Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 9): Xác nhận tín hiệu bằng các chỉ báo khác! (Bài 3)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 9): Xác nhận tín hiệu bằng các chỉ báo khác! (Bài 3)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 9): Xác nhận tín hiệu bằng các chỉ báo khác! (Bài 3)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,843
84,302
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách các chỉ báo được sử dụng để xác nhận 1 tín hiệu giâo dịch:

Tín hiệu phân kỳ đảo ngược


Brown (1999) mô tả chi tiết một biến thể của tín hiệu phân kỳ được gọi là tín hiệu phân kỳ đảo ngược. Giống như phân kỳ, tín hiệu phân kỳ đảo ngược đã được sử dụng tại những thời điểm đầu, khi chỉ báo mới ra đời, nhưng chỉ được phổ biến gần đây bởi Andrew Cardwell. Tín hiệu phân kỳ đảo ngược khác với tín hiệu phân kỳ ở chỗ: Hành động giá đảo chiều trước, chứ không phải chỉ báo dao động. Ví dụ bên dưới minh hoạ cho khái niệm này (anh em quan sát chỗ được đánh dấu là Reversal). Vào ngày 20, chỉ báo dao động tạo đỉnh mới, vượt qua đỉnh của ngày thứ 4 nhưng giá thì ngược lại, tạo đỉnh thấp hơn. Đây là một dạng phân kỳ đảo ngược, nó trái ngược ở chỗ, giá đang yếu đi trong khi chỉ báo dao động vẫn đang tiếp diễn. Tuy nhiên, đây vẫn là 1 tín hiệu xác nhận khi giá và chỉ báo dao động không đồng bộ và do đó, không còn xác nhận xu hướng. Cụ thể, xu hướng đang bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng và nhiều khả năng đảo chiều. Tín hiệu phân kỳ đảo ngược này cũng là 1 công cụ hữu hiệu để xác nhận khả năng đảo chiều của hành động giá.

Screen Shot 2022-12-13 at 16.13.53.png

Chỗ ký hiệu reversal chính là tín hiệu phân kỳ đảo ngược

Trend ID


Brown (1999) cũng mô tả cái thêm 1 khái niệm được gọi là "Trend ID". Trong một thị trường có xu hướng, các chỉ báo dao động sẽ duy trì ở một vùng phạm vi nào đó trong thời gian dài và các tín hiệu phá vỡ hoặc đảo chiều từ các vùng quá mua và quá bán thường là sai. Ví dụ: khi giá đang có xu hướng tăng, chỉ báo dao động có thể duy trì quanh vùng quá mua và không bao giờ chạm đến vùng quá bán để cung cấp tín hiệu mua trong quá trình điều chỉnh.

Brown gợi ý rằng chúng ta nên điều chỉnh các tham số trong 1 thị trường có xu hướng. Cụ thể, đối với chỉ báo RSI, vùng quá bán truyền thống sẽ là dưới 30 trong khi vùng quá mua truyền thống sẽ là trên 70. Trong một thị trường có xu hướng tăng mạnh, vùng quá bán nên được nâng lên 40 và vùng quá mua nên được nâng lên 90. Trong khi đó, với một xu hướng giảm mạnh, vùng quá bán nên được hạ xuống 20 và vùng quá mua nên được hạ xuống 60 vì lý do tương tự.

Xác nhận bằng tín hiệu giao cắt


Screen Shot 2022-12-13 at 16.16.46.png

Tín hiệu giao cắt qua đường 0 của MACD xác nhận tín hiệu phá vỡ khỏi mô hình 2 đáy trên đồ thị cổ phiếu STB

Sự giao cắt xảy ra khi chỉ báo dao động vượt qua một mức cụ thể hoặc một chỉ báo dao động khác. Những giao cắt này có thể là tín hiệu để hành động hoặc là dấu hiệu của sự thay đổi xu hướng.

Xác nhận bằng các mô hình cổ điển của chỉ báo


Screen Shot 2022-12-13 at 16.24.42.png

Tín hiệu phá vỡ xuất hiện trên cả hành động giá và RSI 1 cách đồng thời, xác nhận lẫn nhau!

Điều kỳ lạ là các chỉ báo dao động và chỉ báo thường tạo ra các mô hình đơn giản, chẳng hạn như tam giác và hình chữ nhật, đồng thời tạo ra các mức hỗ trợkháng cự giống như giá. Thậm chí, chúng cũng có thể được kết nối bởi các đường xu hướng. Các mô hình này có giá trị giống như các mô hình giá. Nếu giá tạo các tín hiệu phá vỡ hoặc đảo chiều khỏi các mô hình và các chỉ báo dao động cũng cho tín hiệu tương tự, thì chúng xác nhận lẫn nhau.

Trong bài tới, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách xác nhận tín hiệu bằng volume!

----

Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!

Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 380 Xem / 28 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 771 Xem / 24 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 326 Xem / 11 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 371 Xem / 17 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,694 Xem / 76 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên