Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 6: Những chỉ báo hành vi huyền thoại!

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 6: Những chỉ báo hành vi huyền thoại!

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 6: Những chỉ báo hành vi huyền thoại!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,114
29,770
Xin chào anh em,

Như thường lệ, cuối tuần chúng ta sẽ trở lại với các bài học từ trader chuyên nghiệp Brent Donnelly, và tuần này chúng ta sẽ tìm hiểu về một cách tiếp cận mới, một dữ liệu đầu vào rất giá trị mà chúng ta có thể thu thập miễn phí qua các chỉ báo hành vi huyền thoại. Cùng bắt đầu nhé!

Bài học tuần 5: Những chỉ báo hành vi huyền thoại!

-----​

Bằng chứng giai thoại - Anecdotal evidence


Trước tiên chúng ta cần hiểu “Bằng chứng giai thoại” là gì! Bằng chứng giai thoại là một tuyên bố thực tế chỉ dựa trên quan sát cá nhân, được thu thập một cách ngẫu nhiên hoặc không có hệ thống.

Có rất nhiều bằng chứng giai thoại mà bạn có thể đưa vào phân tích thị trường tài chính và sử dụng để xác nhận các quan điểm hiện có hoặc thiết lập các kết luận mới. Phân tích bằng chứng giai thoại rất thú vị, nhưng cũng có thể không khoa học và thường không đáng tin cậy.

Có một câu nói mà bạn thường nghe đó là: “nhiều giai thoại không phải là dữ liệu.”

Tuy nhiên tôi nghĩ câu nói chính xác nhất sẽ là: nhiều giai thoại thường là dữ liệu, giai thoại không tồn tại trong hư không, và dữ liệu cũng thế.

Rủi ro với bằng chứng giai thoại là nó tiềm ẩn nhiều khả năng xảy ra các vấn đề về kích thước mẫu, thiên kiến xác nhận (confirmationg bias) và lỗi suy luận.

Ví dụ, nếu bạn đang có nhận định giảm, bạn sẽ có xu hướng dễ dàng nhận thấy những giai thoại giảm hơn là giai thoại tăng.

Vậy ưu điểm của việc dùng bằng chứng giai thoại khi phân tích là gì? Đó là nó có thể được quan sát trong thời gian thực và có thể hiểu được. Nó có thể hợp lý và trực quan.

Đến đây có lẽ bạn vẫn đang khá mơ hồ về những gì tôi đề cập, đừng nản lòng, hãy tiếp tục vì bên dưới có rất nhiều điều hay ho giúp bạn hiểu nó rõ ràng hơn!

Chỉ báo “trang bìa của tạp chí”


Chỉ báo giai thoại nổi tiếng nhất là “Chỉ báo Bìa Tạp chí”. Đại khái điều này có nghĩa là khi một câu chuyện tài chính hoặc chủ đề thị trường được hiển thị trên trang bìa của một tạp chí chính thống, chủ đề đó (hoặc xu hướng liên quan) sắp đi đến hồi kết. Nói cách khác, bìa tạp chí là chỉ báo ngược.

Ví dụ nổi tiếng của hiện tượng này là khi trang bìa của BusinessWeek hô vang: “Cái chết của cổ phiếu”, ngay trước thời điểm thị trường chứng khoán tạo đáy lớn vào tháng 8 năm 1979. Hay khi The Economist tuyên bố thế giới là: “Ngập trong dầu” thì giá dầu đã chạm đáy vào năm 1999.

Screen Shot 2022-08-19 at 15.29.40.png
S&P 500, từ 1958 đến 2000

Screen Shot 2022-08-19 at 15.29.53.png
Dầu thô, từ 1992 đến 2008

Hai ví dụ nổi tiếng khác của Chỉ số trang bìa tạp chí là sự xuất hiện của Jeff Bezos với tư cách Người đàn ông của năm của Time vào năm 2000 ngay trước khi bong bóng công nghệ bùng nổ và Tổng thống Nga Vladimir Putin là Người đàn ông của năm vào năm 2007 ngay trước khi dầu mỏ làm suy sụp kinh tế Nga.

Nói tóm lại, vào thời điểm một tạp chí đưa ra một xu hướng, nó không phải là tin tức. Câu chuyện được định giá cả rồi!

Để tránh bị lỗi suy luận, tôi đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về tất cả các trang bìa của The Economist để xem tổng thể chúng có tương phản như các ví dụ trên hay không. Các bằng chứng cho thấy rằng câu trả lời là có!

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/67982/

Chỉ báo “Toà nhà chọc trời”


“Chỉ số Toà nhà Chọc trời” lập luận rằng khi một quốc gia xây dựng tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, đó là dấu hiệu của sự tự tin thái quá và có khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính. Các quốc gia chỉ xây dựng các tòa nhà chọc trời lập kỷ lục thế giới trong thời gian diễn ra thị trường tăng giá khi tín dụng dồi dào, và do đó, trong lịch sử đã có nhiều trường hợp quốc gia xây dựng tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới sau đó rơi vào thời kỳ khó khăn.

Một số ví dụ nổi bật:
  • Năm 1929: Tòa nhà Empire State (tiếp theo là Đại suy thoái);
  • Năm 1972: Trung tâm Thương mại Thế giới và Tháp Sears (lạm phát đình trệ những năm 1970);
  • Năm 1997: Tháp Petronas (Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á); và
  • Năm 2005: Burj Dubai (Bất động sản sụp đổ và khủng hoảng tài chính).
Tất nhiên, chỉ báo này không cho ra nhiều tín hiệu nhưng lịch sử của nó là rất ấn tượng!

Thay vì tập trung vào một “chỉ số giai thoại” duy nhất, bạn cũng có thể quan sát các sắc thái trong tâm lý thị trường khi nhiều giai thoại xuất hiện cùng một lúc. Một ví dụ điển hình về điều này là vào năm 2007 khi lo ngại về sự sụp đổ của đồng USD nổi lên do Mỹ thâm hụt kép (thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách) và việc bán USD ồ ạt của các NHTW như Trung Quốc và Ả Rập Xê Út. Ba giai thoại sau đây xuất hiện cùng lúc:
  1. Ngày 6 tháng 11 năm 2007: Siêu mẫu Gisele Bunchen yêu cầu sửa đổi hợp đồng của cô và trả bằng EUR thay vì bằng đồng USD;
  2. Ngày 17 tháng 11 năm 2007: Nghệ sĩ Jay-Z đã làm cơn mưa tiền bằng đồng euro thay vì bằng USD như truyền thống;
  3. Tháng 11 năm 2007: “meme”này đã lan truyền:
Đồng EUR đạt mức cao nhất mọi thời đại ngay sau khi ba giai thoại này được lưu hành.

Nhìn chung, bằng chứng giai thoại rất thú vị và có phần vui nhộn và có thể là đầu vào hữu ích cho phân tích vĩ mô. Chỉ cần biết rằng bằng chứng mang tính giai thoại là không khoa học và đầy cạm bẫy. Sức mạnh của những giai thoại trái ngược có xu hướng thể hiện rõ ràng trong một nhận thức “muộn màng” nhưng kinh nghiệm của tôi là mọi người liên tục chỉ ra những bằng chứng mang tính giai thoại để hỗ trợ quan điểm trái ngược của họ trong những xu hướng mạnh mẽ và một số thì có hiệu quả, còn một số thì không.

Đừng quá hào hứng với giai thoại. Hãy coi chúng như một dữ liệu đầu vào hấp dẫn, nhưng không mang tính dự đoán cao trong quá trình của bạn.

Hãy suy nghĩ một cách hợp lý về việc liệu giai thoại bạn đã quan sát có thể đại diện cho dữ liệu hoặc nền tảng thực tế hay không!

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/68511/

Chỉ báo các đợt IPO "khủng"


Một đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng lớn (IPO) có thể là một chỉ số khác để coi là dấu hiệu của sự dẫn đầu trong một ngành cụ thể hoặc cho toàn bộ thị trường chứng khoán. Theo định nghĩa, thời điểm duy nhất thị trường sẽ hấp thụ một đợt IPO rất lớn là khi tâm lý lạc quan và thị trường đang giao dịch cực kỳ tốt. Các công ty sẽ hiếm khi niêm yết cổ phiếu tại một thị trường yếu kém vì họ muốn bán cổ phần của công ty mình với giá cao nhất có thể.

Các đợt IPO có xu hướng xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn cuối của thị trường tăng giá khi chủ sở hữu các công ty nhận thấy giá trị thị trường của họ tăng lên và quyết định rút tiền mặt. Các đợt IPO thường được coi là hoạt động “bán” của các dòng tiền thông minh cho các dòng tiền ngu (dumb money). Rốt cuộc, nếu bạn tin tưởng mạnh mẽ rằng cổ phiếu của bạn rẻ và công ty có thể phát triển vượt bậc, tại sao bạn lại bán?!

Một ví dụ tuyệt vời về chỉ số IPO là khi Glencore bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2011. Glencore là một trong những nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất trên thế giới và vào năm 2011, thế giới đang ở giữa làn sóng thứ hai của đợt tăng giá cực đoan đối với các mặt hàng và được biết đến với cái tên “Siêu chu kỳ hàng hoá – Commodities Suppercycle). Nhu cầu của Trung Quốc và đầu cơ đã đẩy giá hàng hóa lên mức đỉnh mới và sự thèm muốn của nhà đầu tư đối với bất cứ thứ gì liên quan đến hàng hóa lúc ấy thật vô độ!

Những người trong cuộc tại Glencore rất thông minh và nhận ra rằng nếu họ muốn bán công ty của mình (công ty khổng lồ vào thời điểm đó, được định giá khoảng 60 tỷ đô la) thì đây là thời điểm tuyệt vời để làm điều đó. Nhiều nhà quan sát và nhà phân tích (bao gồm cả tôi) đã chỉ ra vào thời điểm đó rằng đợt IPO này có thể là một dấu hiệu điển hình về sự tạo đỉnh của giá hàng hoá.

Biểu đồ sau đây đã nói lên tất cả!

Screen Shot 2022-08-19 at 15.30.12.png
Chỉ số CRB* hàng ngày, 2009 đến 2017

(*) Chỉ số CRB (Commodity Research Bureau) Spot là chỉ số hàng hóa dùng để theo dõi sự biến động giá của các loại hàng hóa được chọn trên thị trường giao ngay (spot market).


Các vụ IPO khủng không thường xuyên xuất hiện nhưng các tín hiệu này rất mạnh mẽ và bạn nên lưu lại chỉ báo này trong tâm trí của mình trong trường hợp bạn thấy điều gì đó tương tự trong tương lai. Đợt IPO của Coinbase vào tháng 4 năm 2021 là một ví dụ khác. Ngày IPO đó đánh dấu đỉnh đầu tiên trong hai đỉnh chính của tiền điện tử. Đỉnh cao thứ hai được đánh dấu bởi một giai thoại nổi tiếng khác: Lời nguyền sân vận động.

Screen Shot 2022-08-19 at 15.30.30.png
Bitcoin, 2020 đến nay

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/68221/

“Lời nguyền sân vận động”


Một đặc điểm của các thị trường tăng giá hoành tráng và các ngành công nghiệp đang bùng nổ là việc nó ở tại hoặc rất gần mức cao nhất của sự lạc quan; khi đó, bạn có thể bắt đầu thấy tên của các công ty trong ngành trên các sân vận động.

Cơn “cuồnG” dotcom 2000 cung cấp nhiều ví dụ bao gồm Enron, CMGI, MCI, Corel và PSINet. Đó là tất cả các công ty bùng nổ trong bong bóng internet và phá sản (hoặc gần như phá sản) sau đó. Không cần phải nói, tất cả các sân vận động đó bây giờ đều có tên khác nhau. Sau đó, bạn có Citi và Barclays trên các sân vận động, và sau đó chúng ta có cú nổ của bong bóng cổ phiếu ngân hàng và nhà đất.

Screen Shot 2022-08-19 at 15.32.34.png
Enron – huyền thoại một thời

Tất nhiên, không phải mọi công ty đặt tên mình trên các sân vận động đều phá sản, nhưng đó là một biểu hiện đánh dấu sự hống hách có thể xảy ra và trạng thái tiền mặt dư thừa. Nó thậm chí còn có tên riêng: “Lời nguyền sân vận động”.

Và giống như Chỉ số Toà nhà Chọc trời, việc đặt tên sân vận động là một chỉ số tiềm ẩn sự tự tin quá mức.

Gần đây nhất, khi Crypto.com trở thành tên mới của đấu trường LA Laker’s. Và sau đó chúng ta có một mùa đông crypto lạnh hơn bao giờ hết!

Screen Shot 2022-08-19 at 15.30.45.png


Tôi hy vọng phần diễn giải trên này đã cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về bằng chứng giai thoại và giúp bạn biết về sự tồn tại của các loại chỉ báo hành vi, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trên con đường này!

Tham khảo: 50in50
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,019 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 328 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,347 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 223 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 109 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 136 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên