Hệ thống giao dịch Ren-Ku (Phần cuối): Giao dịch như thế nào?

Hệ thống giao dịch Ren-Ku (Phần cuối): Giao dịch như thế nào?

Hệ thống giao dịch Ren-Ku (Phần cuối): Giao dịch như thế nào?

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,805
84,126
Chào toàn thể anh em đã đến với phần cuối của series kết hợp giữa đồ thị Renko và mây Kumo.

Với những anh em chưa có đọc qua các bài viết trước thì mình xin đặt lại link tại đầu bài viết luôn!

Phần 1: Giới thiệu đồ thị Renko.
Phần 2: Giá và xu hướng!


Vậy thì trọng tâm của bài viết hôm nay chúng ta sẽ giải quyết phần tiếp theo: Đó chính là giao dịch như thế nào với hệ thống giao dịch này? Chúng ta sẽ tiến hành những bước sau:

1. Xác định xu hướng:


Để xác định xu hướng, chắc chắn rồi, như phần 2 mình có đề cập, đó là chúng ta xác định xu hướng bằng mây Kumo.
  • Chúng ta chỉ giao dịch Long (mua lên) khi giá nằm phía trên mây Kumo màu xanh.
  • Chúng ta chỉ giao dịch Short (bán xuống) khi giá nằm phía dưới mây Kumo màu đỏ.
upload_2019-7-22_19-38-45.png


Như hình trên, chúng ta có thể thấy được cách xác định xu hướng sẽ là dựa vào vị trí của giá và màu mây.
  • Xu hướng là tăng khi giá nằm trên mây Kumo xanh - Chúng ta chờ đợi mua vào.
  • Xu hướng là giảm khi giá nằm dưới mây Kumo đỏ - Chúng ta đợi bán ra.
  • Vùng nhiễu, chúng ta không giao dịch.
Chúng ta sẽ lấy luôn ví dụ trên với cặp BTC/USD để làm minh họa (Mình setup 1 viên gạch trị giá 50$ - Như bảng giá mình đã post lên ở bài số 1).

upload_2019-7-22_19-43-26.png


Trên đây là đồ thị Bitcoin, chúng ta đã xác nhận được xu hướng của Bitcoin hiện tại đang là tăng. Khi đó, tư duy chúng ta sẽ thiên về 2 trường hợp chính:
  • Giá điều chỉnh và hoàn chỉnh các viên gạch đỏ rồi tiếp tục tạo các viên gạch xanh, lúc đó xu hướng tăng củng cố >> chúng ta tiến hành mua vào theo xu hướng tăng.
  • Giá cắt xuống dưới mây tạo sự không đồng nhất về xu hướng >> chúng ta tiếp tục quan sát.
Đây chính là kim chỉ nam cho hành động của chúng ta. Sau khi xác định được xu hướng, chúng ta chỉ cần làm theo 2 nguyên tắc mua bán ở trên và tiến tới bước tiếp theo: Vào lệnh ở đâu? Dừng lỗ ở chỗ nào?

2. Xác định điểm vào lệnh và dừng lỗ:


Với các chiến lược giao dịch, quan trọng nhất luôn là điểm vào lệnh và dừng lỗ. Đây là 2 thứ luôn đi sát với nhau và là bước chuẩn bị chiếm đến 80% một giao dịch. Phần còn lại 20% nữa đó chính là chốt lệnh ở đâu. Với điểm vào lệnh, chúng ta sẽ tiến hành giao dịch theo quy tắc của đồ thị Renko - Mình lấy ví dụ về chiều tăng (Mua lên), anh em áp dụng với chiều giảm là làm ngược lại nhé:
  • Kể từ sau viên gạch đỏ thứ nhất, chúng ta chờ định hình 3 viên gạch xanh.
  • Chúng ta giao dịch mua lên trong khoảng giá của viên gạch xanh thứ 3 này.
  • Nếu trong trường hợp giá quay đầu, chúng ta chờ có 4 viên gạch đỏ xuất hiện - Và chúng ta dừng lỗ trong vùng giá của viên gạch đỏ thứ 4.
  • Trong trường hợp giá giảm quá mạnh và bóng mờ của viên gạch đỏ thứ 5 xuất hiện, chúng ta lập tức đóng lệnh.
Những quy tắc trên đây chúng ta phải kiên trì đến khi giá đóng cửa. Chỉ có ngoại lệ khi viên gạch thứ 5 xuất hiện (Thường chỉ trong những thị trường có biên độ lớn trong thời gian bé như crypto).
Với ví dụ này, chúng ta sẽ lấy ví dụ với giá VÀNG:

upload_2019-7-22_20-16-23.png


Chúng ta thêm một ví dụ hiện tại cho giá vàng:

upload_2019-7-22_20-20-49.png


3. Đợi chờ và chốt lời:


Đây luôn là bước cuối cùng - chiếm 20% thời gian sau khi đặt lệnh xong là chờ và chốt lời. Với những đồ thị tĩnh, chúng ta luôn phải bàng quan trước các chuyển động giá hiện tại ở thị trường. Phải như thế chúng ta có thể tồn tại được. và để chốt lời, chúng ta chỉ cần đơn giản là chờ đợi.
  • Đợi viên gạch đỏ thứ 2 định hình sau khi mua lên.
  • Đóng lệnh trong vùng giá của viên gạch đỏ thứ 2 này.
Chúng ta lấy luôn ví dụ về vàng:

upload_2019-7-22_20-27-0.png


Sau khi đọc xong series này, một số anh em sẽ phải thốt lên "Chén thánh đây rồi!!!!!". Nhưng mình nhấn mạnh lại sẽ không có chén thánh trong giao dịch. "Chén thánh" cũng có thể thành "Chén hoành thánh'' bất cứ lúc nào nếu anh em không chăm chỉ luyện tập và tự cảm nhận cái đạo trong đó. Đây là một hệ thống giao dịch do mình tự phát triển nên, anh em có thể dựa vào đây để có một hệ thống giao dịch cho riêng mình bằng cách cải thiện, nâng cấp và kiên trì

Chúc anh em thành công, và đừng quên nhớ để like để ủng hộ mình. Mọi trao đổi xin anh em để lại bên dưới comment!

Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Mây của bác không dịch về trước 26 kỳ à :eek:
renko2.png

Cái renko còn 1 điểm dùng được là khi thoát lệnh nữa. Trailing điểm sl lùi lại 2 gạch (mũi tên xanh) sẽ tối ưu hóa được lợi nhuận khi theo trend.
Cái khó nhất của renko chắc là setup số pips hợp lý cho mỗi cặp tiền khác nhau.
 
Mây của bác không dịch về trước 26 kỳ à :eek:
View attachment 104064
Cái renko còn 1 điểm dùng được là khi thoát lệnh nữa. Trailing điểm sl lùi lại 2 gạch (mũi tên xanh) sẽ tối ưu hóa được lợi nhuận khi theo trend.
Cái khó nhất của renko chắc là setup số pips hợp lý cho mỗi cặp tiền khác nhau.
Chuẩn rồi bác :D. Nhưng tiền tệ thì cứ 10-15 pips là ổn rồi. Với PnF cũng vậy. Mọi thứ nó mang tính tương đối.

Kumo trên Renko không dịch bác :D
 
Cảm ơn bác! Mình chưa hiểu lắm phần này, bác có thể giải thích thêm được ko ? :D
Bác cứ thử mở 1 đồ thị renko lên là hiểu ạ. Có nghĩa là chúng ta giữ lệnh cho đến khi viên gạch đỏ thứ 2 xuất hiện và hoàn thành (Định hình). Khi đó chúng ta chốt lời thôi :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 324 Xem / 16 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 729 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 174 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,235 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên