc. Chúng ta có thể giao dịch cao tần hoặc giao dịch một lúc nhiều chứng khoán khác nhau. Nếu không, hãy chọn các chiến lược chỉ giao dịch một lần mỗi ngày hoặc chỉ giao dịch một vài chứng khoán cụ thể và dĩ nhiên điều này không hề làm giảm lợi nhuận hay thiệt thòi gì so với các chiến lược khác miễn là anh em tối ưu hóa chiến lược của mình thật tốt.

4. Vốn giao dịch


Một vấn đề anh em cần để tâm là vốn giao dịch của mình. Với một mức vốn ban đầu thấp, chúng ta có thể sử dụng các chiến lược có thể tối đa hóa đòn bẩy tài chính và chọn các sản phẩm giao dịch như hợp đồng tương lai, forex, quyền chọn vì chúng có đòn bẩy cao hơn so với cổ phiếu. Nếu có mức vốn lớn, chúng ta có thể giao dịch cao tần vì các chiến lược kiểu này tốn phí giao dịch rất nhiều. Một điều nữa, với lượng vốn lớn chúng ta có thể sở hữu các máy tính tốt và truy cập được các nguồn tin nhanh hơn, từ đó cho chúng ta nhiều lựa chọn về các chiến lược giao dịch định lượng hơn.

5. Mục tiêu giao dịch


Chúng ta cần xác định bản thân mong muốn giao dịch như thế nào. Các anh em là một trader ngắn hạn, mong muốn các khoản lợi nhuận thường xuyên hay là một trader dài hạn và lợi nhuận trong dài hạn mới là quan trọng nhất? Điều này sẽ quyết định đến tuần suất giao dịch của chiến lược mà chúng ta sẽ chọn. Các khoản thu nhập thường xuyên hơn sẽ yêu cầu chiến lược giao dịch tần suất cao hơn với ít rủi ro hơn trong khi các giao dịch dài hạn có thể có tần suất giao dịch ít hơn và có mức rủi ro cao hơn.

Mình nghĩ rằng cần phải tiến hành nghiên cứu liên tục các chiến lược giao dịch để duy trì một danh mục đầu tư sinh lời ổn định. Rất ít chiến lược có thể hoạt động tốt mãi mãi. Do đó, anh em nên dành một ít thời gian cho việc thực hiện các nghiên cứu nhé.

Phần 2: Nguồn tìm kiếm các chiến lược giao dịch định lượng


Chưa bao giờ các ý tưởng giao dịch lại sẵn có như hiện nay. Các tạp chí tài chính, các bài viết học thuật, blog giao dịch, diễn đàn giao dịch và các cuốn sách cung cấp hàng nghìn chiến lược giao dịch để chúng ta có thể tham khảo ý tưởng cho chiến lược giao dịch của mình.

Screen Shot 2021-05-29 at 12.10.28.png


Dưới đây là danh sách các blog và diễn đàn giao dịch định lượng được đánh giá cao:
  • The Whole Street
  • Quantivity
  • Quantitative Trading (Ernest Chan)
  • Quantopian
  • Quantpedia
  • ETF HQ
  • Elite Trader Forums
  • Wealth Lab
  • Nuclear Phynance
  • Wilmott Forums
Dưới đây là danh sách các tạp chí tài chính phổ biến mà bạn có thể lấy ý tưởng:
  • arXiv
  • SSRN
  • Journal of Investment Strategies
  • Journal of Computational Finance
  • Mathematical Finance
Một số tạp chí tài chính và các bài viết học thuật sẽ khó truy cập khi chúng ta phải trả phí để được tham khảo các bài viết của họ. Một nhược điểm nữa của các chiến lược được nghiên cứu học thuật là chúng thường có thể đã lỗi thời, yêu cầu các dữ liệu lịch sử và các thuật toán phức tạp, giao dịch các loại tài sản kém thanh khoản hoặc không tính đến phí giao dịch, trượt giá hoặc chênh lệch giá. Cũng có thể không rõ liệu chiến lược giao dịch có được thực hiện với các lệnh thị trường, lệnh giới hạn hay nó có chứa lệnh dừng lỗ hay không, ... Vì vậy, điều cần thiết là khi sao chép chiến lược mà chúng ta cho rằng là tốt nhất thì phải kiểm tra lại nó và thêm vào các điều kiện thực tế trong giao dịch như chi phí và bao gồm nhiều khía cạnh của các loại tài sản mà bạn muốn giao dịch.

Chúng ta cũng có thể tự tạo ra một chiến lược giao dịch của bản thân, tuy nhiên công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật nghiên cứu nên mình sẽ trình bày trong một bài viết khác.

Phần 3: Đánh giá một chiến lược giao dịch định lượng


Một khi anh em đã theo dõi các nguồn thường xuyên thì chúng ta đã có thể lên cho mình một danh sách các chiến lược khác nhau phù hợp với bản thân. Giả sử các chiến lược này đã được backtest cẩn thận và cho dù có một lợi nhuận lịch sử tốt thì trước khi quyết định bỏ thời gian ra backtest lại hoặc áp dụng vào thực tế, chúng ta có một số cách đánh giá một chiến lược để tránh lãng phí thời gian và nguồn lực cho các chiến lược không tốt và loại bỏ chúng.

1. So sánh với điểm chuẩn (Benchmark)


Gần như tất cả các chiến lược được so sánh với một số điểm chuẩn để đánh giá hiệu suất. Điểm chuẩn thường là chỉ số đặc trưng cho được tạo ra để đo lường, tính bằng con số đại diện cho tổng thể một loại tài sản cơ bản mà chiến lược giao dịch. Ví dụ chiến lược của chúng ta giao dịch các cổ phiếu vốn hóa lớn của sở giao dịch Chứng Khoán TPHCM, thì chỉ số VN30 sẽ là điểm chuẩn để đo lường hiệu suất chiến lược này. Nếu anh em thấy một chiến lược giao dịch nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn của thị trường, ta có thể loại bỏ chúng.

2. Mức sụt giảm tối đa (Maximum Drawdown)


Mức sụt giảm tối đa là mức giảm tỷ lệ phần trăm tổng thể từ đỉnh đến đáy lớn nhất trên đường cong vốn chủ sở hữu của chiến lược trong một thời gian cụ thể hoặc trên toàn bộ thời gian của một chiến lược giao dịch định lượng. Đây cũng có thể coi là “trường hợp xấu nhất” trong một khoảng thời gian giao dịch nhất định của một chiến lược. Vì đây là một quyết định mang tính cá nhân cao và do đó phải được cân nhắc cẩn thận, cần phải phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro của nhà giao dịch và quy mô tài khoản giao dịch. Với một chiến lược mà anh em tham khảo thấy mức lợi nhuận trung bình rất cao tuy nhiên kèm đó là một mức sụt giảm tối đa lớn thì anh em cũng nên cân nhắc vì nó cũng không phải một chiến lược tốt và cần phải điều chỉnh.

Screen Shot 2021-05-29 at 12.09.59.png


3. Hệ số lợi nhuận (Profit Factor)


Hệ số lợi nhuận được định nghĩa là lợi nhuận gộp chia cho lỗ gộp trong toàn bộ thời gian giao dịch. Số liệu hiệu suất này liên quan đến số lượng lợi nhuận trên một đơn vị rủi ro, với các giá trị lớn hơn 1 cho thấy một hệ thống có lợi nhuận. Đây là một hệ số lợi nhuận hợp lý và biểu thị rằng hệ thống cụ thể này tạo ra lợi nhuận. Vì thế nếu anh em thấy một chiến lược nào có hệ số lợi nhuận nhỏ hơn 1 thì chúng ta cũng có thể loại bỏ chiến lược này.

4. Thời gian backtest


Ở giai đoạn này, nhiều chiến lược được tìm thấy từ quy trình của chúng ta sẽ bị loại bỏ vì chúng không đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Các chiến lược còn lại bây giờ có thể được xem xét để backtest. Tuy nhiên, trước khi có thể thực hiện được điều này, cần phải xem xét một tiêu chí để loại bỏ cuối cùng - đó là các dữ liệu lịch sử sẵn có để kiểm tra các chiến lược này. Nếu chứng khoán chỉ được backtest trong thời gian quá ngắn thì nó không thể đảm bảo được mức hiệu quả trong lai cho chúng ta.

Một lưu ý cho anh em rằng đây không phải tất cả những tiêu chí để đánh giá một chiến lược giao dịch định lượng mà là những tiêu chí mình nêu ra giúp anh em có thể đánh giá nhanh một chiến lược sẵn có khi anh em tiến hành tìm kiếm để tránh mất thời gian và công sức với các chiến lược không thực sự hiệu quả. Việc đánh giá cụ thể sẽ được mình trình bày ở phần Backtest trong bài viết sau nhé.

Lời kết: Qua bài viết mong anh em có thể biết được cách tìm kiếm một chiến lược giao dịch định lượng sinh lời và phù hợp với bản thân. Có thể ban đầu anh em sẽ cảm thấy hơi khó khăn như nếu chúng ta thực hiện đều đặn thì nó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một điều nữa là hiện tại các tài liệu chủ yếu bằng tiếng Anh nên sẽ có rào cản cho các anh em nào chưa tốt hoặc chưa quen đọc tiếng Anh.

Cuối cùng mình xin cảm ơn tất cả những ai đã ủng hộ và theo dõi đến bây giờ và hẹn gặp lại anh em trong các bài viết sau. Chúc anh em thành công.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Về tìm chiến lược, theo bạn Đinh Toàn, có các phần mềm tạo chiến lược như
- Strategy Quant X
- Build Alpha

Bạn có thể nói kỹ hơn về phần back test được không, chứ back test của mt4, mt5 chỉ là đồ chơi của trẻ em thôi, kg biết hoặc không có xiềng xài mua hàng xịn phải đỡ vậy thôi

Cám ơn bạn nhiều
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,192 Xem / 71 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,992 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 195 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 105 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 123 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên