[Luận bàn về phương pháp Ichimoku] - Bài 7: Bài giảng thứ 5: Lý thuyết quan sát phạm vi giá

[Luận bàn về phương pháp Ichimoku] - Bài 7: Bài giảng thứ 5: Lý thuyết quan sát phạm vi giá

[Luận bàn về phương pháp Ichimoku] - Bài 7: Bài giảng thứ 5: Lý thuyết quan sát phạm vi giá

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,446
34,773
Ba trụ cột chính của đồ thị cân bằng, ngoài lý thuyết thời gian và lý thuyết sóng, thì còn có lý thuyết quan sát phạm vi giá. Ở bài giảng trước, tôi có giải thích một cách đơn giản về lý thuyết sóng, ở bài này tôi sẽ giới thiệu lý thuyết quan sát phạm vi giá (hay tính toán giá dự đoán).

[Ghi chú của tác giả TungNobi]

Đây là một trong những bài giảng ảnh hưởng tới cách tôi quan sát giá nhiều nhất. Trước khi biết đến kiến thức này, rõ ràng cách quan sát phạm vi giá của tôi có phần mù mờ đôi khi lại võ đoán. Tôi tin sau khi đọc hết bài giảng này, nó cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến cách quan sát phạm vi giá của anh em. Càng về sau, vấn đề lớn và khó mà tôi đối diện để thắng một cú trade không còn rải rác và mập mờ, nhưng tôi nhận thức rõ ràng đó chính là “tối ưu điểm vào lệnh”. Lý thuyết quan sát phạm vi giá này giúp anh em nhận biết rõ ràng những mức giá quan trọng, để không lớ ngớ cảm tính mà xác định. Từ đó, kết hợp với nhiều kỹ năng khác, anh em sẽ “tối ưu điểm vào lệnh” tốt hơn.

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/67458/

Phương pháp này cực kỳ đơn giản và sắc nét, có khuynh hướng biểu thị một cách chính xác giá trị dự tính. Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhấn mạnh lại rằng: điều đó có được từ sự hiểu biết về khả năng xảy ra dựa trên lý thuyết thời gian và lý thuyết sóng. Về cơ bản, có bốn phương pháp để quan sát phạm vi giá. Mời bạn xem hình:

Screen Shot 2022-07-09 at 19.20.33.png

  • Trước tiên, hình 1 sử dụng phương pháp tính toán để cho ra giá trị gọi là giá tính toán V. Giá tính toán V sẽ là giá trị gấp đôi khoảng từ B đến C. Công thức tính sẽ là: V = B + (B – C). Đây là sự vận động gấp đôi khoảng giá đã hạ từ B xuống C. Nó là một đặc điểm sinh ra tại sóng V, và từ hình dạng đó, nên nó được đặt tên tương ứng là giá tính toán V.
  • Hình 2 cho thấy một phương pháp tính toán để cho ra giá trị gọi là giá tính toán N. Theo phương pháp này, thì giá sẽ tăng từ đáy C đúng bằng khoảng giá đã tăng từ A đến B. Công thức tính sẽ là: N = C + (B – A). Giá trị tăng tiếp theo bằng với khoảng giá đã tăng đầu tiên của sóng N. Từ hình dạng đó, nên nó được đặt tên là giá tính toán N.
  • Hình 3 là phương pháp tính toán cho ra giá tính toán E. Giá tính toán E sẽ tăng từ B đúng bằng khoảng giá nó đã tăng từ A đến B. Công thức tính sẽ là: E = B + (B – A). Phương pháp này còn được gọi một cái tên khác là “nhân đôi lớp”. Trong đó, làn sóng tăng đầu tiên từ A đến B gọi là lớp cơ sở. Tiếp đó, thị trường lặp lại sự vận động thêm một lớp nữa trên lớp cơ sở này. Vì lý do đó, nên người ta gọi phương pháp này là “nhân đôi lớp”. (thuật ngữ này rất ít tài liệu sử dụng đến, lần đầu tiên xuất hiện trong một phiên bản ngắn gọn “Tóm tắt cân bằng Ichimoku” vào tháng 10 năm 1996).
  • Hình thứ 4 mô tả giá tính toán NT. Giá tính toán NT là giá tăng từ C đúng bằng khoảng giá đã tăng từ đáy A đến đáy C. Giá trị này được sinh ra khi giá tính toán V thì quá nhỏ mà giá tính toán N và E thì rõ ràng quá lớn. Tuy nhiên, giá tính NT này rất hiếm khi xuất hiện.
>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/50340/

Có lẽ bạn sẽ nghĩ những công thức tính toán này thật sự quá đơn giản? Tuy nhiên, như tôi đã đề cập trước đây, bản chất của biến động thị trường thực sự rất đơn giản và trong thực tế hầu hết giá cao và thấp đều rơi vào các giá trị tính toán của V, N và E.

Lý thuyết quan sát phạm vi giá sẽ được giải thích chi tiết từ bài giảng thứ 21.

Hình này là minh họa tính toán thực tế của lý thuyết quan sát phạm vi giá. (ví dụ áp dụng cho cả chiều giảm giá, những giải thích trong bài này chỉ nói khi tăng giá):

ly-thuyet-pham-vi-gia-vi-du.jpeg
Ghi chú của tác giả TungNobi]

Anh em thấy đó, lý thuyết này đơn giản hóa vấn đề, giúp trader tránh xa đà vào những vẽ vời xa xôi và suy diễn, cá nhân tôi cũng đã áp dụng. Không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn hiệu quả. Hiệu quả ở chỗ nó vạch sẵn những tính toán tương lại rạch ròi các mức giá mà anh em biết, tại đó, là cơ hội tốt để vào lệnh/thoát lệnh.

Kinh nghiệm của tôi là sử dụng phương pháp đơn giản này để tính toán những mức giá quan trọng trong khung giờ lớn như ngày/tuần/tháng, để tôi biết được tối đa trong khoảng thời gian đó giá có thể tăng/giảm đến mức độ nào.

Tuy nhiên, áp dụng việc tính toán thế này trong những biến động khung giờ nhỏ (trong ngày chẳng hạn), tôi lại thấy rất rối rắm và như “mê cung”, mà tôi nghĩ, lúc nào cũng vậy, khung giờ càng nhỏ mọi thứ càng “ngẫu nhiên”.

Nguồn: MMOers
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Cho xin 1 ví dụ cụ thể tính toán ngày nha ad ơi,chứ đọc đoạn này không biết áp dụng làm sao hết,cảm ơn ad
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,211 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 215 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 101 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 482 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,563 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên