Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 10): Tổng quan về Mô hình Nến - Nguồn gốc và ứng dụng cơ bản

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 10): Tổng quan về Mô hình Nến - Nguồn gốc và ứng dụng cơ bản

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 10): Tổng quan về Mô hình Nến - Nguồn gốc và ứng dụng cơ bản

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,805
84,126
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Mặc dù nắm và hiểu rõ các yếu tố cơ bản rất quan trọng trong đầu tư và giao dịch, nhưng khi giao dịch trên khung thời gian ngắn, thì phân tích tâm lý thị trường lại đóng vai trò quan trọng hơn. Và cách duy nhất để đo lường khía cạnh cảm xúc của thị trường là thông qua phân tích kỹ thuật. Thật vậy, nhiều lúc các điều kiện cảm tính của thị trường lấn át các nguyên tắc cơ bản. Ví dụ, đã bao nhiêu lần chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của một yếu tố cơ bản tích cực chỉ để rồi thị trường giảm? Ngay cả khi chúng ta đang nắm giữ một cổ phiếu mạnh dựa trên các nguyên tắc cơ bản, thì điều gì sẽ xảy ra nếu thị trường chung giảm mạnh? Khá rõ ràng, tâm lý tiêu cực của toàn thị trường sẽ ảnh hưởng đến cổ phiếu đó ngay cả khi các yếu tố cơ bản của nó không thay đổi. Như Bernard Baruch đã phát biểu một cách rất thuyết phục: "Biến động của thị trường không được sinh ra bởi các sự kiện, mà là phản ứng của con người đối với những sự kiện đó". Cách hiệu quả nhất để bạn có thể đánh giá trạng thái cảm xúc của thị trường là thông qua các Mô hình Nến.

Trong những phần tiếp theo, bạn sẽ học cách sử dụng Mô hình Nến Nhật để phân tích hiệu quả hơn. Khi khả năng diễn giải biểu đồ Nến của bạn thành thạo, nó sẽ góp phần vào thành công của bạn trên thị trường tài chính.

Trong phần này, bạn sẽ tìm hiểu về…

■ Nền tảng của biểu đồ Nến
■ Thị trường và khung thời gian phù hợp
■ Hạn chế của biểu đồ Nến
■ Tầm quan trọng của tỷ lệ R/R
■ Cách kết hợp các công cụ kỹ thuật khác với biểu đồ Nến trong phân tích thị trường.​

Các thuật ngữ chính cần nắm:

■ Tín hiệu đảo chiều
■ Các ngưỡng quan trọng trong 1 thanh Nến
■ Giá mục tiêu
■ Tỷ lệ R/R​

Biểu đồ Nến bắt nguồn từ Nhật Bản và được áp dụng cho thị trường Gạo. Các lãnh chúa phong kiến sẽ gửi nó vào các nhà kho ở Osaka và bán hoặc trao đổi bất cứ khi nào họ muốn. Do đó, Gạo trở thành mặt hàng đầu tiên được làm tài sản cơ sở cho thị trường tương lai.

Vào những năm 1700, Munehisa Homma - một nhà kinh doanh gạo xuất thân từ một gia đình giàu có - đã nghiên cứu tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh Gạo, từ các nguyên tắc cơ bản, chẳng hạn như thời tiết, đến tâm lý thị trường. Sau đó, ông đã thống trị thị trường Gạo và tích lũy được một khối tài sản khổng lồ. Các nguyên tắc và kỹ thuật giao dịch của Homma đã phát triển thành biểu đồ Nến, được các nhà phân tích kỹ thuật Nhật Bản sử dụng khi thị trường chứng khoán Nhật Bản bắt đầu hoạt động vào những năm 1870.

upload_2023-2-2_18-38-19.png

Lợi thế lớn nhất khi sử dụng biểu đồ Nến là chúng trực quan và cung cấp các tín hiệu đảo chiều sớm hơn, đáng tin cậy hơn, và hiệu quả hơn.

Việc xác định được thời điểm có khả năng đảo chiều là yếu tố mấu chốt mà các nhà đầu tư quan tâm. Thời điểm đảo chiều sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể đưa ra kế hoạch chốt lời, quản lý tiền nhằm cải thiện lợi nhuận và quan trọng không kém là bảo toàn lợi nhuận.

Tuy nhiên, không có chỉ báo kỹ thuật nào là chén thánh. Và cũng giống như các chỉ báo khác, biểu đồ Nến cũng có những hạn chế, và chúng ta sẽ tìm hiểu về điều này trong các bài tới.

Đầu tiên, cấu tạo của 1 thanh Nến sẽ bao gồm giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất và đóng cửa, đây cũng là những dữ liệu được sử dụng trong biểu đồ thanh. Do đó, để một mô hình Nến đưa ra tín hiệu phù hợp, bạn phải đợi giá đóng cửa để xác nhận tín hiệu đó. Tuy nhiên, để giao dịch nhanh hơn thay vì đợi kết thúc phiên hàng ngày (đối với biểu đồ khung ngày), bạn có thể xem khung thời gian ngắn hơn (tức là biểu đồ trong ngày) để nhận được tín hiệu sớm hơn.

Giả sử, bây giờ là giữa trưa và bạn đang giao dịch trên biểu đồ khung Ngày. Quan điểm của bạn về thị trường là nó có thể đã sẵn sàng phục hồi. Thay vì đợi đến cuối phiên để xem tín hiệu có xác nhận triển vọng của bạn hay không, bạn có thể chuyển sang biểu đồ Giờ và xem liệu có mô hình Nến tăng giá nào được hình thành vào buổi sáng hay không để vào lệnh trước.

Xin lưu ý rằng, mặc dù các tín hiệu Nến có thể phân định các vùng hỗ trợkháng cự, nhưng chúng không cung cấp mục tiêu giá. Đây là lý do tại sao việc sử dụng các kỹ thuật cổ điển của phương Tây, chẳng hạn như swing high, swing low, điểm xoay hoặc đường xu hướng,... là rất quan trọng, vì chúng có thể giúp chúng ta xác định mục tiêu tiềm năng. Trước khi bắt đầu giao dịch với tín hiệu trên biểu đồ Nến, hãy luôn xem xét tỷ lệ R/R (rủi ro/lợi nhuận) của giao dịch đó. Tôi xin nhắc lại: KHÔNG BAO GIỜ THỰC HIỆN GIAO DỊCH VỚI TÍN HIỆU NẾN CHO ĐẾN KHI BẠN XEM XÉT TỶ LỆ RỦI RO/LỢI NHUẬN TIỀM NĂNG CỦA GIAO DỊCH. Ví dụ: nếu có tín hiệu nến tăng, chẳng hạn như Nến búa, thì rủi ro (mức dừng lỗ) phải ở dưới đáy thấp nhất của Nến búa đó. Khi chúng ta đã xác định rủi ro, bước tiếp theo là xác định mục tiêu tiềm năng. Việc xác định mục tiêu có thể được thực hiện theo nhiều cách, có thể dựa trên các khái niệm swing high, swing low, điểm xoay hoặc đường xu hướng đã đề cập phía trên. Sau khi xác định được điểm dừng lỗ và mục tiêu khả thi, bạn sẽ xác định được R/R tiềm năng của giao dịch, và chỉ khi đó bạn mới nên quyết định có thực hiện giao dịch hay không. Giả sử, với mô hình Nến búa, nếu rủi ro là 2 đô la và mục tiêu cũng là 2 đô la, thì đây không phải là giao dịch mà bạn nên thực hiện.

upload_2023-2-2_18-40-49.png


Ngạn ngữ Nhật Bản có câu: “Tiềm năng của 1 cung thủ phụ thuộc vào khả năng giương cung hết cỡ & thời điểm anh ấy quyết định phóng mũi tên”. Thời điểm cũng quan trọng như khả năng giương cung vậy.

Mặc dù các Mô hình nến có thể đơn độc cung cấp các tín hiệu tuyệt vời, nhưng tôi khuyên bạn nên sử dụng chúng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác. Giống như nhiều sợi dây quấn lại với nhau sẽ mạnh hơn một sợi đơn lẻ. Khi mọi chỉ báo đều đưa ra cùng một tín hiệu mua hoặc bán, nó sẽ đáng tin cậy và chất lượng hơn.

Trong phần tiếp theo của chương này, chúng ta sẽ đề cập đến cấu tạo của 1 cây nến. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách nhấn mạnh vào độ dài của nó (ngắn, dài); cũng như độ dài của bóng nến. Trải qua quá trình luyện tập, bạn sẽ sớm có thể giải mã được các tín hiệu quan trọng mà Mô hình Nến cung cấp.

----
Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
Chỉnh sửa lần cuối:
Tks bác Mạc An nhiều. Chúc bác năm mới nhiều may mắn và sức khoẻ để có thể mang đến những kiến thức bổ ích cho cộng đồng trader
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 647 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 155 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên