Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 8: CHoCH và Flips

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 8: CHoCH và Flips

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 8: CHoCH và Flips

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,334
28,931
Ở phần trước chúng ta đã nắm được một vài thuật ngữ cần thiết khi giao dịch theo SMC. Ở phần này chúng ta sẽ đi đến một phần khá quan trọng đó chính là ý tưởng cho điểm vào lệnh. Mà trong đó dấu hiệu để xác định tín hiệu vào lệnh là rất quan trọng.

Anh em nào chưa đọc bài trước thì xem lại ở link bên dưới nhé:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 7: Liquidity và Inducement

Kỳ vọng của dòng tiền


Đây là việc xây dựng nhiều xác suất về thanh khoản cũng như cấu trúc thị trường, dòng tiền để có thể kết luận được nơi mà giá có thể tìm đến tiếp theo.

Điều này rất cần thiết trong việc hiểu hướng giá đi trong ngày, giúp bạn xác định những vùng giá chính để thực hiện tốt nhất các giao dịch trong ngày đó.

Ví dụ như trong một xu hướng tăng giá, ta ta sẽ tiếp tục mua cho đến khi chu kỳ tăng giá cạn kiệt.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2022-9-1_12-20-24.png


Phía bên trái biểu đồ hình thành một vùng cầu mạnh, sau đó giá di chuyển từ vùng cung xuống vùng cầu này. Chúng ta thấy những vùng cầu tiếp đó được hình thành đã giữ được giá và thị trường liên tục khai thác vùng cầu này bằng cách xây dựng thanh khoản theo hướng giảm giá.

Tương tự phía bên phải biểu đồ chúng ta thấy, những ô màu hồng thể hiện các vùng cung được hình thành, chúng giữ được giá và thị trường liên tục khai thác vùng này xây dựng thanh khoản theo hướng tăng giá.

Nhìn vào vùng cung cầu, và cách thị trường xây dựng thanh khoản và khai thác một vùng giá chúng ta có thể xác định được dòng tiền của thị trường đang đi về hướng nào.

Điểm vào lệnh


Có một vài mô hình vào lệnh theo SMC, tuy nhiên chủ yếu là chúng ta sẽ tập trung vào tín hiệu BOS (phá vỡ cầu trúc) và CHoCH (Change of Character – Sự thay đổi đặc tính) và Flips. Chúng ta sẽ học cách xác định và sử dụng chúng để giao dịch.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/68201/

CHoCH

CHoCH hay Change of Character, đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy xu hướng có sự thay đổi. Điều này chủ yếu xảy ra ở vùng cung cầu trên khung thời gian lớn.

Chúng ta sử dụng tín hiệu này để bắt kịp xu hướng mới ngay từ đầu, đưa ra quyết định với tỷ lệ RR tốt hơn.

Anh em nhìn hình minh họa CHoCH bên dưới:

upload_2022-9-1_12-21-27.png


upload_2022-9-1_12-21-59.png


Có thể thấy ChoCH chính là tín hiệu phá vỡ đỉnh gần nhất (trong xu hướng giảm) hoặc phá vỡ đáy gần nhất (của xu hướng tăng).

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2022-9-1_12-23-48.png


Cây nến giảm cuối cùng trước đợt tăng phá vỡ đỉnh gần nhất chính là vùng cầu gần nhất. Những lệnh mua cuối cùng được thực hiện trước khi giá phá vỡ vùng này.

Hoặc như hình bên dưới:

upload_2022-9-1_12-24-11.png

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/67360/

Flips

Flips (mình tạm dịch là vùng hoán đổi nhé), nói đơn giản Flips là khi giá phản ứng với một vùng cung cầu và sau đó phá vỡ nó gần như ngay lập tức và đi ra xa khỏi vùng này.

Thì những vùng cung cầu mới được hình thành trong quá trình phá vỡ vùng cung cầu cũ được gọi là Flips.

Anh em nhìn hình bên dưới:

upload_2022-9-1_12-24-43.png


Chúng ta thấy ở hình này, trước tiên giá về phản ứng với vùng cầu trước tiên, sau đó phá vỡ vùng cầu này ngay sau đó.

Vùng cung phá vỡ vùng cầu hoặc đáy trước đó sau khi phản ứng từ vùng cầu chúng ta gọi đó là Flips. Vùng màu hồng chính là Flips.

Tương tự với vùng cung nhé anh em:

upload_2022-9-1_12-25-6.png


Anh em nào vẫn chưa hiểu thì có thể nhìn hình bên dưới:

upload_2022-9-1_12-25-20.png


Khá đơn giản đúng không ạ, nhưng tốt nhất chúng ta nên luyện tập để nhận biết được những vùng này tốt hơn nhé.

Mô hình vào lệnh


Dưới đây là mô hình vào lệnh đơn giản để có thể áp dụng vào thực tế giao dịch trong bất cứ khung thời gian nào. Những gì xảy ra ở khung thời gian thấp hơn cũng đều xảy ra ở khung thời gian lớn, đó là lý do mô hình này hoạt động với mọi khung thời gian mà bạn chọn.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2022-9-1_12-25-46.png


Ở trên khung thời gian lớn chúng ta sử dụng thân nến để xác định những cú phá vỡ cấu trúc (BOS) và CHoCH mạnh trên khung thời gian này.

Điểm vào lệnh của chúng ta sẽ là khung thời gian thấp hơn khi có sự phá vỡ cấu trúc đồng dạng với cấu trúc của khung thời gian lớn.

Điểm dừng lỗ cho các điểm vào lệnh là bên dưới những vùng kém hiệu quả (Ineffeciency) và bên dưới các đuôi nến đối với tín hiệu mua và ngược lại.

Hết phần 8...

Phần tới chúng ta sẽ đi sâu hơn vào việc phân tích và lựa chọn những vùng cung cầu mạnh để giao dịch.

Anh em để lại comment để mình tag vô phần tới nhé.

Nice Day!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
Chỉnh sửa lần cuối:
như cái hình này đặt sell limit mới là hợp lý phải kg cô giáo

upload_2022-9-1_12-51-8.png


Chứ điểm vào của lệnh buy a kg thấy:D
 
như cái hình này đặt sell limit mới là hợp lý phải kg cô giáo

View attachment 295192

Chứ điểm vào của lệnh buy a kg thấy:D
Dạ đúng rồi a nà. Nhưng theo đúng nguyên tắc trade của SMC thì sẽ phải về khung thấp hơn tinh chỉnh lại vùng cung cầu, hay gọi là order block đó anh. Rồi sau đó tìm BOS để giao dịch nà.
 
upload_2022-9-1_12-51-8.png
như cái hình này đặt sell limit mới là hợp lý phải kg cô giáo

View attachment 295192

Chứ điểm vào của lệnh buy a kg thấy:D


Mình xin thảo luận thêm về điểm SELL limit này:
Điểm SELL limit này có ưu điểm rất lớn, chính là dựa vào cái OB giảm giá đã đẩy giá phá vỡ cấu trúc, phá xuống một OB tăng, tạo CHoCH. Tuy nhiên, nó vẫn có những "bất lợi" là: (1) phía trên nó vẫn còn một OB chưa được mitigate, (2) Điểm SELL này không cao hơn vai trái, nếu tính theo mô hình Quasimodo.
Do đó, cách tốt nhất là vào lệnh theo CE (confirmation entry) trong khung nhỏ hơn: Chờ giá phản ứng tại OB đó, tạo CHoCH trong khung nhỏ.
Hình vẽ của mình thể hiện một trường hợp khác của giá có thể đi:
- Giá phản ứng tại OB nói trên và có nhịp giảm nhẹ. Khi đó thì OB đã được mitigated và điểm vừa phản ứng có khả năng trở thành inducements.
- Giá phá qua hết các inducement, lấy hết thanh khoản của bên SELL, tiếp cận với OB chưa được mitigate ở trên và lúc này thì giá mới giảm mạnh.
 
Ý vùng hoán đổi dễ hiểu, rất hay. Nói thêm về vùng đó, nó là vùng khi giá tới vùng cung, đã phản ứng và vượt qua nó để lại 1 vùng cầu. Họ gọi là D2S, S2D (demand to supply và ngược lại).
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 59 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,792 Xem / 99 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,533 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 397 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 415 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên