Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 7): Mô hình Tam giác chuẩn (bài 4)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 7): Mô hình Tam giác chuẩn (bài 4)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 7): Mô hình Tam giác chuẩn (bài 4)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,803
84,117
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.
----

Hello anh em,

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu về các loại Mô hình Tam giác & những thống kê để sử dụng chúng tốt hơn!

Lưu ý: Mỗi bài chúng ta sẽ nói về 3 Mô hình, cho đến khi kết thúc anh em nhé!

Mô hình Tam giác chuẩn


Chúng ta hãy tưởng tượng rằng. Mô hình Chữ nhật là 1 mô hình được giới hạn bởi các đường thẳng song song, nhưng nếu những đường thẳng này không song song, và cắt nhau vào 1 thời điểm nào đó trong tương lai, thì chúng ta có mô hình Tam giác. Mô hình Tam giác có thể được tạo thành bởi một đường biên dưới dốc lên hoặc một đường biên trên dốc xuống, hoặc có thể cả hai.

Trong bài này, chúng ta chỉ xem xét các mô hình Tam giác chuẩn. Trong các tam giác này, điểm mà hai đường biên kéo dài và cắt nhau được gọi là đỉnh chóp (apex, cradle) và khoảng cách giữa điểm đảo chiều đầu tiên phía trên và điểm đảo chiều phía dưới đầu tiên trong tam giác được gọi là nền (base).

Khi đường biên dưới là đường hỗ trợ nằm ngang và phía trên là đường xu hướng dốc xuống, nó được gọi là Tam giác dốc xuống. Khi đường xu hướng bên dưới dốc lên và đường kháng cự bên dưới nằm ngang, nó được gọi là tam giác dốc lên. Khi đường biên trên dốc xuống và đường bên dưới dốc lên, nó được gọi là Tam giác cân. Khi cả đường biên trên và biên dưới dốc theo 1 hướng và hội tụ, nó được gọi là mô hình Nêm, và khi hai đường phân kỳ bất kể độ dốc, tạo nên các Tam giác ngược, chúng được gọi là mô hình Mở rộng. Khi chúng ta kết hợp một mô hình Mở rộng với một mô hình tam giác, thường là Tam giác cân, chúng ta sẽ có được mô hình Kim cương. 3 mô hình đầu là các Mô hình Tam giác chuẩn, những mô hình sau không phải là các Mô hình chuẩn!

Tam giác dốc xuống


upload_2022-9-27_18-25-37.png

Mô hình tam giác dốc xuống, phá vỡ xuống

upload_2022-9-27_18-27-51.png

Mô hình tam giác dốc xuống, phá vỡ lên​
  • 2 hình bên trên là mô hình Tam giác dốc xuống với một lần phá vỡ. Đường biên của nó bao gồm 1 đường hỗ trợ nằm ngang phía dưới và đường xu hướng dốc xuống nằm phía trên; giá phải chạm vào mỗi đường ít nhất hai lần và phải “lấp đầy” không gian bên trong Tam giác bằng hành động giá.
  • Hành động giá có thể di chuyển vào Mô hình từ bất kỳ hướng nào (trên xuống hay dưới lên đều được).
  • Xác suất phá vỡ xuống sẽ cao hơn phá vỡ lên (64%), nhưng tín hiệu phá vỡ lên sẽ đáng tin cậy hơn và có hiệu suất tốt hơn (các cú phá vỡ lên sẽ tăng trung bình 47% tính từ điểm phá vỡ; trong khi đó, giá sẽ chỉ giảm 16% sau khi phá vỡ xuống).
  • Mô hình này thỉnh thoảng có hình dạng cao và rộng bất thường, khiến chúng ta khó nhận ra.
  • Các đường xu hướng, hay là các đường biên của mô hình thường khó xác nhận từ đầu và chứa đầy các tín hiệu phá vỡ sai. Nói cách khác, khi bạn giao dịch theo tín hiệu phá vỡ từ Mô hình Tam giác dốc xuống, hành động tiếp theo phải được theo dõi cẩn thận.
  • Những cú phá vỡ tăng đi kèm khoảng trống giá có thể khiến cho hiệu suất sau phá vỡ tăng lên và chắc chắn là thứ chúng ta cần để ý, nhưng những cú phá vỡ xuống đi kèm khoảng trống giá thường không ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu suất.
  • Trung bình, giá thường phá vỡ sau khi di chuyển 64% quãng đường từ nền (base) tới đỉnh chóp (apex), cao nhất là 80%.
  • Các mô hình có giá xuất phát từ bên dưới đi vào mô hình và khối lượng tăng dần đều trong quá hình hình thành mô hình cho hiệu suất tốt hơn.

Tam giác dốc lên


upload_2022-9-27_18-30-54.png

  • Mô hình này cũng tương tự như mô hình Tam giác dốc xuống.
  • Nó được tạo thành bởi 1 đường xu hướng phía dưới dốc lên và đường xu hướng phía trên nằm ngang
  • Mô hình này cũng có những đặc điểm thất thường như trong hình tam giác dốc xuống - các tín hiệu phá vỡ giả xuất hiện thường xuyên.
  • Các điểm phá vỡ phải được lựa chọn cẩn thận vì bản chất của mô hình là có nhiều phá vỡ giả.
  • Xác suất xuất hiện phá vỡ tăng đối với Mô hình này là 77%.
  • Giá thường sẽ phá vỡ khỏi mô hình sau khi chuyển động được 61% khoảng cách tính từ nền (base) đến đỉnh chóp (apex).
  • Mô hình này có hiệu suất sau phá vỡ đạt mức trung bình (tính trên tổng các mô hình), các mô hình phá vỡ xuống có hiệu suất tốt hơn.
  • Tỷ lệ thất bại là từ 11% đến 13% tùy thuộc vào hướng phá vỡ.

Tam giác cân


upload_2022-9-27_18-34-34.png



  • Tam giác cân là mô hình với đường biên trên dốc xuống và đường biên dưới dốc lên.
  • Độ dốc của hai đường biên có thể có độ dốc khác nhau, và không có công thức chính xác cho vấn đề này.
  • Giống như các Mô hình tam giác tiêu chuẩn khác, giá phải chạm vào mỗi đường xu hướng ít nhất hai lần và lấp đầy tam giác với hành động giá.
  • Khối lượng thường có xu hướng giảm trong quá trình hình thành mô hình (xác suất 86%).
  • Xác suất phá vỡ tăng đối với mô hình này là 54%.
  • Giống như các Mô hình Tam giác khác, mô hình Tam giác cân cũng thường phá vỡ giả và phải theo dõi cẩn thận. Hãy sử dụng những hệ thống xác nhận phá vỡ nghiêm ngặt để giảm thiểu việc giao dịch dựa trên các động thái phá vỡ giả như vậy.
  • Giá thường phá vỡ sau khi chuyển động được quãng đường bằng 73% đến 75% chiều dài của tam giác - tính từ nền đến (base) đến đỉnh chóp (apex).
  • Mô hình này không xuất hiện nhiều như Tam giác dốc lên hoặc dốc xuống, nhưng nó vẫn phổ biến so với các mô hình biểu đồ khác.
  • Xác suất điều chỉnh tăng và điều chỉnh giảm xuất hiện sau phá vỡ lần lượt là 37% và 59%. Như trong hầu hết các mô hình biểu đồ, khi chúng xảy ra, hiệu suất của Mô hình sẽ giảm. Điều này ngụ ý rằng, nếu bạn đã vào lệnh và xuất hiện hiện tượng điều chỉnh tăng hoặc điều chỉnh giảm, thì điểm dừng lỗ phải được thắt chặt. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên bỏ qua hoàn toàn và không giao dịch khi chúng xuất hiện, nhưng thay vào đó, kỳ vọng về hiệu suất phải nhỏ hơn (mục tiêu ngắn hơn).
  • Khoảng trống giá dường như không ảnh hưởng đến hiệu suất khi phá vỡ lên nhưng nếu chúng xuất hiện khi phá vỡ giảm, hiệu suất giảm sau đó sẽ mạnh hơn.
  • Khối lượng tại ngày phá vỡ tăng sẽ khiến cho hiệu suất sau phá vỡ tăng lên (đối với cả phá vỡ lên lẫn phá vỡ xuống).
  • Hiệu suất tổng thể của mô hình này thấp hơn một chút so với mức trung bình của các Mô hình cổ điển.


Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!

Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,717 Xem / 97 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,524 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 388 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 403 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên