Hướng dẫn phân tích đa khung thời gian - phương pháp tối ưu cho trader mới

Hướng dẫn phân tích đa khung thời gian - phương pháp tối ưu cho trader mới

Hướng dẫn phân tích đa khung thời gian - phương pháp tối ưu cho trader mới

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,937
Đối với hầu hết các trader, phân tích đa khung thời gian luôn là sự lựa chọn hàng đầu cũng là sự lựa chọn tối ưu. Sử dụng cả ba khung thời gian thì dễ nhưng để kết hợp chúng lại với nhau là một việc không hề dễ dàng bởi lẽ, luôn có hai yếu tố cản trở chúng ta thực hiện theo phương pháp này, hai yếu tố đó không gì khác hơn ngoài hai chữ QUÊN và LÀM BIẾNG.

Quên và làm biếng không phải tự nhiên mà có, bởi lẽ nguyên nhân sâu xa của nó là trader vẫn chưa nắm được cách phân tích đa khung thời gian, dẫn đến sử dụng không hiệu quả mà không còn thói quen sử dụng nữa. Đa phần họ - những trader mới vẫn có xu hướng dùng đúng 1 khung thời gian để xem xu hướng, phân tích và tìm điểm vào lệnh.

Bài viết hôm nay cũng nhẹ nhàng thôi, tôi không nói những gì cao sang nữa mà quay về những thứ bình dị mộc mạc. Một phần để anh em mới dễ tiếp cận thị trường, một phần để anh em cũ như tôi ôn lại kiến thức, vì đâu đó trong đường đời trading tấp nập, chúng ta vô tình đánh rơi những kiến thức thực sự quý báu mà không hề hay biết. Tôi sẽ là người nhặt lại cho anh em.



TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG PHÂN TÍCH ĐA KHUNG THỜI GIAN ?

Có trader đã từng hỏi tôi rằng" tại sao không trade 1 khung cho đỡ mệt mà xem tới 3 khung, chẳng lẽ khung nào có tín hiệu thì vào lệnh khung đó để có nhiều cơ hội hơn à?"

Đó là cách hiểu sai về đa khung thời gian. Vì chúng ta xem 3 khung không phải để vào lệnh ở cả 3 khung. Mà mỗi khung sẽ có 1 vai trò riêng. Vai trò như thế nào, chút nữa nói sau.

Trader đó lại hỏi tôi: xem 1 khung không được sao, vì nói cho cùng dù cho khung nào đi chăng nữa, thì giá đi lên thì nó cũng phải thể hiện đi lên mà thôi, có gì khác nhau đâu?

Khung thời gian không chỉ dành để trade, mà mỗi khung có một giá trị thông tin khác nhau, hay nói cách khác, mỗi khung thời gian sẽ cung cấp cho trader những thông tin đặc thù mà khung khác không hề có được. Do đó mới sử dụng 3 khung.

SỬ DỤNG PHÂN TÍCH ĐA KHUNG THỜI GIAN NHƯ THẾ NÀO ?

Để hiểu rõ hơn những gì tôi muốn nói bên trên, sau đây sẽ là ví dụ về cách sử dụng phân tích đa khung thời gian.

Giả sử tôi là một trader chuyên trade khung H1. Vì tôi thấy khung M15 khá nhanh, tôi theo không kịp, khung H4 lại quá chậm, nhiều khi ngủ gật không vào lệnh được, nên tôi chọn khung H1 - khung thời gian tôi cảm thấy thoải mái nhất khi trade.

Như vậy, đầu tiên, tôi sẽ nhìn khung H4 (tức là khung cao hơn khung tôi trade) để nhìn bức tranh lớn. Nhìn bằng H1 cũng được, nhưng nó không lột tả được nhiều yếu tố của xu hướng: như độ mạnh yếu, độ dốc, thời gian hình thành, các kháng cự / hỗ trợ mạnh,... những thứ mà H1 không thể nào cung cấp được.

1.png




Như trên hình thì xu hướng hiện tại là tăng, và có vẻ nó khá bền vừng, nó đã hồi về đường trendline và đường hỗ trợ bên dưới. Không có dấu hiệu gì cho thấy xu hướng yếu đi cả.
Như vậy, nhờ có H4 mà chúng ta yên tâm BUY và chỉ BUY.

Bây giờ nhìn xuống H1, tôi gắn thêm Stochastic để xem một vài thứ.

2.png


Giá hiện tại đang chạm trendline dài hạn, rất có khả năng sẽ chặn lại lực giảm ngắn hạn ở hiện tại. Tôi thấy thị trường đang test kèm thế nến doji cho thấy lực giảm đã dừng.

Nhìn sang Stochastic, nó không rớt xuống quá bán mà quay đầu tăng lên, hai đường cắt nhau cho tín hiệu mua. Ổn rồi, tức là cơ hội tăng hiện tại là có, nhưng mua ở chỗ nào bây giờ, tôi vẫn chư thấy lực tăng. Thông tin đó chỉ được cung cấp ở khung nhỏ hơn khung H1 - khung M15.

Bây giờ tôi mở khung M15 ra và thấy như vầy:

3.png


Giá quả thật đang test xung quanh trendline, đường Stoch cũng có phân kỳ. Tôi có thể vào lệnh ngay tại đây để có được điểm BUY tốt và stoploss cực ngắn. Nhưng nếu tôi là người thận trọng hơn, tôi chờ 1 cây nến tăng vượt qua vùng sideways hiện tại để xác nhận phe mua xuất hiện.

Như vậy, lệnh BUY của tôi vẫn có stoploss ngắn (chỉ dài hơn khi mua hiện tại một chút thôi).



Và đây là kết quả:

4.png


Rõ ràng, tôi đã mua được vùng đáy pullback nhờ những thông tin mà khung M15 cung cấp, nếu ở khung H1, tôi sẽ không biết những thông tin chi tiết như vậy.

Tôi không đưa ra nhiều lý luận mà chỉ ví dụ bằng 1 cú trade. Bài viết này mang đậm kiến thức cơ bản, giúp trader mới dễ dàng hiểu và áp dụng cũng như giúp trader cũ ôn lại kiến thức. Anh em thấy hay thì comment ủng hộ nhé! Lucky Trading!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Hệ thống dựa trên những chiếc chìa khóa và đây là 1 trong số chúng...từng phần phải tinh thì chắc cú mà táng
 
Để đạt được những gì bác nói thì cần phải tập luyện nhiều. M cũng dùng da khung thời gian như bác và cũng đang luyện công mỗi ngày:D
 
Nói ra anh em đừng gạch đá. Chứ cái đáy thứ 2 chưa hình thành mà đã kẻ dc cái đường trendline đẹp thôi rồi. Như thế là sai hay đúng?
Đây là hiện tượng nhìn chart rồi tự suy diễn
 
Nói ra anh em đừng gạch đá. Chứ cái đáy thứ 2 chưa hình thành mà đã kẻ dc cái đường trendline đẹp thôi rồi. Như thế là sai hay đúng?
Đây là hiện tượng nhìn chart rồi tự suy diễn
Có 3 đáy trước đó rồi kìa bác. Trendline đó được tạo thành từ 3 đáy trước trên H4. Phía dưới là chart H1, trendline đã được vẽ sẵn ở khung lớn, tác giả nói là "test" trendline chứ có nói là đã tạo đáy thứ 4 đâu?

Đây là hiện tượng đọc lướt rồi tự suy diễn đây mà.
 
Tôi nên dùng m15 h1 h4 hay m30 h1 h4, cụm nào phù hợp hơn. Hiện tôi hay sử dụng m30 h1 h4
 
Đối với hầu hết các trader, phân tích đa khung thời gian luôn là sự lựa chọn hàng đầu cũng là sự lựa chọn tối ưu. Sử dụng cả ba khung thời gian thì dễ nhưng để kết hợp chúng lại với nhau là một việc không hề dễ dàng bởi lẽ, luôn có hai yếu tố cản trở chúng ta thực hiện theo phương pháp này, hai yếu tố đó không gì khác hơn ngoài hai chữ QUÊN và LÀM BIẾNG.

Quên và làm biếng không phải tự nhiên mà có, bởi lẽ nguyên nhân sâu xa của nó là trader vẫn chưa nắm được cách phân tích đa khung thời gian, dẫn đến sử dụng không hiệu quả mà không còn thói quen sử dụng nữa. Đa phần họ - những trader mới vẫn có xu hướng dùng đúng 1 khung thời gian để xem xu hướng, phân tích và tìm điểm vào lệnh.

Bài viết hôm nay cũng nhẹ nhàng thôi, tôi không nói những gì cao sang nữa mà quay về những thứ bình dị mộc mạc. Một phần để anh em mới dễ tiếp cận thị trường, một phần để anh em cũ như tôi ôn lại kiến thức, vì đâu đó trong đường đời trading tấp nập, chúng ta vô tình đánh rơi những kiến thức thực sự quý báu mà không hề hay biết. Tôi sẽ là người nhặt lại cho anh em.

TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG PHÂN TÍCH ĐA KHUNG THỜI GIAN ?

Có trader đã từng hỏi tôi rằng" tại sao không trade 1 khung cho đỡ mệt mà xem tới 3 khung, chẳng lẽ khung nào có tín hiệu thì vào lệnh khung đó để có nhiều cơ hội hơn à?"

Đó là cách hiểu sai về đa khung thời gian. Vì chúng ta xem 3 khung không phải để vào lệnh ở cả 3 khung. Mà mỗi khung sẽ có 1 vai trò riêng. Vai trò như thế nào, chút nữa nói sau.

Trader đó lại hỏi tôi: xem 1 khung không được sao, vì nói cho cùng dù cho khung nào đi chăng nữa, thì giá đi lên thì nó cũng phải thể hiện đi lên mà thôi, có gì khác nhau đâu?

Khung thời gian không chỉ dành để trade, mà mỗi khung có một giá trị thông tin khác nhau, hay nói cách khác, mỗi khung thời gian sẽ cung cấp cho trader những thông tin đặc thù mà khung khác không hề có được. Do đó mới sử dụng 3 khung.

SỬ DỤNG PHÂN TÍCH ĐA KHUNG THỜI GIAN NHƯ THẾ NÀO ?

Để hiểu rõ hơn những gì tôi muốn nói bên trên, sau đây sẽ là ví dụ về cách sử dụng phân tích đa khung thời gian.

Giả sử tôi là một trader chuyên trade khung H1. Vì tôi thấy khung M15 khá nhanh, tôi theo không kịp, khung H4 lại quá chậm, nhiều khi ngủ gật không vào lệnh được, nên tôi chọn khung H1 - khung thời gian tôi cảm thấy thoải mái nhất khi trade.

Như vậy, đầu tiên, tôi sẽ nhìn khung H4 (tức là khung cao hơn khung tôi trade) để nhìn bức tranh lớn. Nhìn bằng H1 cũng được, nhưng nó không lột tả được nhiều yếu tố của xu hướng: như độ mạnh yếu, độ dốc, thời gian hình thành, các kháng cự / hỗ trợ mạnh,... những thứ mà H1 không thể nào cung cấp được.

View attachment 74334

Như trên hình thì xu hướng hiện tại là tăng, và có vẻ nó khá bền vừng, nó đã hồi về đường trendline và đường hỗ trợ bên dưới. Không có dấu hiệu gì cho thấy xu hướng yếu đi cả.
Như vậy, nhờ có H4 mà chúng ta yên tâm BUY và chỉ BUY.

Bây giờ nhìn xuống H1, tôi gắn thêm Stochastic để xem một vài thứ.

View attachment 74335

Giá hiện tại đang chạm trendline dài hạn, rất có khả năng sẽ chặn lại lực giảm ngắn hạn ở hiện tại. Tôi thấy thị trường đang test kèm thế nến doji cho thấy lực giảm đã dừng.

Nhìn sang Stochastic, nó không rớt xuống quá bán mà quay đầu tăng lên, hai đường cắt nhau cho tín hiệu mua. Ổn rồi, tức là cơ hội tăng hiện tại là có, nhưng mua ở chỗ nào bây giờ, tôi vẫn chư thấy lực tăng. Thông tin đó chỉ được cung cấp ở khung nhỏ hơn khung H1 - khung M15.

Bây giờ tôi mở khung M15 ra và thấy như vầy:

View attachment 74336

Giá quả thật đang test xung quanh trendline, đường Stoch cũng có phân kỳ. Tôi có thể vào lệnh ngay tại đây để có được điểm BUY tốt và stoploss cực ngắn. Nhưng nếu tôi là người thận trọng hơn, tôi chờ 1 cây nến tăng vượt qua vùng sideways hiện tại để xác nhận phe mua xuất hiện.

Như vậy, lệnh BUY của tôi vẫn có stoploss ngắn (chỉ dài hơn khi mua hiện tại một chút thôi).

Và đây là kết quả:

View attachment 74337

Rõ ràng, tôi đã mua được vùng đáy pullback nhờ những thông tin mà khung M15 cung cấp, nếu ở khung H1, tôi sẽ không biết những thông tin chi tiết như vậy.

Tôi không đưa ra nhiều lý luận mà chỉ ví dụ bằng 1 cú trade. Bài viết này mang đậm kiến thức cơ bản, giúp trader mới dễ dàng hiểu và áp dụng cũng như giúp trader cũ ôn lại kiến thức. Anh em thấy hay thì comment ủng hộ nhé! Lucky Trading!
Góp ý với tác giả bài viết là stock phân kỳ khung m15 là không đúng
 
Chuẩn.
Đánh H1/H4 nhiều lúc vô lệnh chuẩn lắm, vậy mà vẫn treo chim vài chục pips. Coi lại thì RSI của mấy time frame M4/M15 nó toàn >8x or <2x... Vậy là phải ngồi nhìn chờ bọn timeframe ngắn hồi xong rồi mới thấy lại màu xanh...
 
Em có mấy thắc mắc anh @The Blade thông não em với.
1. Ở đây quyết định mua dc đưa ra ở khung H4. Vậy mình có cần phải xem cả khung 1D xem giá đã gặp cản cứng nào ko? Nếu chạm rồi thì mình có tHay đổi quyết định chỉ đợi hồi rồi bán
2. Vì giá ở H4 đang hồi nên chắc chắn đỉnh gần nhất của giá đã chạm cản nào đó trên khung H4, mình trade chủ yếu khung H1 mà chạm cản ở khung H4 rồi thì có nên mua nữa ko? Em tưởng quy tắc là ko mua khi giá chạm cản trên khung giờ lớn hơn?
3. Mình dựa vào khung giờ nào để chốt lệnh cũng như stoploss ạ?
 
Với ví dụ trên ta có SL cực ngắn và trader sẽ chọn TP đủ dài . Nhưng ... , nếu ở D1 xu hướng đang giảm thì chắc chắn giá sẽ nhanh chóng chạm SL và ...
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Ttrade trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 1,014 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 817 Xem / 25 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 405 Xem / 28 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 364 Xem / 11 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 376 Xem / 17 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,706 Xem / 76 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên