Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 7): 3 mô hình đầu tiên (bài 3)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 7): 3 mô hình đầu tiên (bài 3)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 7): 3 mô hình đầu tiên (bài 3)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,848
84,342
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.
----

Hello anh em,

Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu xem xét các mô hình biểu đồ cổ điển. Những mô hình này thường đã được công nhận và sử dụng trong hơn một trăm năm qua. Chỉ gần đây mới có các nghiên cứu kiểm chứng về độ tin cậy và lợi nhuận của chúng.

Mỗi bài chúng ta sẽ nói về 3 Mô hình, cho đến khi kết thúc anh em nhé!

Mô hình Hai đỉnh và Hai đáy


Hai đỉnhHai đáy là những đơn giản nhất trong số các mô hình cổ điển:
  • Mô hình hai đỉnh chỉ bao gồm ba điểm đảo chiều: hai đỉnh cách nhau bởi một đáy (xem Hình minh họa).
  • Để nó trở thành một mô hình 2 đỉnh thực sự, giá phải chuyển động vào mô hình từ bên dưới và phá vỡ xuống dưới đáy thấp nhất của mô hình.
  • Mô hình Hai đỉnh đạt hiệu suất cao nhất là Mô hình “Eve & Eve”. Đây là 1 mô hình với 2 đỉnh tròn và rộng một cách bất thường.
  • Theo Bukowski, Mô hình Hai đỉnh nên có 2 đỉnh bằng nhau hoặc 1 đỉnh chênh khoảng 5% so với đỉnh còn lại và đáy thấp nhất nằm giữa phải cách đỉnh thấp nhất khoảng 10% trở lên (khi đó hiệu suất mới sau phá vỡ mới tốt).
  • Mô hình Hai đỉnh lý tưởng nên có thời gian hình thành trong vòng 2 đến 6 tuần. Mô hình càng lâu, càng kéo dài hoặc càng ngắn thì càng kém tin cậy.
  • Mục tiêu sau phá vỡ, tính từ điểm phá vỡ sẽ bằng 73% khoảng cách từ đỉnh cao nhất đến đáy thấp nhất. Mục tiêu giá = Giá tại điểm phá vỡ - (73%*(đỉnh cao nhất - đáy thấp nhất)).
  • Mô hình Hai đỉnh giống như Mô hình Chữ nhật, nhưng ít chi tiết hơn.
  • Mặc dù có nhiều Mô hình trông giống với Mô hình Hai đỉnh, nhưng Mô hình chỉ được xác nhận khi đáy thấp nhất bị xuyên thủng.
  • Rủi ro của việc hành động sớm là rất lớn; khoảng 64% các mô hình không thể xuyên thủng đáy thấp nhất, thay vào đó tiếp tục theo xu hướng ban đầu của chúng. Tuy nhiên, khi mô hình được hoàn thiện, xác nhận bởi tín hiệu phá vỡ, nó thường có độ chính xác khá cao.
  • Tỷ lệ thất bại là 11%. Điều này có nghĩa là xác suất kiếm lợi nhuận từ một tín hiệu phá vỡ khỏi mô hình Hai đỉnh là rất tốt.
  • Bulkowski xếp hạng hiệu suất tổng thể của mô hình này ở vị trí thứ 2 trong số 21 mô hình chính, một thứ hạng rất cao. Xếp hạng này dựa trên tỷ lệ thất bại của mô hình, lợi nhuận trung bình, tỷ lệ xuất hiện điều chỉnh tăng, điều chỉnh giảm và % tổng số mô hình đạt được mục tiêu giá.
  • Mô hình Hai đáy ngược lại với Mô hình Hai đỉnh.
MẸO GIAO DỊCH:
  • Nếu bạn quan sát thấy một mô hình Hai đỉnh, Hai đáy tiềm năng, hãy quan sát thật kỹ.
  • Đầu tiên, không bao giờ mua/bán cho đến khi sự phá vỡ xảy ra.
  • Thứ hai, nếu có các vùng nền nằm cùng vị trí với mô hình này trước đó, xác suất thành công sẽ cao hơn.
  • Thứ ba, cẩn thận với các vùng kháng cự/hỗ trợ nằm quá sát mô hình, bởi chúng có thể khiến Mô hình thất bại.
  • Thứ tư, Hãy giao dịch với các mô hình “Eve & Eve" (có 2 đỉnh, đáy tròn và kéo dài về mặt thời gian).
  • Cuối cùng, Khối lượng giao dịch không quá quan trọng đối với mô hình này, mặc dù nó thường cao hơn ở đỉnh/đáy đầu tiên.

Mô hình Chữ nhật (Hay còn gọi là "Phạm vi giao dịch" - Trading Range hoặc "Hộp" - Box)


upload_2022-9-22_7-57-27.png

  • Đây là một trong những mô hình đơn giản nhất, bao gồm đường kháng cự ở trên và đường hỗ trợ ở dưới (xem Hình minh họa).
  • Các đường kháng cự hoặc hỗ trợ cũng phải là một đường xu hướng, có nghĩa là giá phải chạm vào nó và đảo chiều ít nhất hai lần.
  • Tuy nhiên, để xác nhận là Mô hình Chữ nhật, chúng ta cần 3 lần đảo chiều giá xảy ra sau khi chạm vào đường xu hướng.
  • Giá được giới hạn và dao động giữa hai đường. Cuối cùng chúng thoát ra, hoặc bứt phá, theo bất kỳ 1 hướng nào (Tăng hoặc giảm).
  • Mô hình có thể hơi dốc lên hoặc nghiêng xuống, nhưng các đường xu hướng phải luôn song song với nhau, giống như 1 kênh giá đi ngang vậy.
  • Phá vỡ sai hoặc phá vỡ sớm thường xảy ra trên mô hình này, nhưng cả hai đều không dự đoán được hướng phá vỡ cuối cùng.
  • Trong suốt giai đoạn Mô hình Chữ nhật được xây dựng, giá không nhất thiết phải luôn chạm khít vào đường xu hướng. Chúng có thể “thiếu hụt” hoặc “vượt quá” đôi chút. Đôi khi, các cú tăng/giảm nửa vời (thiếu hụt, giá chưa chạm đến các ngưỡng hỗ trợ đảo chiều) là những dấu hiệu cảnh báo về hướng phá vỡ cuối cùng. Ví dụ: trong quá trình hình thành Mô hình Chữ nhật, giá đảo chiều trước khi chạm đến vùng hỗ trợ bên dưới, xác suất cho một sự phá đi lên (phá vỡ tăng) sẽ tăng lên. Nghiên cứu của Bulkowski chỉ ra rằng, các cú giảm nửa vời (thiếu hụt) như vậy xuất hiện trong giai đoạn sau của quá trình hoàn thiện mô hình dự báo hướng phá vỡ chính xác 60% đến 90%.
  • Đối với mô hình Chữ nhật, có xác suất 50% giá sẽ quay trở lại hoặc kéo ngược trở lại điểm phá vỡ sau khi phá vỡ, cung cấp một cơ hội khác để vào lệnh, nhưng hiệu suất (tiềm năng sinh lời) sẽ thấp hơn. Edwards và Magee ước tính xác suất xuất hiện một cú throwback (điều chỉnh tăng) hoặc pullback (điều chỉnh giảm) sau khi phá vỡ sẽ rơi vào tầm 40%. Khi giá phá vỡ Mô hình bằng 1 khoảng trống giá, xác suất xuất hiện các đợt điều chỉnh tăng hoặc điều chỉnh giảm sẽ thấp đi.
  • Khối lượng thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình cấu thành các Mô hình. Tuy nhiên, đối với Mô hình Chữ nhật, khối lượng giao dịch bên trong mô hình ít hoặc không ảnh hưởng đến hiệu suất sau khi phá vỡ. Khối lượng trong mô hình thường sẽ giảm dần.
  • Mặc dù vậy, hiệu suất sẽ tăng lên khi khối lượng tại điểm phá vỡ tăng mạnh.
  • Tùy thuộc vào vị trí khởi đầu và hướng thoát khỏi mô hình (đó là mô hình đảo chiều hay tiếp diễn), xác suất mô hình không đạt được mức tăng/giảm 5% sau khi phá vỡ là từ 9% đến 16% (trong bài viết đầu tiên, trong mục Mô hình thất bại, mình đã có đề cập đến việc giá không thể tăng/giảm 5% sau khi phá vỡ khỏi mô hình là những Mô hình thất bại).
  • Mô hình Chữ nhật có hiệu suất tệ nhất là mô hình giảm tiếp diễn (giá di chuyển vào Mô hình từ trên xuống và phá vỡ xuống).
  • Bulkowski đã xếp hạng hiệu suất tổng thể của Mô hình chữ nhật ở mức trung bình.

Mô hình Ba đỉnh và Ba đáy


upload_2022-9-22_7-59-31.png


upload_2022-9-22_8-1-20.png

  • Mô hình Ba đỉnh và Ba đáy chỉ là một hình Chữ nhật với số lần chạm vào đường hỗ trợ hoặc kháng cự là 3. Do đó, nó cụ thể hơn Mô hình Chữ nhật, nhưng ít phổ biến hơn.
  • Đối với Mô hình Ba đỉnh, các đỉnh phải nằm ở cùng một mức giá và có hình dạng gần giống nhau. Đỉnh giữa có thể thấp hơn một chút so với hai đỉnh còn lại.
  • Giống như các Mô hình Hai đỉnh, mô hình Ba đỉnh chỉ được xác nhận khi giá phá vỡ xuống dưới hai đáy.
  • Xác suất xuất hiện điều chỉnh giảm (pullback) là 63% và khi chúng xuất hiện, hiệu suất sau phá vỡ sẽ giảm.
  • Giá thường sẽ giảm bằng 40% chiều cao (chiều rộng) của mô hình, tính từ điểm phá vỡ, nhưng thường sẽ đạt mục tiêu trong vòng hai tuần đầu tiên.
  • Hai hình minh họa bên trên là các Mô hình Ba đỉnh và Ba đáy. Như bạn có thể thấy, chúng là hình ảnh phản chiếu của nhau.
  • Đối với Mô hình Ba đáy, đỉnh thứ 2 thường cao hơn đỉnh thứ nhất một chút và điểm phá vỡ là điểm mà giá thoát khỏi đường xu hướng nằm giữa hai đỉnh.
  • Các mô hình này rất hiếm và hiệu suất thường phụ thuộc vào xu hướng cơ bản của thị trường.
  • Hiệu suất của chúng xếp trong 1/3 đầu tiên trong danh sách các Mô hình biểu đồ cổ điển. Tỷ lệ thất bại của chúng rất thấp (10% đối với Ba đáy, 4% đối với Ba đỉnh).

Trong bài tới, chúng ta sẽ tìm hiểu về các Mô hình Tam giác (Cân, dốc lên, dốc xuống).



Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!

Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
rất chi tiết ạ, cám ơn thớt, vậy tạm hiểu là tất cả các mô hình đều phải đợi đóng nến break rõ ràng mới tính là chính xác, nhưng khi phá vỡ thì phải đợi đóng nến, mà nhiều trường hợp nến đi 1 mạch vậy quan điểm của thớt có cách nào để phát hiện braek sớm hơn để có vị thế tốt hơn không ạ, hay nên đợi nhịp điều chỉnh
 
rất chi tiết ạ, cám ơn thớt, vậy tạm hiểu là tất cả các mô hình đều phải đợi đóng nến break rõ ràng mới tính là chính xác, nhưng khi phá vỡ thì phải đợi đóng nến, mà nhiều trường hợp nến đi 1 mạch vậy quan điểm của thớt có cách nào để phát hiện braek sớm hơn để có vị thế tốt hơn không ạ, hay nên đợi nhịp điều chỉnh
Đúng rồi bác. Có 1 cách đó là xem cây nến áp sát đường xu hướng mô hình, nếu các cây nến đó đóng cửa mạnh theo hướng mà bác "nghĩ" nó breakout thì sẵn sàng, sau đó đợi giá xuyên qua mô hình là vào lệnh. Còn trường hợp mà đợi đóng cửa, nó đóng cửa xa quá thì bỏ, kiếm mô hình khác :)))
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,260 Xem / 75 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 305 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,993 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 205 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 127 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên