Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 5): Thoái lui (Bài cuối)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 5): Thoái lui (Bài cuối)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 5): Thoái lui (Bài cuối)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,803
84,116
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.



Đây là bài cuối trong chương 5, trong bài tới, chúng ta sẽ chuyển qua chương 6 trong giáo trình CMT - Đường Trung Bình Động (Moving Average)

Sự thoái lui (điều chỉnh - retracements)


Như đã đề cập trước đây, một xu hướng hiếm khi chuyển động theo một đường thẳng mà không bao gồm các đợt điều chỉnh nhỏ. Các đợt điều chỉnh này được gọi là thoái lui.

Sự thoái lui là một xu hướng nhỏ hơn và chạy ngược lại với xu hướng chính. Ví dụ, khi giá trong một xu hướng tăng mạnh, sự tăng giá bị gián đoạn theo định kỳ, bởi các đợt giảm. Trong một xu hướng tăng, điểm bắt đầu của những đợt thoái lui này thường là các ngưỡng kháng cự và điểm kết thúc của đợt thoái lui này luôn là các ngưỡng hỗ trợ.

upload_2022-8-18_15-34-6.png

Hãy xem xét chuyển động của giá trong Hình minh họa bên trên. Rõ ràng, xu hướng chính của AAPL từ cuối tháng 6 là tăng. Tuy nhiên, từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9, giá đang giảm theo hướng ngược lại, lấy lại một phần của đợt tăng trước đó. Sự thoái lui này sẽ dừng lại, như thường lệ, tại đường xu hướng giảm hình thành trước khi xu hướng tăng bắt đầu. Hành động giá này gọi là thoái lui và 1 nơi tuyệt vời để mua vào.

Có 1 điều chúng ta cần chú ý là, không phải tất cả các đợt thoái lui đều lớn như nhau. Ví dụ: vào đầu tháng 8, một đợt thoái lui nhỏ đã hình thành ngay sau khi bứt phá lên khỏi đường xu hướng. Trong một xu hướng, có thể xảy ra nhiều đợt thoái lui xuất hiện với cường độ và khoảng thời gian khác nhau. Bởi vì điểm cuối của một đợt thoái lui thường là điểm hỗ trợ hoặc kháng cự, nên độ dài và thời gian của một đợt thoái lui có thể cho chúng ta biết điều gì đó về xu hướng lớn. Ví dụ: trong một xu hướng tăng giá mạnh, các đợt thoái lui sẽ ngắn. Quy tắc chung là một xu hướng tăng mạnh đòi hỏi mức thoái lui ít hơn 50% so với xu hướng tăng trước đó. Điều này cũng tương tự đối với xu hướng giảm. Nếu mức thoái lui trong xu hướng tăng lớn hơn 50%, thì xu hướng được xem là không quá mạnh. Hình bên trên cho thấy giá thoái lui 50% xu hướng tăng từ tháng 7 đến cuối tháng 8. Sự thoái lui không chỉ dừng lại ở mức thoái lui 50% mà còn ở đường xu hướng giảm trước đó, sau đó, sự bật tăng cho thấy sức mạnh của xu hướng tăng.

Sự thoái lui, trong một xu hướng lành mạnh, miễn là nó giữ vững trên đường xu hướng và không thoái lui quá 50%, cũng có thể tạo cơ hội cho nhà giao dịch theo xu hướng đã bỏ lỡ các đoạn sóng trước đó, như hình minh họa phía trên.

Thật không may, sự thoái lui hiếm khi đạt đến một tỷ lệ phần trăm chính xác. Một số nhà phân tích tin rằng phần trăm thoái lui cung cấp một điểm vào tốt. Nhiều bài báo và sách đã đưa ra giả thuyết rằng trong xu hướng tăng hoặc giảm, giá sẽ có xu hướng thoái lui theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Phổ biến nhất được đề cập là 33-1/3%, 50%, 66-2/3%, và các tỷ lệ Fibonacci là 38,2% và 61,8%. Art Merrill, một nhà phân tích kỹ thuật huyền thoại, trong một bài báo đăng trên Tạp chí Phân tích Kỹ thuật (Journal of Technical Analysis tháng 8 năm 1989), đã phát hiện ra những tỷ lệ phần trăm này. Tuy nhiên, dự đoán các mức thoái lui có thể nguy hiểm cần phải được kết hợp với các vùng hỗ trợkháng cự và vị trí của đường xu hướng.

Điều chỉnh giảm (Pullback) và Điều chỉnh tăng (Throwback)


Đây chỉ đơn giản là các tên gọi khác nhau của sự thoái lui:
  • Khi giá phá vỡ tăng, thoái lui về điểm phá vỡ, rồi tiếp tục tăng thì sự kiện đó có tên là Điều chỉnh tăng (Throwback)
  • Ngược lại, khi giá phá vỡ giảm, thoái lui về điểm phá vỡ, rồi tiếp tục giảm thì sự kiện đó có tên là Điều chỉnh giảm (Pullback) (Edwards và Magee, 2007). Hình minh họa bên dưới là minh họa cho sự kiện Điều chỉnh giảm, còn hình minh họa phía trên cùng là minh họa cho sự kiện Điều chỉnh tăng. Các biến thể của sự thoái lui này sẽ trở nên quan trọng khi chúng ta thảo luận về các mô hình biểu đồ, còn trong bài này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về định nghĩa.
upload_2022-8-18_15-38-25.png

Đợi 1 sự thoái lui


Khi một sự phá vỡ xảy ra nhưng khoảng trống giá không xuất hiện, một số nhà giao dịch sẽ đợi một sự thoái lui xuất hiện trước khi mở vị thế. Để làm điều này, họ đợi cho các dấu hiệu thoái lui suy yếu - thường là quanh các vùng 50% của bước sóng từ điểm phá vỡ tới đỉnh/đáy gần nhất và đặt lệnh giới hạn ở mức đó (buy/sell limit).

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng (Thom Hartle, Tạp chí Active Trader, tháng 3 năm 2004), các mức thoái lui là không thể dự đoán được và rất khác nhau. Do đó, những nhà giao dịch muốn sử dụng chiến lược này cần đặt 1 điểm dừng lỗ ngay lập tức ở mức thoái lui tiếp theo, hoặc các kháng cự/ hỗ trợ gần nhất để tránh việc giá trượt xa và gây nên thua lỗ.


Tính toán rủi ro/lợi nhuận khi giao dịch Phá vỡ


Thông thường, khi phá vỡ khỏi các hỗ trợ hoặc kháng cự, giá thường chạy đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo. Điều này cung cấp cho nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch một mục tiêu giá sau phá vỡ. Từ mục tiêu giá đó, anh em có thể tính toán tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận. Lợi nhuận là chênh lệch giữa giá vào lệnh và giá mục tiêu. Rủi ro là số tiền chênh lệch giữa giá vào lệnh và giá dừng lỗ. Theo truyền thống, tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận tối thiểu phải là 1:3. Điều này mang lại cho nhà giao dịch khả năng kiếm tiền ngay cả khi hai trong số ba giao dịch thất bại.

Kết luận


Sự phá vỡ từ các hỗ trợ, kháng cự hoặc đường xu hướng là tín hiệu chính cho thấy giá đã thay đổi hướng hoặc đang tăng tốc trở lại theo hướng ban đầu của nó. Do đó, đây cũng là tín hiệu đầu tiên để hành động. Bởi vì phá vỡ có thể là sai và thường là như vậy, nên chúng ta cần 1 số bộ lọc để xác nhận sự phá vỡ. Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một số phương pháp, nhưng không có phương pháp nào trong số đó là hoàn hảo. Chúng ta cần phải thử nghiệm các phương pháp khác nhau và tìm ra những phương pháp khiến chúng ta hài lòng nhất & phù hợp với phương pháp giao dịch cũng như phong cách giao dịch của mình. Điều tương tự cũng có áp dụng với điểm dừng. Mặc dù các điểm dừng không cần phải chính xác, nhưng chúng luôn cần thiết khi một vị thế đã được mở và chúng không bao giờ được hủy bỏ hoặc thay đổi chúng cho đến khi chúng được kích hoạt hoặc vị thế được đóng.



Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!

Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
anh giải thích rõ hơn và có ảnh về ví dụ thoái lui được không? Thật sự đọc phần này em chưa mường tượng được chuẩn là đợi ntn
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 533 Xem / 28 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 164 Xem / 12 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 1,359 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên