Hiệu ứng Tác Động Gần Đây (Recency Effect) trong trading – Đừng rơi vào bẫy tinh thần này!

Hiệu ứng Tác Động Gần Đây (Recency Effect) trong trading – Đừng rơi vào bẫy tinh thần này!

Hiệu ứng Tác Động Gần Đây (Recency Effect) trong trading – Đừng rơi vào bẫy tinh thần này!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,221
32,352
Xin chào cả nhà!

Trước tiên, mình có một bài tập nho nhỏ dành cho cả nhà:

Các bạn hãy nghĩ về cuốn sách gần nhất mình vừa đọc. Okay. Bây giờ, hãy cố gắng nhớ các chi tiết cụ thể của cuốn sách.

Rất có thể, khi bạn cố gắng nhớ lại các sự kiện cụ thể, bạn sẽ nhớ mang máng phần mở đầu, sau đó hơi mông lung ở phần giữa, và nhớ rõ hơn nhiều về phần kết. Phải không?

Điều này là do, đối với những nhiệm vụ mà bộ não của chúng ta mất nhiều thời gian để xử lý, chúng ta thường ghi nhớ tốt nhất những thông tin kết thúc. Trong tâm lý học, nó được gọi là hiệu ứng tác động gần đây (Recency Effect).

Hieu-ung-tac-dong-gan-day-recency-effect-TraderViet1.png

Khi chúng ta áp dụng khái niệm này vào trading, hiệu ứng tác động gần đây là một trạng thái tinh thần trong đó các trader chú trọng hơn đến các mô hình giao dịch gần đây của họ. Thiên kiến này khiến các trader kỳ vọng kết quả tương tự sẽ tái diễn.

Ví dụ: Nếu bạn thực hiện một giao dịch ngay sau trade thắng gần đây, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn với giao dịch tiếp theo của mình. Sự tự tin này sẽ thúc đẩy bạn dễ dàng tham gia thị trường hơn.

Ngược lại, sau một trade thua hoặc một chuỗi trade thua, sự tự tin của bạn sẽ giảm xuống. Có khả năng cao là bạn sẽ trì hoãn quá lâu trước giao dịch tiếp theo của mình, lo lắng rằng giao dịch đó sẽ thua lỗ vì giao dịch gần đây nhất của bạn đã thất bại.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/76555/

Sự nhận thức


Việc nhận thức được hiệu ứng tác động gần đây là cực kỳ quan trọng để biết điều gì đang diễn ra bên trong bộ não của bạn khi bạn tiếp cận mỗi giao dịch.

Hãy tưởng tượng, bạn là một người máy và bạn không có cảm xúc gì đối với giao dịch của mình. Mỗi giao dịch bạn thực hiện sẽ dựa trên phân tích, không có cảm xúc, bất kể điều gì đã xảy ra trong quá khứ. Bạn sẽ không quá tự tin và nhảy vào thị trường quá nhanh, và bạn cũng không quá tự ti hay chần chừ không tham gia giao dịch vì những sai lầm trong quá khứ của mình.

Hieu-ung-tac-dong-gan-day-recency-effect-TraderViet2.png

Nhưng, bạn không phải là người máy, và do đó, bạn sẽ phải chịu sự chi phối của những cảm xúc bất chợt. Như đã nói, nếu lịch sử giao dịch gần đây của bạn cho thấy sự thành công, bạn có thể tự tin hơn và tham gia thị trường sớm hơn. Có thể bạn sẽ thêm nhiều tiền hơn vào vị thế của mình và mạo hiểm nhiều hơn, bởi vì bạn đang trong một làn sóng tự tin cao độ.

Ngược lại, nếu gần đây bạn có một chuỗi thua lỗ, bạn có thể cắt giảm quy mô giao dịch của mình xuống một phần nhỏ hơn so với trước đây. Chiếc tàu lượn cảm xúc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến bất kỳ khoản lợi nhuận tiềm năng nào có được.

Bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng tác động gần đây sẽ tác động đến lợi nhuận tiềm năng và thói quen giao dịch ổn định của bạn. Nếu bạn tham gia thị trường sau một chuỗi thua lỗ và bạn giảm quy mô vị thế của mình nhưng lại tình cờ thắng, thì lợi nhuận của bạn sẽ ít hơn so với trước khi sự tự ti của bạn thuyết phục bạn làm điều đó. Trải nghiệm của bạn sẽ tiêu cực vì bạn đã bỏ lỡ khoản lợi nhuận đáng ra thuộc về mình.

Nếu bạn có một trade thắng và bạn đang đặt cược nhiều tiền hơn, mạo hiểm nhiều hơn, nhưng rốt cuộc cú trade đó lại là một trade thua, thì bạn đột nhiên đã đánh mất tất cả những nỗ lực của mình trong quá khứ. Trái nghiệm của bạn sẽ tiêu cực vì bạn đã đổ sông đổ biển mọi công sức của mình.

Rắc rối là khi bạn quá tin tưởng vào một trong hai hướng


Hieu-ung-tac-dong-gan-day-recency-effect-TraderViet3.png

Như mình vừa giải thích, mỗi khi bạn bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng tác động gần đây và bạn thực hiện hành động kết hợp với sự tự tin/ tự ti mà bạn đã xây dựng, thì trong cả hai trường hợp, điều đó có thể khiến bạn có trải nghiệm tiêu cực.

Quá tự tin từ thành công gần đây dẫn đến việc bỏ qua kế hoạch và chiến lược, và quá tự ti từ thất bại gần đây sẽ gây ra sự do dự - điều này có thể đồng nghĩa với việc bỏ lỡ những cơ hội tốt. Trong cả hai hướng, bạn đều không tuân theo kế hoạch giao dịch của mình vì cảm xúc của bạn đã xen vào quá trình.

Nhận thức được tác động của hiệu ứng là một bước để giải quyết vấn đề. Một khi bạn biết mình bị ảnh hưởng bởi nó, bạn có thể buộc mình trung thành hơn với phân tích của mình và hành động theo những gì bạn thực sự nhìn thấy trên thị trường, chứ không phải những gì bạn cảm thấy.

Tuy nhiên, nói lúc nào cũng dễ hơn làm. Khi bạn bị bủa vây bởi cảm xúc, tâm trí của bạn không thể tự phân tích.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/76231/

Cách vượt qua hiệu ứng tác động gần đây (Recency Effect)


Hieu-ung-tac-dong-gan-day-recency-effect-TraderViet4.jpeg

Một công cụ tuyệt vời giúp bạn khắc phục hiệu ứng tác động gần đây là tự hỏi mình một câu hỏi cơ bản ngay trước khi bạn tham gia giao dịch tiếp theo.

Trước khi vào lệnh, hãy tự vấn bản thân: "Tôi cảm thấy thế nào về trải nghiệm trước đây của mình?"; "Liệu mình có cảm thấy tự tin, tiêu cực, hay tích cực?" v.v.

Câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản này sẽ hướng dẫn bạn đến trạng thái tinh thần hiện tại của mình. Hãy viết câu trả lời đó ra và đặt nó trước mặt bạn. Nhìn chằm chằm vào nó và nhận thức đầy đủ về những cảm giác bạn đang trải qua.

Đối với cảm xúc, cách giải quyết duy nhất là vạch ra những hành động mà những cảm xúc đó dẫn đến.

Ví dụ, sự tự tin có thể dẫn đến việc vội vã bỏ qua các phân tích, trong khi sự tủi hổ và nghi ngờ bản thân có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời tiếp theo.

Nếu bạn biết hậu quả của những cảm xúc của mình, bạn sẽ biết cách điều chỉnh để tránh chúng. Hãy nhấn mạnh với bản thân những gì bạn cần phải làm để đối mặt với cảm xúc của mình.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/76541/

Lời kết


Hieu-ung-tac-dong-gan-day-recency-effect-TraderViet5.jpeg

Mẹo ở trên sẽ giúp bạn điều chỉnh kỹ năng ra quyết định của mình sao cho cảm xúc không sai khiến hành động của bạn.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là, bạn không nên cố gắng trốn tránh cảm xúc và hoàn toàn coi thường chúng khi ra quyết định.

Giải pháp được đưa ra ở đây dựa trên sự thấu hiểu rằng bạn đang bị chi phối bởi cảm xúc và quan trọng nhất là biết cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của bạn như thế nào.

Hãy học cách điều chỉnh bộ não của bạn, để nó có thể làm việc với những cảm xúc này. Bởi lẽ, chúng ta không phải là người máy. Cho dù có cố gắng thế nào đi chăng nữa, chúng ta sẽ không bao giờ có thể tách biệt hoàn toàn cảm xúc khỏi suy nghĩ và hành động của mình.

Nguồn: the5ers.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 668 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 281 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên