Kinh tế suy yếu cũng là lúc cổ phiếu phòng thủ lên ngôi. Lý do vì sao?

Kinh tế suy yếu cũng là lúc cổ phiếu phòng thủ lên ngôi. Lý do vì sao?

Kinh tế suy yếu cũng là lúc cổ phiếu phòng thủ lên ngôi. Lý do vì sao?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,334
28,931

Cổ phiếu phòng thủ là gì


Cổ phiếu phòng thủ là loại cổ phiếu cung cấp cổ tức và thu nhập ổn định bất kể trạng thái nào của thị trường chứng khoán nói chung. Do đây là những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết thực và liên tục nên cổ phiếu phòng thủ có xu hướng duy trì ổn định trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh. Một cổ phiếu phòng thủ không nên bị nhầm lẫn với “cổ phiếu quốc phòng”, đây là cổ phiếu trong các công ty sản xuất các sản phẩm như vũ khí, đạn dược và máy bay chiến đấu.

cổ-phiếu-phòng-thủ-traderviet-2.jpg

Trong suốt thời kỳ suy thoái, chúng có khuynh hướng thể hiện một tỷ suất sinh lợi tốt hơn thị trường, Và ngược lại, trong giai đoạn tăng trưởng thì chúng lại thể hiện thấp hơn thị trường. Hệ số beta của các cổ phiếu phòng thủ luôn nhỏ hơn 1.

Mình nói thêm luôn về hệ số beta cho những bạn nào chưa biết. Beta hay còn gọi là hệ số beta, đây là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường. Một cổ phiếu có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là chứng khoán đó sẽ có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường.

Các cổ phiếu phòng thủ thường có hệ số beta dưới 1. Để minh họa hiện tượng này, hãy xem xét một cổ phiếu có beta là 0,5. Nếu thị trường dự kiến sẽ giảm 15% và tỷ lệ không có rủi ro hiện tại là 3%, một cổ phiếu phòng thủ sẽ chỉ giảm 9% [0,5 x (-15% -3%)]. Mặt khác, nếu thị trường dự kiến tăng 15%, với tỷ lệ không rủi ro là 3%, một cổ phiếu phòng thủ sẽ chỉ tăng 6% [0,5 x (15% -3%)].
Các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào các cổ phiếu phòng thủ nếu thị trường chứng khoán suy yếu. Tuy nhiên, nếu thị trường trong dự kiến sẽ tăng trưởng thì lúc này các nhà đầu tư sẽ thường chọn các mã cổ phiếu có hệ số beta cao hơn để tối đa hóa lợi nhuận.

Ví dụ về chứng khoán phòng thủ


Cổ phiếu phòng thủ còn được gọi là “cổ phiếu không theo chu kỳ”, vì chúng không có tương quan cao với chu kỳ kinh doanh. Dưới đây là một vài loại cổ phiếu phòng thủ.

Cổ phiếu dịch vụ tiện ích công (Utilities)


Các dịch vụ tiện ích như nước, khí đốt và điện là một ví dụ điển hình về cổ phiếu phòng thủ vì mọi người cần chúng trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ kinh tế.

cổ-phiếu-phòng-thủ-traderviet-3.jpg

Mặt hàng tiêu dùng


Các công ty sản xuất hoặc phân phối mặt hàng tiêu dùng, đó là những mặt hàng mà mọi người có xu hướng mua để sử dụng bất kể điều kiện kinh tế như thế nào. Vì thế cổ phiếu thuộc những công ty này thường được xem là cổ phiếu phòng thủ.

cổ-phiếu-phòng-thủ-traderviet-4.jpg

Chúng bao gồm thực phẩm, đồ uống, sản phẩm vệ sinh, thuốc lá và một số đồ gia dụng. Các công ty này tạo ra dòng tiền ổn định và thu nhập có thể dự đoán được trong thời kỳ kinh tế mạnh và yếu. Do đó, những mã cổ phiếu này có xu hướng hoạt vượt trội hơn so với các cổ phiếu có chu kỳ trong thời kỳ nền kinh tế suy yếu, trong khi chúng lại hoạt động kém hiệu quả hơn ở thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh.

Cổ phiếu y tế


Cổ phiếu của các công ty dược phẩm lớn và các nhà sản xuất thiết bị y tế trong lịch sử vốn đã được coi là cổ phiếu phòng thủ, vì sẽ luôn có nhu cầu về chăm sóc, khám bệnh hay chữa trị. Tuy nhiên sự cạnh tranh gia tăng từ các nhãn hiệu mới và loại thuốc chung đồng thời quy định giá thuốc không được chặt chẽ đã khiến chúng không được phòng thủ như trước đây nữa.

cổ-phiếu-phòng-thủ-traderviet-5.jpg

Quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REITs)


Quỹ đầu tư tín thác bất động sản - Real estate investment trusts (REITs) cũng được coi là cổ phiếu phòng thủ, vì mọi người luôn cần nơi để ở. Ngoài ra, REITs được yêu cầu phải trả tối thiểu 90% thuế thu nhập của họ dưới dạng cổ tức cho cổ đông mỗi năm. Tuy nhiên, khi tìm kiếm các cổ phiếu phòng thủ thì hãy tránh xa các REIT tập trung vào các căn hộ siêu cao cấp, cũng như các REIT của tòa nhà văn phòng hoặc REIT của khu công nghiệp, vì chúng ta để ý rằng họ mặc định sẽ tăng chi phí cho thuê khi hoạt động kinh doanh chậm lại.

cổ-phiếu-phòng-thủ-traderviet-6.jpg

Vai trò của cổ phiếu phòng thủ trong danh mục đầu tư


Các nhà đầu tư đang tìm cách bảo vệ danh mục đầu tư của họ trong thời kỳ nền kinh tế suy yếu cũng như thời kỳ biến động mạnh. Các công ty trụ vững như Procter & Gamble, Johnson & Johnson, Philip Morris International và Coca-Cola được coi là các cổ phiếu phòng thủ đáng chú ý. Ngoài dòng tiền mạnh, các công ty này còn có khả năng vượt qua điều kiện kinh tế suy yếu. Họ vẫn trả cổ tức, mặc dù điều này có thể làm giảm giá cổ phiếu trong khi thị trường sụt giảm.

Một số người có thể hỏi, 'Nếu thời gian khó khăn xảy đến hoặc nếu mọi thứ trở nên suy yếu, tại sao mọi người vẫn muốn sở hữu một cổ phiếu? Tại sao không đi tìm sự an toàn của tín phiếu kho bạc, khi không có rủi ro lúc hoàn vốn?. Câu trả lời khá đơn giản đó là nỗi sợ hãi và lòng tham thường là động lực thúc đẩy thị trường chuyển động. Cổ phiếu phòng thủ thích ứng với lòng tham bằng cách đưa ra mức tỷ suất cổ tức cao hơn. Họ cũng làm giảm bớt nỗi sợ hãi vì chúng không rủi ro như các cổ phiếu thông thường và cũng không thường gặp phải những tổn thất lớn để làm hỏng mô hình kinh doanh của họ. Cũng nên biết rằng hầu hết các nhà quản lý đầu tư không có lựa chọn nào khác ngoài việc sở hữu cổ phiếu, nếu họ thấy rằng thời kỳ suy yếu xảy ra, họ sẽ chuyển sang cổ phiếu phòng thủ.

Nghe những cái tên về cổ phiếu phòng thủ có vẻ hơi củ chuối, nhưng trong thời kỳ kinh tế suy yếu chúng lại trở thành ngôi sao sáng đấy. Anh em tranh thủ kinh tế chưa có vấn đề gì thì tìm hiểu dần đi là vừa đấy.

Trích nguồn: investopedia

Hi vọng bài viết hữu ích với mọi người. Đừng quên thả tim cho mình nhen. Many Thanks!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chỉnh sửa lần cuối:
@Phương Thúy cổ phiếu nhóm ngành bảo hiểm có thuộc nhóm này không ? Thanks :)
Né mấy thằng bảo hiểm ra nha bạn. Cụ thể 2008 nạn nhân là AIG.
Nói dễ hiểu là bọn bảo hiểm cứ bán sản phẩm mà họ thấy sinh lợi. Thậm chí họ chẳng biết họ đang bảo hiểm cho cái gì đâu. Suy thoái hay khủng hoảng thì hiểu đơn giản là điều gì đó xảy ra ngoài mong đợi, không ước tính được trước thiệt hại, do vậy bảo hiểm lãnh đủ.
Còn dài dòng hơn một chút là những người vụt sáng lên nhờ cuộc khủng hoảng là nhờ họ bán khống những thứ rác rưởi (họ thấy trước sẽ là rác, những người khác thì không, đám đông nghĩ nó có giá trị). Những người này tạo ra các sản phẩm phái sinh đánh cược rằng các tài sản tài chính XYZ kia sẽ là rác. Bên kia chiến tuyến của họ là đám bảo hiểm, bọn họ bán bảo hiểm cho tài sản tài chính XYZ mà họ kiếm lời qua nhiều năm và chẳng hiểu gì về XYZ, ít nhất không cho rằng XYZ có thể trở thành rác được.
Bùm, khi đã nổ ra rồi thì bọn bảo hiểm là người mua cuối của thị trường gấu.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,498 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,574 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 368 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 357 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên