Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 4): Hỗ trợ, Kháng cự là gì và tại sao chúng được hình thành? (Bài 3)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 4): Hỗ trợ, Kháng cự là gì và tại sao chúng được hình thành? (Bài 3)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 4): Hỗ trợ, Kháng cự là gì và tại sao chúng được hình thành? (Bài 3)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,805
84,126
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

Vùng dao động (Trading Range)


Vùng dao động (hoặc xu hướng đi ngang) xảy ra khi các đỉnh và đáy xuất hiện gần như ở cùng 1 mức giá (xem hình minh họa bên dưới). Các đỉnh tập hợp ở một mức giá nhất định và các đáy tập hợp ở một mức giá nhất định bên dưới các đỉnh. Cấu trúc này thường xuất hiện sau khi xu hướng lớn tạm dừng. Phạm vi giao dịch còn được gọi là vùng hợp nhất hoặc vùng tắc nghẽn hoặc Mô hình hình chữ nhật.

Hỗ trợ và Kháng cự là gì?


Khi giá tăng và sau đó đảo ngược đi xuống, điểm cao nhất trong đợt tăng (đỉnh của đợt tăng) được gọi là điểm kháng cự. Đây là mức giá mà tại đó tài sản đã gặp phải "sự kháng cự" và có lực bán xuất hiện. Đây là mức giá mà phe bán cũng mạnh mẽ và hiếu chiến như phe mua, khiến giá chững lại. Sau đó, khi phe bán (cung) trở nên mạnh mẽ và quyết liệt hơn phe mua (cầu), giá sẽ giảm từ mức đỉnh. Mức kháng cự sẽ trở thành Vùng kháng cự khi có nhiều hơn một Mức kháng cự xuất hiện ở cùng một Mức giá. Giá hiếm khi tăng và dừng lại ở 1 mức nên thường các Kháng cự sẽ tập hợp thành 1 Vùng Kháng cự.

upload_2022-7-7_14-7-15.png


Điểm Hỗ trợ đối lập với điểm Kháng cự, đó là điểm thấp nhất trong 1 đợt giảm (đáy của đợt giảm). Tại điểm hỗ trợ, người mua trở nên mạnh mẽ hoặc quyết liệt như người bán và ngăn chặn đà giảm giá (xem hình minh họa bên dưới). Vùng Hỗ trợ là tập hợp của nhiều Hỗ trợ xung quanh 1 mức giá nào đó.

Khái niệm Hỗ trợKháng cự giả định rằng trong tương lai, giá sẽ dừng lại ở các mức hoặc vùng được ghi nhận và chúng đại diện cho một rào cản tâm lý. Các khu vực này sẽ bị vượt qua và trở thành rào cản đối với hành động giá trong tương lai. Một khi chúng bị phá vỡ, chúng sẽ chuyển đổi chức năng. Hỗ trợ trước đó sẽ trở thành kháng cự và kháng cự trước đó sẽ trở thành hỗ trợ.

upload_2022-7-7_14-9-19.png


Tại sao Hỗ trợ và Kháng cự lại được hình thành?


Bạn đã bao giờ mua một cổ phiếu, chứng kiến nó giảm giá và khao khát được quay trở lại quá khứ để bán sạch những gì bạn đã mua vào? Bạn đã bao giờ bán một cổ phiếu, chứng kiến nó tăng giá sau khi bán và ước ao rằng bạn có cơ hội để mua lại? Nếu bạn đã từng có những suy nghĩ trên, bạn không cô đơn. Đây là những phản ứng thông thường của con người và khi chúng được hiển thị trên đồ thị, các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự được hình thành. (Jiler, 1962)


Chúng ta hãy xem xét tâm lý đằng sau một mức hỗ trợ và xem tại sao nó có thể tiếp tục xuất hiện trong tương lai.

upload_2022-7-7_14-10-3.png


Trong Hình minh họa phía trên, AAPL đạt đỉnh ở mức 133,60 đô la vào ngày 24 tháng 2, một mức kháng cự tiềm năng. Sau đó, giá đảo chiều giảm và chạm mức 121,63 đô la vào ngày 12 tháng 3. Thêm 1 lần nữa, giá đã đảo chiều tăng nhưng không đạt được mức đỉnh cũ để rồi giảm trở lại mức 122,60 đô la vào ngày 26 tháng 3 - cao hơn 1 đô la so với mức hỗ trợ trước đó. Tiếp theo, giá tăng lên 134,54 đô la - cao hơn 0,86 đô la so với mức kháng cự đầu tiên, và lại giảm về vùng hỗ hỗ trợ và dừng lại ở mức 123,36 đô la, chỉ cao hơn 0,76 đô la so với hỗ trợ trước đó. Bây giờ, chúng ta có 2 điểm kháng cự và 3 điểm hỗ trợ được xác định rõ ràng: 133,60 đô la và 135,54 là các kháng cự; 121,63 đô la, 122,60 đô la và 123,36 là các điểm hỗ trợ.

Chúng ta có thể giả định rằng sẽ luôn có những người mua tiềm năng trong khoảng từ 121,63 đô la đến 123,36 đô la vì:
  1. Những người đã bán khống ở mức 134 đô la sẽ chốt vị thế, bởi vì họ đã thấy giá đã từng ngừng giảm quanh ngưỡng 122 đô la và không muốn chấp nhận rủi ro rằng lợi nhuận của họ sẽ bị xóa sạch (Hành động này thực tế là hành động mua cổ phiếu để cover vị thế).
  2. Những người đã từng “lỡ tàu” ở mức 122 đô la trước đó sẽ hài lòng vị họ sẽ có cơ hội để “lên tàu” tại mức giá 122 đô la thêm 1 lần nữa.
  3. Những người đã bán cổ phiếu ở mức 122$ cảm thấy hối tiếc vì giá tăng sau họ bán và muốn mua lại.
Lưu ý rằng, không ai trong số những nhà giao dịch này đang sử dụng các lý do cơ bản hoặc tin tức để mua cổ phiếu với giá 122 đô la. Những lý do hoàn toàn là dựa trên tâm lý, nhưng bản thân chúng là những lý do mạnh mẽ. Khi đó, đối với các nhà phân tích kỹ thuật, mức 122 đô la hiện đã trở thành vùng hỗ trợ và giá sẽ ngừng giảm ở mức đó trong tương lai. Việc giá dừng lại ở một vùng càng thường xuyên thì vùng đó càng mạnh và quan trọng hơn trong tương lai.

Một vùng kháng cự cũng sẽ được hình thành quanh mức 134 đô la vì những lý do tương tự: Những người bán bỏ lỡ cơ hội bán ở mức 134 đô la trước đó sẽ có cơ hội bán, những người đã mua ở mức giá 134 đô la cảm thấy hối hận và muốn lấy lại tiền của họ, và cả những người muốn bán khống cổ phiếu ở mức giá 134 đô la - nơi giá đã đảo chiều trước đó. Do đó, các vùng Hỗ trợKháng cự là các mức giá mà Cung và Cầu đạt đến trạng thái cân bằng; vì những lý do tâm lý bất thường, nhưng dai dẳng.

Còn vùng số tròn thì sao?


Trớ trêu thay, khi giá di chuyển về các vùng số tròn, các hoạt động mua và bán lại tăng lên. Bởi tâm lý của con người có xu hướng luôn nghĩ về các con số tròn. Nếu không, tại sao Walmart lại bán một chiếc áo sơ mi với giá 29,95 đô la thay vì 30 đô la? Họ biết mọi người sẽ liên tưởng đến số "29" trong tiềm thức và tin rằng họ đang nhận được một chiếc áo 29 đô la hơn là một chiếc 30 đô la. Mọi người nghĩ về vùng số tròn và hành động tương ứng tại các vùng số tròn trên thị trường tài chính. Chính vì thế, các vùng số tròn cũng chính là các ngưỡng Hỗ trợKháng cự tiềm năng.

Tuy nhiên, vì các khái niệm Kháng cự, Hỗ trợ đã được nêu lên và áp dụng nhiều trong phân tích kỹ thuật, nên mức độ quan trọng của các vùng số tròn nó không còn thống trị (cũng giống như khi đi học, những kiến thức bạn học được sẽ lấn át bản năng của mình). Chính vì thế, khi sử dụng phân tích kỹ thuật, chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào các mô hình kỹ thuật, thay vì lo lắng về các vùng số tròn.

Nếu các ngưỡng Kháng cựHỗ trợ xuất hiện tại vùng số tròn, chúng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn! (thường là vậy).

Trong phần tới, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu các phương pháp để xác định các mức Kháng cự/ Hỗ trợ quan trọng. Hẹn gặp lại anh em ở phần tới!



Phía trên là toàn bộ chương I được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!

Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 619 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 145 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,225 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 258 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên