Góc nhìn Liên thị trường 16/01 - Thận trọng trước cuộc họp lãi suất của FED. USD tiếp tục giảm?

Góc nhìn Liên thị trường 16/01 - Thận trọng trước cuộc họp lãi suất của FED. USD tiếp tục giảm?

Góc nhìn Liên thị trường 16/01 - Thận trọng trước cuộc họp lãi suất của FED. USD tiếp tục giảm?

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387
USD sẽ tiếp tục xu hướng giảm trước thời điểm FED công bố lãi suất trong đầu tháng 2. Hiện tại thị trường gần như đã chắc chắn FED sẽ chỉ tăng 25 điểm cơ bản trong cuộc họp lần này.

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG


Thị trường chứng khoán Mỹ phiên 13/11 đa phần đóng cửa trong sắc xanh sau khi các ngân hàng lớn công bố kết quả kinh doanh quý IV. S&P 500 và Nasdaq ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 11.

Giá cả hàng hóa đang đi xuống nhưng giá cả dịch vụ lại đi lên nhanh chóng. Trong khi đó, giá năng lượng nhảy múa liên tục.

Bởi vậy, để hiểu được lạm phát cốt lõi (core inflation), các nhà hoạch định chính sách đã loại bỏ những thành phần biến động mạnh của chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người còn đang săn lùng mộy thước đo lạm phát hẹp hơn nữa – “lạm phát siêu cốt lõi” (supercore inflation).

Khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo lạm phát mới vào ngày 12/1, hầu hết các nhà đầu tư sẽ nhìn ngay vào mức thay đổi hàng tháng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cốt lõi. Chỉ số này loại trừ giá năng lượng và thực phẩm, mang đến cho người đọc cảm nhận đúng hơn về quỹ đạo dài hạn của lạm phát.

Nhưng một số người sẽ nhanh chóng lướt qua con số đó để tìm đến các thước đo như chi phí dịch vụ cốt lõi không bao gồm chi phí nhà ở - hay thậm chí là dịch vụ cốt lõi trừ nhà ở và y tế. Thậm chí những thước đo hẹp đến vậy vẫn chưa đủ để làm họ hài lòng.

Cái khó của nhà đầu tư là lạm phát đã trở nên phức tạp hơn. Lạm phát cốt lõi của hàng hóa đã chuyển thành âm trong những tháng gần đây, nhờ sự gia tăng của nguồn cung và sự sụt giảm của nhu cầu. Nhưng lạm phát dịch vụ vẫn ở mức cao. Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), nhiều người cho rằng nguyên nhân là do sức nóng của thị trường lao động và chi phí nhân công đắt đỏ.

Trong những tháng gần đây, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của số liệu dịch vụ cốt lõi trừ đi nhà ở. Tuy nhiên, ông tập trung vào khoản mục đó trong chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCEPI), thước đo ưa thích của Fed.

Ông Powell còn khiến việc đánh giá lạm phát càng thêm phức tạp khi thuyết phục nhiều người rằng thị trường lao động mới là chìa khóa để hiểu được hướng đi của lạm phát. Nếu đúng như vậy thì dữ liệu lạm phát còn không quan trọng bằng các cáo cáo về việc làm và tiền lương.

Các ngân hàng lớn nhất của Phố Wall đã quyết định tăng trích lập quỹ dự phòng để chuẩn bị cho một cuộc suy thoái có thể xảy ra, đồng thời tỏ ra thận trọng về dự báo tăng trưởng thu nhập trong một nền kinh tế không chắc chắn và lãi suất cao hơn làm gia tăng cạnh tranh về thu hút tiền gửi.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 13/1 thông báo với Quốc hội rằng nước này sẽ chạm mức trần nợ vào ngày 19/1 và sau đó, Bộ Tài chính sẽ bắt đầu triển khai "các biện pháp đặc biệt nhất định để ngăn Mỹ vỡ nợ.”

Trong bức thư gửi tân Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, bà Yellen thừa nhận hiện Bộ Tài chính không thể ước tính những biện pháp khẩn cấp đó sẽ giúp chính phủ Mỹ trả nợ công được bao lâu, đồng thời cảnh báo rằng Quốc hội cần phải ra tay kịp thời để "tăng hoặc tạm ngưng trần nợ.”

Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh (ONS) vừa công bố số liệu cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) của nước này đã tăng 0,1% trong tháng 11/2022.

Kết quả này, trái ngược với những dự đoán không mấy tích cực của các chuyên gia kinh tế, đã làm giảm nguy cơ nền kinh tế “xứ sở sương mù” rơi vào suy thoái kỹ thuật trong quý IV/2022.

Trước đó, các chuyên gia kinh tế của Reuters dự báo kinh tế Anh sẽ sụt giảm 0,2% trong bối cảnh bức tranh ảm đạm chung của các nền kinh tế.

GÓC NHÌN LIÊN THỊ TRƯỜNG


Thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục phục hồi tăng trước các kỳ vọng hạ nhiệt lạm phát sẽ tác động đến việc dừng tăng lãi suất và duy trì mức lãi suất trong năm nay. Hay được hiểu là thị trường cho rằng FED đã đi đúng lộ trình kìm hãm lạm phát và mục tiêu hạ cánh mềm sẽ đạt được, do vậy tâm lý tích cực quay trở lại.

1.png


Xu hướng hiện đang tăng lại ngưỡng nhạy cảm của trendline trước đó đã được duy trì trong năm qua. Đây có thể là mức tương đối nhạy cảm của tâm lý thị trường chứng khoán nói riêng và là công cụ để đo lường tình hình sức khỏe nền kinh tế nói chung.

Nhìn chung với diễn biến hiện tại trên chỉ số chứng khoán Mỹ đại diện là SPX đang trong một xu hướng phục hồi tăng nhưng về bản chất có thể không phải là tín hiệu cho thấy kinh tế đang phục hồi mà trong thời điểm này nhiều nhận định kinh tế sẽ khó khăn hơn và có thể sẽ chuyển từ lạm phát sang giảm phát và suy thoái kinh tế nhanh hơn.

Trong cùng thời điểm thì lợi suất trái phiếu kỳ hạn dài hạn giảm mạnh, các kỳ hạn ngắn hạn hơn cũng chững lại và trong một xu hướng điều chỉnh giảm. Lợi suất trái phiếu dài hạn giảm sẽ giống như một công cụ chỉ báo để đánh giá tình hình sức khỏe nền kinh tế và dấu hiệu sớm cho thấy có thể sẽ rơi vào giảm phát và suy thoái trở lại.

2.png


Chỉ số USD index đang tiếp đà giảm mạnh phá vỡ đáy cũ và có thể sẽ hướng về mốc 100 điểm trong tuần này trước khi FED công bố lãi suất. Thời điểm FED tăng lãi suất ngày 2/2 tới đây có thể sẽ là tín hiệu cho một xu hướng phục hồi tăng trở lại nhưng trong thời điểm này tín hiệu bán vẫn đang chiếm ưu thế hơn. Xu hướng giảm của lợi suất trái phiếu đang hỗ trợ cho đà giảm của đồng USD.

Phân tích kỹ thuật hiện tại cho thấy áp lực bán lên đồng USD sẽ còn tiếp diễn. Khả năng trong hôm nay sẽ giảm về mức 101 điểm.

NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG


Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay có xu hướng giảm với vàng giao ngay giảm 2,6 USD xuống còn 1.918 USD/ ounce.

Tuần trước, giá vàng thế giới đã tăng vượt ngưỡng 1.900 USD/ounce nhờ đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ lao dốc khi dữ liệu công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong tháng 12 giảm so với tháng trước và lạm phát cơ bản tăng chậm lại.

Kết quả khảo sát về vàng hàng tuần đầu tiên trong năm 2023 của Kitco News cho thấy tâm lý của cả các nhà phân tích Phố Wall và các nhà đầu tư bán lẻ trên Main Street đang tăng mạnh mẽ, với nhiều nhà phân tích cho rằng việc đạt được mức 2.000 USD/ounce chỉ là vấn đề thời gian.

Trong số các chuyên gia tham gia khảo sát hướng đi của vàng trong tuần này, có 61% lạc quan về kim loại quý này. 64% các nhà đầu tư bán lẻ tham gia các cuộc thăm dò trực tuyến cũng có cùng quan điểm.

Một số nhà phân tích cho rằng việc thay đổi kỳ vọng liên quan đến lập trường chính sách tiền tệ tích cực của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn là yếu tố tăng giá lớn nhất đối với vàng. Các nhà phân tích này đã nói rằng áp lực lạm phát hạ nhiệt đã củng cố khả năng Fed tiếp tục làm chậm tốc độ tăng lãi suất vào tháng tới, điều đã khiến lợi suất trái phiếu và đồng USD đảo ngược xu hướng của năm ngoái.

3.png


USD và lợi suất trái phiếu đảo chiều giảm mạnh đang hỗ trợ cho Vàng tăng vượt qua mốc 1900. Hiện tại giá Vàng sẽ còn có thể tăng tiếp khi lạm phát đã hạ nhiệt nhưng các mối lo suy thoái kinh tế và các bất ổn trên thị trường gia tăng.

Đồ thị phân tích kỹ thuật hôm nay cho thấy khả năng giá Vàng sẽ còn tăng vượt qua 1930.

NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU


Tuần trước, cả dầu Brent và WTI đều đã leo dốc tới hơn 8% sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại biên giới, mở ra triển vọng nhu cầu nhiên liệu tăng ở quốc gia Đông Á này cùng sự trượt dốc của đồng bạc xanh khi chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ giảm cho thấy lạm phát ở nước này đang có xu hướng giảm bền vững.

Theo kế hoạch, ngày 5-2, liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga, bao gồm cả dầu diesel. Theo các quan chức từ EU, khối này và các nước G7 đã bảo đảm nguồn cung thay thế các sản phẩm của Nga và có thể sử dụng nguồn dầu từ kho dự trữ dầu chiến lược của mình để giảm thiểu tác động của các biện pháp trừng phạt sắp tới và trần giá đối với các sản phẩm tinh chế của Nga.

EU sẽ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu diesel, nhiên liệu máy bay và các sản phẩm dầu khác của Nga bắt đầu từ ngày 5-2, trong khi G7 cũng có kế hoạch thực hiện trần giá đối với các sản phẩm đó, mặc dù mức chính xác vẫn đang được thảo luận.

Các biện pháp này nằm ngoài lệnh cấm vận tương tự của EU và mức trần giá 60 USD/thùng của G7 đối với các lô hàng dầu thô của Nga có hiệu lực từ ngày 5-12.

Nga là nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất của EU.

upload_2023-1-16_9-33-32.png


Phân tích kỹ thuật giá Dầu Brent hiện đã tăng lãi ngưỡng 85$/thùng như nhận định trước đó hôm thứ 6. Hiện tại giá đang chững lại, có thể trong thời điểm nhạy cảm này giá có thể sẽ chưa vượt đỉnh cũ 86$/thùng mà có thể sẽ vẫn đi ngang biên độ 82-85$/thùng

Good luck!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Nhiều động lực cho giá vàng tiếp tục đi lên
Thị trường vàng thế giới đã kết thúc tuần giao dịch đầu tiên của năm 2023 trên mốc 1.920 USD/ounce, mức cao nhất từ tháng 4/2022.
Kim loại quý đã có mức tăng ấn tượng khoảng 4% từ đầu năm 2023 và tăng khoảng 280 USD từ mức thấp xác lập hồi tháng 11 năm ngoái.
Theo giới phân tích, một trong những động lực chính đứng sau xu hướng tăng này là triển vọng vĩ mô, bao gồm lạm phát hạ nhiệt, nền kinh tế chậm lại và sự thay đổi lập trường của Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed).
Số liệu mới công bố cho thấy, lạm phát hàng năm trong tháng cuối năm 2022 của Mỹ đã giảm còn 6,5% sau mức tăng 7,1% của tháng 11. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi hàng năm cũng giảm xuống 5,7% từ mức 6%.
Lạm phát giảm dấy lên hy vọng Fed tiếp tục giảm tốc độ tăng lãi suất trong tháng tới. Theo CME FedWatch Tool, sau khi báo cáo CPI được công bố, thị trường bắt đầu đặt cược 96,2% cơ hội tăng 25 điểm cơ bản trong tháng 2 so với mức tăng 50 điểm cơ bản. Chỉ vài tuần trước, những kỳ vọng đó là 50 - 50.
Đà tăng của vàng được dự báo sẽ còn tiếp diễn trong tuần này và mức kháng cự mới là 1.950 USD/ounce.
Khảo sát của Kitco News về triển vọng về vàng cho thấy, trong số 18 nhà phân tích tham gia khảo sát, có tới 11 người (tức 61%) cho rằng giá vàng sẽ tăng tuần này trong khi chỉ có ba nhà phân tích (17%) nói vàng sẽ giảm giá và 4 người (22%) thận trọng hơn khi dự đoán giá đi ngang.
Trong khi đó, kết quả khảo sát trực tuyến với các nhà đầu tư cho thấy 64% kỳ vọng giá sẽ tăng tiếp tuần này; 23% cho rằng giá giảm và 13% dự báo vàng đi ngang.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 398 Xem / 24 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,467 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,088 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 287 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 116 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 160 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên