Lược dịch tài liệu về SMC - Smart Money Concept của JAY FOREX HOUSE (Phần 3 - Supply & Demand, Range)

Lược dịch tài liệu về SMC - Smart Money Concept của JAY FOREX HOUSE (Phần 3 - Supply & Demand, Range)

Lược dịch tài liệu về SMC - Smart Money Concept của JAY FOREX HOUSE (Phần 3 - Supply & Demand, Range)
FB_IMG_1666928157693.jpg
 
2.3 Strong/weak High and Low – các đỉnh đáy mạnh và đỉnh đáy yếu:
2.3.1 Các đỉnh đáy mạnh – Strong highs/lows:
Các đỉnh/đáy mạnh trên các khung thời gian nhỏ hơn sẽ được tạo ra khi chúng ta thấy một động thái mạnh mẽ của giá đi ra khỏi vùng giá POI (lúc này mới là dấu hiệu). Phản ứng giá mạnh mẽ và đột ngột này chỉ là dấu hiệu đầu tiên để chúng ta có thể chờ đợi một nhịp đẩy giá phá vỡ cấu trúc.
Khi đánh giá các đỉnh/đáy mạnh, chúng ta cần phải xác nhận hai điều: Thứ nhất là nhịp đẩy giá (ra khỏi POI) phải nhanh và mạnh mẽ; thứ hai nó phải phá vỡ cấu trúc (đỉnh/đáy swing) của một khung thời gian không được bé hơn khung thời gian hiện tại. Khi đó xem như ta có sự xác nhận cho đỉnh/đáy mà giá để lại là một đỉnh/đáy mạnh.
Khi xem xét những đỉnh/đáy mạnh này, bạn cần tập trung vào đánh giá mức độ biến động trên một đơn vị thời gian (Agression – theo người dịch thì có thể tiêu chí TR – ATR là phản ảnh được điều này) và động lượng của nhịp đẩy (momentum) được tạo ra từ đỉnh/đáy mạnh đó. Thay vì tìm kiếm một mẫu hình giá, bạn hãy tập trung đánh giá mức độ biến động giá/đơn vị thời gian và động lượng của nó, và vấn đề là ở chỗ đó. Khi chúng ta có các đỉnh/đáy mạnh đã được xác nhận, có nghĩa là về mặt cấu trúc, giá sẽ không vượt qua các đỉnh/đáy mạnh này, cho đến khi chúng ta có được một tín hiệu phá vỡ cấu trúc kèm theo động lượng ngược hướng với xu hướng hiện tại đã được xác nhận.
(Người dịch: Có nghĩa là một khi giá tạo được các HL và HH – swing để xác nhận một xu hướng tăng giá thì về mặt lý thuyết cấu trúc, giá sẽ có xu hướng tăng giá trong khung thời gian hiện tại cho đến khi một đáy mạnh HL bị phá vỡ bởi một nhịp giảm mạnh – momentum đóng nến bên dưới đáy HL).
Khi đã có được sự xác nhận ở các đỉnh đáy mạnh, chúng ta sẽ mong muốn giao dịch thuận với xu hướng này (ở khung thời gian hiện tại), và đặc biệt nếu các đỉnh đáy mạnh được xác nhận trong một HTF thì chúng ta có thể kỳ vọng một cơ hội giao dịch theo xu hướng (của HTF) trong khung LTF.

upload_2022-8-30_15-59-16.png

Tiêu chí để đánh giá một đáy mạnh (cho xu hướng tăng giá hoặc thay đổi thuộc tính của xu hướng giảm trước đó):
· Một đáy được gọi là mạnh thì nó phải phá vỡ một SwingHigh đã được thiết lập trước đó. (Nếu đáy mạnh là HL của một xu hướng tăng thì đỉnh mà nó phá vỡ là một HH, nếu đáy mạnh là điểm bắt đầu cho một CHoCH thì swingHigh mà nó phá vỡ là một LH).
· Đáy mạnh phải đẩy giá phá vỡ cấu trúc bằng một nhịp đẩy có momentum tốt (phá vỡ bằng thân nến là một tiêu chí của cú phá vỡ có động lượng tốt).
· Đáy mạnh phải xuất phát từ một POI quan trọng và nằm trong vùng discount của khung thời gian lớn hơn.

Tiêu chí để đánh giá một đỉnh mạnh (cho xu hướng giảm giá hoặc thay đổi thuộc tính của xu hướng tăng trước đó):
· Một đỉnh được gọi là mạnh thì nó phải phá vỡ một SwingLow đã được thiết lập trước đó. (Nếu đỉnh mạnh là LH của một xu hướng giảm thì đáy mà nó phá vỡ là một LL, nếu đỉnh mạnh là điểm bắt đầu cho một CHoCH thì swingLow mà nó phá vỡ là một HL).
· Đỉnh mạnh phải đẩy giá giảm mạnh bằng một nhịp đẩy có momentum tốt (phá vỡ bằng thân nến là một tiêu chí của cú phá vỡ có động lượng tốt).
· Đáy mạnh phải xuất phát từ một POI quan trọng và nằm trong vùng Premium của khung thời gian lớn hơn.
2.3.2 Các đỉnh đáy yếu – Weak highs/lows:
Khái niệm về đỉnh đáy yếu là khái niệm ngược lại với khái niệm đỉnh/đáy mạnh.

(Phần này mình không dịch theo tài liệu, cho đến hình vẽ).
Đỉnh yếu:
· Trong xu hướng tăng giá, khi giá phá qua một SwingHigh, hay một HH và tạo thành một đỉnh (khi đó thị trường có dấu hiệu từ chối một mức giá cao hơn), đỉnh đó ta gọi là đỉnh yếu – đáy mạnh tạo ra đỉnh yếu. Khi đó ta có một range mới được giới hạn từ đáy mạnh đến đỉnh yếu. Và, ta chờ đợi giá hồi về một điểm nào đó phù hợp để vào lệnh BUY để kỳ vọng giá sẽ phá vỡ qua đỉnh yếu đã được tạo ra, tiếp diễn xu hướng tăng giá.
· Khi có sự thay đổi thuộc tính – change of character – tạm ngưng xu hướng giảm trước đó, giá đi từ một đáy mạnh (là đáy LL của xu hướng giảm trước đó) tăng lên phá qua một đỉnh (là LH của xu hướng giảm trước đó) và chững lại, đỉnh này cũng được cho là một đỉnh yếu. Và, ta chờ đợi giá điều chỉnh về một điểm nào đó để vào lệnh BUY để kỳ vọng giá sẽ tăng lên, phá vỡ qua đỉnh yếu đã được tạo ra, xác nhận cho việc đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng.
· Như vậy đáy mạnh là yếu tố xác nhận để vào lệnh BUY, đỉnh yếu là target mà chúng ta kỳ vọng.
Đáy yếu:
· Trong xu hướng giảm giá, khi giá phá qua một swingLow, hay một LL và tạo thành một đáy (khi đó thị trường có dấu hiệu từ chối một mức giá thấp hơn), đáy vừa được tạo ra ta gọi là đáy yếu – đỉnh mạnh tạo ra đáy yếu. Khi đó ta có một range mới được giới hạn từ đỉnh mạnh đến đáy yếu. Và, ta chờ đợi giá hồi lên một điểm nào đó phù hợp để vào lệnh SELL để kỳ vọng giá sẽ phá vỡ xuống đỉnh yếu đã được tạo ra, tiếp diễn xu hướng giảm giá.
· Khi có sự thay đổi thuộc tính – change of character – tạm ngưng xu hướng tăng trước đó, giá đi từ một đỉnh mạnh (là đỉnh HH của xu hướng tăng trước đó), giảm xuống phá qua một đáy (là HL của xu hướng giảm trước đó) và chững lại, đáy này cũng được gọi là một đáy yếu. Và, ta chờ đợi giá điều chỉnh lên đến một điểm nào đó, vào lệnh SELL để kỳ vọng giá sẽ giảm xuống, phá qua đáy yếu đã được tạo ra, xác nhận cho việc đảo chiều từ tăng sang giảm.
· Như vậy, đỉnh mạnh là yếu tố xác nhận để vào lệnh SELL, đáy yếu là target mà chúng ta kỳ vọng.
upload_2022-8-30_16-3-21.png

Đánh giá “chất lượng” của các đỉnh/đáy yếu (dịch theo tài liệu):
· Giá rời khỏi đỉnh/đáy yếu một cách chậm rãi và không có sự hiện diện của động lượng mạnh thực sự.
· Thất bại trong việc phá vỡ cấu trúc swing
Câu này thì mâu thuẫn với mô tả về đỉnh đáy yếu ở trên. Tuy nhiên bản chất là đỉnh/đáy được tạo ra từ một đáy/đỉnh mạnh “không nên” phá vỡ luôn swingHign/Low của khung thời gian lớn hơn. Vì như ta đã biết, một khi cấu trúc của khung thời gian lớn hơn được hình thành thì các cấu trúc bên trong (của cấu trúc khung thời gian lớn) sẽ được xem là một yếu tố thanh khoản tiềm năng.
· Luôn luôn đẩy giá theo hướng ngược lại với các đỉnh/đáy mạnh.
(Còn tiếp...)
 
2.4 Inducement – điểm dẫn dụ:
(Phần dưới đây mình không dịch theo tài liệu gốc, cho đến khi có ghi chú mới)
Điểm dẫn dụ (mình dùng từ “điểm” để phân biệt với “vùng” thanh khoản) như tên gọi là vùng giá mà các bigBoys mong muốn dẫn dụ các retail traders đến giao dịch ở đó. Để dẫn dụ thì đó là các vị trí “hấp dẫn” các trader bởi tỷ lệ RR kỳ vọng cao, và/hoặc những vị trí dễ nhận thấy trên biểu đồ, để điểm “dẫn dụ” đủ hấp dẫn các trader vào lệnh. Ví dụ, điểm dẫn dụ có thể là những đỉnh/đáy của các EQH/EQL, “giao tuyến” của nhịp giảm (/tăng) hiện tại với đường trendline hướng lên (/xuống), các đỉnh đáy của một giai đoạn tích lũy với độ biến động giá thấp, các đỉnh đáy của một cấu trúc bên trong (của một cấu trúc lớn hơn đã được thiết lập), thậm chí là một OB còn mới của một cấu trúc con (của một cấu trúc lớn hơn đã được thành lập) – nếu như chưa có dấu hiệu của sự thanh khoản sau khi OB đó đã được xuất hiện.
Như vậy, có thể hiểu Inducement là điểm mà các bigBoy muốn chúng ta vào lệnh. Và một khi có số lượng đủ lớn các nhà giao dịch vào đặt lệnh (hoặc đủ hấp dẫn để đặt lệnh), vùng giá của (các) inducement này trở thành vùng thanh khoản – Liquidity tiềm năng, và một khi giá phá qua (grab liquidity) lấy thanh khoản để di chuyển mạnh ngay sau đó thì vùng thanh khoản đó đã được xác nhận. Đây là lý do giải thích tại sao giá “thường” vượt qua mức dừng lỗ của chúng ta rồi ngay sau đó di chuyển về hướng TP mà chúng ta kỳ vọng.
(Hình ảnh minh họa bên dưới là lấy theo tài liệu).
upload_2022-8-31_9-50-27.png

upload_2022-8-31_9-50-36.png

upload_2022-8-31_9-50-45.png

upload_2022-8-31_9-50-53.png

upload_2022-8-31_9-51-0.png

(Còn tiếp...)
Mời các ace thảo luận ở bên dưới.
 
2.5 Sự mất cân bằng và khoảng cách giá phù hợp – Imbalance and FVG:
Imbalance (IMB) – sự mất cân bằng còn được gọi là sự kém hiệu quả - inefficiency. Inefficiency hay imbalance là yếu tố có liên quan đến sự thao túng của thị trường (theo lý thuyết SMC), khi mà giá chuyển động mạnh về một hướng, do các lệnh buy áp đảo lệnh sell hoặc ngược lại. Trong khi đó, bản chất của thị trường lại có xu hướng luôn hướng đến sự “cân bằng” – fair. Nguyên nhân của điều này là do yếu tố thanh khoản bị bỏ qua và chúng ta sẽ thấy rằng giá sẽ hồi về để điền đầy 50% vùng mất cân bằng, hoặc là điền đầy hết cả 100%. Đây là vùng tồn tại những lệnh giao dịch đã không được khớp (do mất sự cân bằng giữa số lượng lệnh mua áp đảo lệnh bán – đối với imbalance tăng giá, hoặc số lượng lệnh bán áp đảo lệnh mua – đối với imbalance giảm giá).
Giải thích thêm của người dịch về IFC – inefficiency, cho đến khi có ghi chú mới:
Bản chất của thị trường là sự cân bằng cung – cầu. Tại một mức giá (khoảng giá nào đó) mà số lượng người mua và người bán tương đương nhau và “phần lớn” mọi người đều hoàn thành giao dịch của mình thì vùng giá đó có sự cân bằng cung cầu (balance), và ta nói rằng đó là vùng giá hiệu quả - efficiency (thị trường đã khai thác “hết” khả năng của người bán và nhu cầu của người mua). Ở chiều ngược lại, tại một vùng giá mà một bên mua hoặc bán áp đảo bên kia, đẩy giá về một hướng một cách rõ rệt, một bên thì bán hoặc mua hết hàng, bên kia không mua được hàng hoặc phải mua với một mức giá cao hơn mình mong muốn (bullish) hoặc bên kia không bán được hàng hoặc phải bán với giá thấp hơn mình mong muốn (bearish), ta nói rằng thị trường lúc đó có sự thiếu hiệu quả - ineffeciency, ta nói rằng thị trường đã không khai thác hết khả năng (của bên bán) và nhu cầu (của bên mua). Đương nhiên, sự mất cân bằng hay thiếu hiệu quả chỉ là tạm thời hoặc tồn tại trong một thời gian ngắn nào đó, và xu hướng của thị trường là hướng về sự cân bằng giữa bên bán và bên mua (tại một thời điểm nào đó, có thể là sau khi chúng ta bị miss lệnh mà không chịu gỡ lệnh, rồi sau đó giá quay về lấp imbalance đồng thời quét luôn SL của chúng ta, thuận theo một nhịp hồi của một cấu trúc giá của khung thời gian hớn hơn).
Imbalance – IFC, theo SMC, được thể hiện trên chart tại một khung thời gian nào đó là vùng giá mà đường giá đã không “quay lại” test mức giá cũ trước khi đi tiếp. Do đó, về mặt thực hành, imbalance phía sau một OB được xác định là khoảng cách giữa râu nến của cây nến thứ 0, hoặc thứ nhất (là cây nến đầu tiên đẩy giá đi, có thể cùng “màu” hoặc khác “màu” với “hướng” giá) và râu nến của cây nến thứ ba (xem thêm hình chart minh họa), với ý nghĩa là giá đã có “cố gắng” quay lại “đón” những người “còn sót” nhưng không “đón hết” và tiếp tục di chuyển.
Với việc giải thích như trên, vùng gap trắng trên chart – là vùng giá mà hoàn toàn không có sự giao dịch giữa người bán và người mua, là một phần của imbalance, và đương nhiên có “sức mạnh” hơn hẳn vùng imbalance thông thường.
(Phần tiếp theo và hình minh họa mình dịch theo tài liệu).
Các setup sử dụng yếu tố imbalance hiệu quả nhất:
Khi chúng ta phát hiện ra một IFC ở bên trên (đối với xu hướng bearish) / bên dưới (đối với xu hướng bullish) của vùng phạm vi giá (range – đã nói ở trên), đó là một cơ hội tốt để xem xét vì giá có xu hướng quay trở lại để “giảm thiểu” – mitigate sự mất cân bằng – đến một phần của vùng imbalance hoặc đến OB trước khi có imbalance.
upload_2022-9-1_15-0-59.png

IFC:
Giá tạo ra một imbalance, rồi sau đó có một nhịp hồi về nhưng không lấp hết vùng IMB đã tạo ra trước đó. Vùng IMB còn lại chưa được lấp đầy thì gọi là FVG – Fair Value Gap.
Người dịch - Tài liệu này phân biệt IMB và FVG như sau: IMB được tạo ra từ khoảng cách giữa râu nến của cây nến số 0 hoặc thứ nhất và râu quét lên của cây nến thứ ba; còn FVG là trường hợp giá đã đi được một đoạn sau khi có IMB rồi hồi về lấp một phần IMB bằng một nhịp hồi tạo đỉnh đáy rõ ràng, và đỉnh đáy này thường là một inducement – điểm dẫn dụ các trader vào lệnh sớm.
upload_2022-9-1_15-2-52.png

Khi muốn giao dịch theo mức 50% vùng IMB, hãy tìm thêm một sự xác nhận là có sự hiện diện của một OB (ngược hướng với hướng trade của bạn, của range cũ) đã bị chính vùng IMB phá vỡ qua. Điều này giúp cho POI của bạn có thêm độ tin cậy cao.
upload_2022-9-1_15-3-50.png

upload_2022-9-1_15-4-5.png

upload_2022-9-1_15-4-18.png

Người dịch:
Hai hình chart cuối ở trên không nói về imbalance, IFC, FVG mà là diễn giải sự vận động của giá trên cơ sở kết hợp các yếu tố/khái niệm của SMC, bao gồm:
- Cấu trúc đa khung thời gian;
- Liquidity
- Cung cầu
- Vùng premium/discount
- Đỉnh/đáy mạnh/yếu
Tác giả muốn bạn đọc tự mình backtest lại trên cơ sở kết hợp các yếu tố nêu trên, làm cơ sở để giúp bạn nghiên cứu tiếp các nội dung tiếp theo của SMC.
(Còn tiếp,... Mời các bạn comment thảo luận bên dưới).
 
Cám ơn chủ thớt @dongoviet . Như vậy là chủ thớt đã dịch và biên tập lại được 35/49 trang với 3 phần. Có lẽ là còn khoảng 2 phần nữa về Order block, Breaker Block, Order Flow, Entry, Target..; Mình sẽ đợi khi nào chủ thớt hoàn thành sẽ In ra thành sách để tra cứu hàng ngày.

Chủ thớt có kế hoạch tạo nhóm để trao đổi chuyên sâu về phương pháp này không vậy.
 
Cám ơn chủ thớt @dongoviet . Như vậy là chủ thớt đã dịch và biên tập lại được 35/49 trang với 3 phần. Có lẽ là còn khoảng 2 phần nữa về Order block, Breaker Block, Order Flow, Entry, Target..; Mình sẽ đợi khi nào chủ thớt hoàn thành sẽ In ra thành sách để tra cứu hàng ngày.

Chủ thớt có kế hoạch tạo nhóm để trao đổi chuyên sâu về phương pháp này không vậy.
Cảm ơn bạn quan tâm. Mình học nghệ còn chưa thông mà tạo nhóm gì bạn.:) Nay lễ mình ko dịch bài.:)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,504 Xem / 79 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 103 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 419 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,105 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 118 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 172 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên