[Kiến thức PTCB] Quyền năng “in tiền” của NHTW có phải là vô hạn? Liệu một NHTW có thể phá sản không?

[Kiến thức PTCB] Quyền năng “in tiền” của NHTW có phải là vô hạn? Liệu một NHTW có thể phá sản không?

[Kiến thức PTCB] Quyền năng “in tiền” của NHTW có phải là vô hạn? Liệu một NHTW có thể phá sản không?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,070
29,700
Các ngân hàng trung ương là những người in tiền trong một nền kinh tế. Vì vậy, họ không thể hết tiền, có phải như vậy không? Khi cần tiền, họ chỉ việc in và in, nhưng liệu sự thực có đơn giản như vậy?

Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về những khía cạnh ít được biết đến của việc nới lỏng định lượng và lãi suất có thể cho thấy đâu là giới hạn để các ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Và khi họ có thể bắt đầu nới lỏng. Hoặc, tại sao những gì đã xảy ra với NHTW Anh (BoE) vào tháng 9 năm 2022 có thể xảy ra với phần còn lại của thế giới.

Vấn đề là gì?


Các ngân hàng trung ương, như cái tên, bản chất chính là ngân hàng. Họ kiếm tiền từ các công việc của ngân hàng, như cho vay tiền, tính phí giao dịch, v.v. Nhưng không phải cho những công dân bình thường, mà là cho các ngân hàng. Đó là lý do tại sao các ngân hàng trung ương thường được gọi là “ngân hàng của các ngân hàng”. Lợi nhuận từ các ngân hàng trung ương sau đó được trao cho Kho bạc tương ứng của quốc gia. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng trung ương thua lỗ, thì điều ngược lại sẽ xảy ra, tức là chính phủ phải can thiệp và “trả lại” một số thiệt hại đó.
Central bank NHTW 01.jpg


Tại sao họ không in tiền theo nhu cầu?


Vì sự chia tách tài sản! Cụ thể, đó là việc các ngân hàng giữ tài sản riêng của họ tách biệt với tài sản của khách hàng. Các ngân hàng (thương mại/ bán lẻ) thông thường chỉ có những thứ mà họ sở hữu, chẳng hạn như các tòa nhà và tiền của chính họ; và họ chỉ giữ (chứ không sở hữu) tài sản của khách hàng. Các ngân hàng trung ương cũng làm điều tương tự, ngoại trừ việc “khách hàng” của họ là các ngân hàng. Các ngân hàng trung ương không thể lấy tài sản/ tiền thuộc về khách hàng của họ, họ cũng không thể chỉ in tiền cho chính mình.

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/66500/

Tại sao không? Bởi vì nó ảnh hưởng đến độ tin cậy của hệ thống và sổ sách của họ sẽ không cân bằng. Nhưng, quan trọng hơn, họ không cần phải làm vậy. Nếu một ngân hàng trung ương cần chi tiền, họ có thể làm như vậy với lời hứa sẽ trả lại sau. Vì các ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng, nên khoản nợ của họ cũng tốt như tiền. Không cần in tiền, chỉ cần phát hành nợ mà thôi!

Và điều này được gọi với cái tên hoa mỹ hơn là “nới lỏng định lượng”.

Thông thường, mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp. Ngoại trừ một chi tiết nhỏ: khi phát hành nợ, bạn phải trả lãi cho nó. Cho đếnthời gian gần đây, các ngân hàng trung ương đã phát hành rất ít khoản nợ như thế như vậy. Và khi họ tiếp tục chi tiêu sau cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn, lãi suất thực sự rất thấp. Vì vậy không cần phải quá lo lắng.

Lãi suất là chìa khoá thay đổi cuộc chơi!


Tuy nhiên, những điều đó đã thay đổi thời gian gần đây, lãi suất đã tăng nhanh, điều này có nghĩa là số tiền lãi mà các NHTW phải trả ngày càng lớn hơn, đặc biệt là FED. Cục Dự trữ Liên bang đã mua một loạt trái phiếu, trên đó họ nhận được lợi nhuận dưới hình thức trả lãi. Họ cũng phát hành một loạt các khoản nợ, trên đó họ phải trả các khoản lãi.

Printing money.jpg

Điểm mấu chốt là trái phiếu có lãi suất cố định, trong khi nợ của Fed có lãi suất thay đổi. Với đường cong lợi suất bình thường, lãi suất ngắn hạn (biến động) mà FED phải trả là thấp hơn so với lãi suất cố định của các trái phiếu dài hạn mà họ phải trả. Nhưng bây giờ đường cong lợi suất bị đảo ngược, có nghĩa là Fed đang thua lỗ. Khoản lỗ 170 tỷ đô la cho đến hiện tại.

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/53555/

Tiếp theo thế nào?


Việc thua lỗ ở trên chính là vấn đề. Ngân hàng Trung ương Hà Lan gần đây đã gửi thư tới Bộ Tài chính Hà Lan cảnh báo rằng họ có thể cần nhận một số tiền mặt từ chính phủ để trang trải những khoản lỗ đó. Nếu ngân hàng trung ương cố gắng trả nợ bằng nhiều nợ hơn, thì lãi suất thậm chí còn cao hơn. Đó là một vấn đề đối với ngân hàng trung ương khi cố gắng đặt lãi suất ở một tỷ lệ nhất định để điều chỉnh chính sách.

Tóm lại, khi cần tiền, các NHTW có thể in tiền để giải quyết nhu cầu đó của họ, nhưng nó sẽ tạo ra một vấn đề khác tồi tệ hơn, nên đây không phải là một sự chọn lựa khôn ngoan. Các chính phủ đang phải chật vật để đáp ứng các khoản thanh toán của họ. Với một cuộc suy thoái, thu nhập của chính phủ giảm, làm cho tài chính trở nên eo hẹp hơn. Đặc biệt là ở châu Âu, nơi các chính phủ có mức nợ công rất cao. Nếu các ngân hàng trung ương sau đó cần hàng tỷ đô la để cân bằng sổ sách của họ và ngăn chặn vòng xoáy lãi suất tăng vọt như những gì đã xảy ra ở Anh vào tháng 9 năm ngoái, thì điều đó có thể khiến tình hình tài chính của các chính phủ trở nên khó khăn hơn trong thời gian tới!

Tham khảo: Orbex
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,660 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,517 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 395 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên