Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 9): Khối lượng trong biểu đồ EquiVolume & PnF (Bài 5)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 9): Khối lượng trong biểu đồ EquiVolume & PnF (Bài 5)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 9): Khối lượng trong biểu đồ EquiVolume & PnF (Bài 5)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,805
84,126
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Equivolume


Trong quá khứ, có nhiều nhà phân tích đã nỗ lực để tìm ra phương án tích hợp khối lượng trực tiếp vào biểu đồ thanh. Trong báo cáo của mình, Gartley (1935) đã đề cập đến cách các nhà giao dịch trước năm 1900 biểu diễn khối lượng trực tiếp vào biểu đồ giá. Ví dụ: nếu 300 cổ phiếu được giao dịch ở một mức giá nhất định, các nhà giao dịch sẽ vẽ ba thanh ở mức giá đó. Một số lượng lớn các thanh nằm ở một mức giá nhất định cho thấy phần lớn hoạt động mua/bán diễn ra ở mức giá đó. Từ biểu đồ này, các nhà giao dịch có thể xác định mức giá mà tại đó cung và cầu cân bằng và do đó xác định được các vùng hỗ trợkháng cự.

Sau đó, Edward S. Quinn đã thiết kế nên biểu đồ Trendograph, kết hợp giữa giá và khối lượng (theo J. Bollinger, 2002; Gartley, 1935). Quinn đã thể hiện mức đỉnh và đáy trong ngày bằng 1 thanh đứng, trong khi khối lượng giao dịch trong ngày sẽ được biểu diễn theo chiều ngang. Gần đây hơn, Richard W. Arms, Jr. (1998) đã thiết kế nên 1 biểu đồ có tên là “Equivolume”. Chúng có sẵn trong một số chương trình phần mềm biểu đồ hiện tại và cũng biểu diễn cả giá lẫn khối lượng trong 1 thanh giá.

EquiVolume tương tự biểu đồ nến, nhưng trong biểu đồ này, các cây nến được thay thế bằng các hộp EquiVolume với dạng hình vuông và chữ nhật. Các mô hình giá như tam giác, nêm hoặc 2 đỉnh sẽ vẫn hiển thị bình thường, nhưng sẽ được thấy rõ thêm về mặt khối lượng giao dịch ở ngay trên biểu đồ. Điều này giúp trader dễ dàng xác nhận khối lượng giao dịch để tìm kiếm điểm đảo chiều, biến động lớn, sự phá vỡ hỗ trợ/ kháng cự hoặc biến động quá mức.

equivolume-traderviet-1.jpeg

Các thanh Equivolume​

Mỗi một thanh hay hộp biểu đồ EquiVolume chứa 3 thành phần: giá cao nhất, giá thấp nhất và khối lượng giao dịch. Giá cao nhất sẽ tạo ra đỉnh của hộp, giá thấp nhất tạo đáy hộp và khối lượng giao dịch được thể hiện qua bề ngang của hộp. Bề ngang của hộp sẽ được tính toán dựa trên công thức: (khối lượng của ngày/tổng khối lượng của khoảng thời gian tính toán)*100%. Giả sử, anh em muốn vẽ đồ thị EquiVolume cho 5 tháng vừa rồi, anh em sẽ phải cộng tổng khối lượng giao dịch trong 5 tháng này, sau đó lấy khối lượng của ngày hiện tại chia cho tổng này, rồi quy đổi ra số % và thể hiện nó lên biểu đồ. Tất nhiên, công việc này sẽ được máy tính làm tự động và anh em chỉ cần chuyển sang dạng đồ thị này là được.

Screen Shot 2022-12-20 at 15.16.21.png

1. Thanh nến Equivolume có chiều cao lớn, chiều ngang khá bé. Thanh nến này cho thấy nỗ lực thấp nhưng kết quả cao >> hơi bất thường, nhưng cũng có thể là do các kháng cự/ hỗ trợ không đủ mạnh.
2. Thanh nến Equivolume có chiều cao ngắn, nhưng chiều ngang khá lớn. Thanh nến này cho thấy kháng cự/ hỗ trợ tại vùng giá hiện tại là khá mạnh.
3. Thanh nến Equivolume có chiều cao ngắn, chiều ngang cực lớn, cho thấy cả 2 phe Bò và Gấu đều đang "chiến đấu" khá mạnh mẽ, là 1 vùng cân bằng.
4. Thanh nến Equivolume có thân dài, bề ngang cũng lớn, cho thấy 1 phe đang áp đảo thị trường. Nếu thanh nến này xuất hiện tại các điểm phá vỡ, đó là 1 tín hiệu tuyệt vời.​

Khi phân tích biểu đồ Equivolume, chúng ta sẽ đánh giá chiều cao của hình chữ nhật (phạm vi giá) và chiều rộng của hình chữ nhật (khối lượng). Ví dụ: sau một xu hướng tăng mạnh, sự hình thành của một hình chữ nhật phẳng cho thấy giá ít chuyển động nhưng khối lượng lớn. Điều này chỉ ra rằng xu hướng đang gặp phải kháng cự mạnh. Bên cạnh đó, Arms cũng phát hiện ra rằng, các mô hình biểu đồ cổ điển, các đường xu hướng và đường kênh dường như cũng hoạt động tốt.

equivolume-traderviet-4.jpeg

Tín hiệu phá vỡ mô hình Nêm được xác nhận bởi 1 thanh Equivolume lớn!​

Biểu đồ Điểm và Số


Biểu đồ Điểm và Số, về bản chất, không bao gồm khối lượng. Thiếu sót này đã buộc các nhà phân tích, những người tin rằng khối lượng là quan trọng, phải tìm cách tích hợp số liệu thống kê khối lượng vào các ô trên đồ thị Điểm và Số, thường thông qua các ký hiệu hoặc màu sắc. Bên cạnh đó, cũng có 1 chỉ báo cực kỳ hữu hiệu là chỉ báo volume by price - nó được kết hợp 1 cách hoàn hảo trên biểu đồ Điểm và Số.
1.png


Mình đã có 1 bài viết chi tiết về chỉ báo này, anh em tham khảo lại: https://traderviet.org/t/28412/

----

Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!

Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 647 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 155 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên