[Kiến thức PTCB] Hiểu thêm về USD - Tại sao nó chỉ có thể giảm, dường như không thể sụp đổ!

[Kiến thức PTCB] Hiểu thêm về USD - Tại sao nó chỉ có thể giảm, dường như không thể sụp đổ!

[Kiến thức PTCB] Hiểu thêm về USD - Tại sao nó chỉ có thể giảm, dường như không thể sụp đổ!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,114
29,770
Đồng đô la Mỹ giảm giá khi giá trị của nó thấp hơn so với các loại tiền tệ khác trên thị trường ngoại hối. Điều này biểu hiện bằng sự sụt giảm của chỉ số đô la ( DXY). Nói chung, điều này có nghĩa là một loại ngoại tệ, chẳng hạn như đồng euro, có thể mua một lượng đô la lớn hơn so với trước đó.

USD giảm cũng có thể đồng nghĩa với việc giảm giá trị của trái phiếu Mỹ (UST). Điều này làm tăng lợi suất và cả lãi suất của Mỹ, bởi lợi suất trái phiếu kho bạc là động lực chính của lãi suất thế chấp. Nó cũng có nghĩa là các ngân hàng trung ương nước ngoài và các Quỹ đầu tư quốc gia (sovereign wealth funds) cũng nắm giữ ít đô la hơn. Điều này làm giảm nhu cầu đối với đồng USD.

Những ảnh hưởng từ sự mất giá của đồng USD


Đồng đô la yếu hơn sẽ mua được ít hàng hoá nước ngoài hơn, làm tăng giá hàng nhập khẩu, góp phần gây ra lạm phát. Khi đồng đô la suy yếu, các nhà đầu tư UST kỳ hạn 10 năm và các trái phiếu kỳ hạn khác thường bán đi số nợ họ nắm giữ.

Các hợp đồng về dầu và các mặt hàng khác thường được tính bằng đô la. Kết quả là có một mối quan hệ nghịch đảo giữa giá trị của đồng đô la và giá cả hàng hóa. Về cơ bản, khi giá trị của đồng đô la giảm, giá tính bằng đô la của những mặt hàng này phải tăng lên để phản ánh giá trị nội tại không thay đổi của chúng.

Về mặt tích cực, đồng đô la suy yếu sẽ giúp các nhà xuất khẩu của Mỹ bán được nhiều hàng hơn, do nó rẻ hơn đối với người nước ngoài. Từ đó hỗ trợ tăng trưởng của Mỹ. Tuy nhiên, nếu có đủ số lượng nhà đầu tư rời bỏ đồng USD và chuyển sang các loại tiền tệ khác, đồng USD có thể “sụp đổ”, mặc dù đây chủ yếu được xem là lý thuyết, bởi xác suất nó xảy ra là cực kỳ thấp.

US White House.jpg


Nguyên nhân khiến USD suy yếu


Năm 2010, Đạo luật tuân thủ thuế tài khoản nước ngoài (Foreign Account Tax Compliance Act) yêu cầu các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính phải tiết lộ thông tin liên quan đến thu nhập và tài sản mà khách hàng người Mỹ nắm giữ. Mục tiêu của đạo luật này là loại bỏ tận gốc những người Mỹ né/trốn thuế và ngăn chặn các ngân hàng nước ngoài làm điều tương tự.

Nhiều người lo lắng rằng các ngân hàng nước ngoài sẽ “bỏ rơi” các khách hàng người Mỹ để tránh phải tuân thủ đạo luật này, tức đẩy xa họ (các ngân hàng) khỏi các tài sản bằng USD.

Vào ngày 16/10/2013, Trung Quốc đã cho phép các nhà đầu tư Anh rót 13.1 tỷ đô la vào các thị trường vốn bị hạn chế chặt chẽ của họ. Điều này khiến London trở thành trung tâm giao dịch đầu tiên của đồng nhân dân tệ bên ngoài châu Á. Đây là một cách mà Trung Quốc sử dụng để khuyến khích các NHTW tăng lượng nắm giữ đồng nhân dân tệ của họ. Nó cũng là mối đe doạ tiềm tàng lớn nhất đối với giá trị của đồng đô la. Trung Quốc muốn đồng nhân dân tệ thay thế đồng đô la để trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới.

Kể từ đó, Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ so với đồng đô la. NHTW Trung Quốc (PboC) đã liên tục mua đô la Mỹ và hành động này rõ ràng ảnh hưởng đáng kể đến giá trị đồng USD.

Lịch sử biến động


Đồng đô la đã giảm 40% từ năm 2002 đến năm 2008. Điều này một phần là do thâm hụt tài khoản vãng lai 702 tỷ USD của Mỹ vào thời điểm đó. Hơn một nửa số thâm hụt là các khoản nợ do nước ngoài và các quỹ phòng hộ nắm giữ.

USD.jpg


Vào tháng 3/2009, đồng đô la tiếp tục giảm do nợ công tăng cao của Mỹ. Các quốc gia chủ nợ như Trung Quốc và Nhật Bản đã lo lắng rằng chính phủ Mỹ sẽ không hỗ trợ giá trị của đồngUSD.

Tại sao? Bởi đồng USD yếu hơn có nghĩa là thâm hụt sẽ không khiến chính phủ Mỹ phải trả nhiều tiền. Các chủ nợ đã thay đổi tài sản của họ sang các loại tiền tệ khác theo thời gian để ngăn chặn khoản lỗ của họ. Nhiều người lo sợ điều này có thể biến thành một cuộc tháo chạy lớn đối với USD. Điều sẽ làm xói mòn giá trị của các khoản đầu tư ở Mỹ một cách nhanh chóng và thúc đẩy lạm phát.

7 bước bảo vệ khỏi sự sụt giảm giá trị đồng USD


Có bảy bước bạn có thể thực hiện để bảo vệ mình khỏi lạm phát và sự sụt giảm giá trị của đồng USD:
  • Tăng thu nhập thông qua việc đầu tư vào bản thân. Nếu bạn kiếm được nhiều hơn mỗi năm, bạn có thể vượt xa mức sụt giảm của đồng đô la;
  • Đầu tư một phần tài sản của bạn vào thị trường chứng khoán. Mặc dù nó có rủi ro, nhưng lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro thường cao hơn lạm phát;
  • Mua các loại Chứng khoán được bảo về trước lạm phát (Treasury Inflated Protected Securities) và Trái phiếu Series I của Bộ Tài chính Mỹ;
  • Mua EUR, JPY hoặc các loại tiền tệ khác, bởi chúng sẽ tăng giá khi USD suy yếu.;
  • Bán khống cổ phiếu của các công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của USD, tuy nhiên đây là chiến lược rủi ro;
  • Mua vàng, kim loại quý và cổ phiếu của các công ty khai thác vàng. Nếu USD giảm mạnh, gây ra siêu lạm phát, lợi nhuận sẽ rất lớn;
  • Giữ tài sản của bạn đủ thanh khoản để dễ mua bán khi cần;
  • Đảm bảo rằng bạn có một danh mục đầu tư đa dạng;

Tại sao một số người nói đồng đô la có thể sụp đổ?


Một số người nói rằng đồng euro có thể thay thế đồng đô la như một loại tiền tệ quốc tế. Từ quý đầu tiên của năm 2008 đến quý đầu tiên của năm 2020, lượng nắm giữ dự trữ chính phủ bằng EUR đã tăng gần gấp đôi từ 1.16 nghìn tỷ USD lên 2.19 nghìn tỷ USD.

Nhưng sự thật không ủng hộ lý thuyết đó. Cùng trong thời điểm, lượng nẵm giữ USD cũng đã tăng hơn gấp đôi, từ 2.7 nghìn tỷ USD lên 6.7 nghìn tỷ USD. Tỷ lệ nắm giữ đô la là 61.99% trong tổng số 11 nghìn tỷ đô la tổng dự trữ. Con số này chỉ thấp hơn một chút so với mức 62.94% được nắm giữ trong quý 1/2008.

Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ USD lớn thứ 2. Tính đến tháng 6/2020, họ nắm giữ 1.07 nghìn tỷ đô la chứng khoán Kho bạc Mỹ, khoảng 15%. Nhật là nhà đầu tư lớn nhất với 1.26 nghìn tỷ USD, Nhật mua trái phiếu Mỹ để giữ giá trị của JPY ở mức thấp, nhằm làm lợi cho các nhà xuất khẩu nước này.

Screen Shot 2021-05-11 at 14.08.06.png

Các chủ nợ chính của Mỹ​

Tại sao đồng đô la dường như không thể sụp đổ?


Nhiều người nói rằng đồng đô la sẽ không sụp đổ vì bốn lý do.
  • Đầu tiên, nó được đảm bảo bởi chính phủ Mỹ. Điều đó làm cho nó trở thành loại tiền tệ hàng đầu trên toàn cầu.
  • Thứ hai, đó là phương tiện trao đổi phổ biến;
  • Thứ ba là hầu hết các hợp đồng quốc tế đều được định giá bằng đô la;
  • Lý do thứ tư có lẽ là quan trọng nhất: Mỹ là khách hàng tốt nhất thế giới. Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhiều quốc gia. Do đó, họ không có động cơ để chuyển sang một loại tiền tệ khác.
Kết luận

Mặc dù đồng USD đã sụt giảm nghiêm trọng trong 10 năm qua, nhưng nó chưa bao giờ có nguy cơ sụp đổ. Việc cho phép điều này xảy ra không phải là lợi ích tốt nhất của hầu hết các quốc gia. Bởi sự sụp đổ đó sẽ xóa sạch giá trị tài sản nắm giữ bằng đồng đô la của họ.

Nguồn: TheBalance
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • The Blade trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 70,279 Xem / 38 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,642 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 258 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 451 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,145 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 343 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 201 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên