Lý do gì khiến Phân Tích Nền Tảng (Fundamentals Analysis) lại ít được đón nhận đến vậy?

Lý do gì khiến Phân Tích Nền Tảng (Fundamentals Analysis) lại ít được đón nhận đến vậy?

Lý do gì khiến Phân Tích Nền Tảng (Fundamentals Analysis) lại ít được đón nhận đến vậy?

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,443
34,772
Bài đăng của anh Hoàng Việt Hùng trên Facebook Group Anh Em TraderViet Thiện Lành, xin được chia sẻ lại để anh em cùng đọc!

-----​

Honestly với mình FA nên được gọi đúng với cái tên của nó - Phân Tích Nền Tảng. Lý do thì mình có luyên thuyên vài lần rồi giờ thì viết hẳn ra cho mọi người dễ follow up.

Nếu quy về nghĩa, Fundamentals đều có thể dịch là "Cơ bản" hay "Nền tảng" đều đúng. Nhưng nếu gọi là cơ bản thôi thì bạn vô tình devalue sự quan trọng của nó. Đó là lý do đầu tiên mà không chỉ trader ở VN mà cả thế giới cũng vậy, xem nhẹ FA vì nghĩ nó...DỄ.

Khi đã định nghĩa và nghĩ sai việc "Cơ bản = DỄ" vô hình trung bạn nhận thức lệch luôn về cái core value của nó, trong khi cả thị trường tài chính bị chi phối phần nhiều bởi các yếu tố Fundamentals.

Vì vậy hiểu qua nghĩa "Nền tảng" với mình là phù hợp hơn các hiểu trước kia. Vì những yếu tố "nền tảng" đó là cái móng, cái nền mà cả thị trường tài chính bám trụ lên. Hiểu sai nó thì mọi phân tích hay nghiên cứu đều sai hết.

1-traderviet.jpeg

Trong khi Phân tích Kỹ thuật (Technical Analysis) lại được biết đến nhiều hơn cũng là lý do thứ 02 mình nhận thấy phần nhiều là vì TA dễ hơn FA. FA tiếp cận không khó, nhưng hiểu đúng hiểu đủ và sử dụng được thì khó hơn TA rất nhiều lần.

Technical Analysis dù bạn có học lên CMT, đọc đủ hết các quyển sách nói về TA thôi - bạn sẽ thấy nó có cái khuôn giới hạn của nó, chứ không lý giải sâu hơn được "Tại sao thị trường dịch chuyển" và "Cái gì làm thị trường dịch chuyển?". Tức bạn chỉ nhìn được phần TA là phần kết quả thể hiện ra của các yếu tố Nền Tảng phía sau đó mà thôi, hơn nữa TA có 1 khuyết điểm lớn - là Bias.

Không tin bạn đi hỏi 100 ông trader khi đưa ra 1 cái chart, chưa ai tham khảo gì trước hết cả nhé, thì mình chắc chừng sẽ có khoảng 1001 kết quả khác nhau. Nhưng nguyên lý dịch chuyển nó chỉ có một - đó là yếu tố nền tảng (Fundamentals) và về Macro.

Cuối cùng và về Cause & Effect - Nguyên nhân và Hệ quả. Hầu hết đều chỉ muốn xem hệ quả, kết quả mà chẳng quan tâm đến nguyên nhân hay quá trình nào nó ra cái hệ quả đó cả. Thực ra trading không hẳn là zero-sum game như mọi người nghĩ, zoom out đủ rộng thì luôn nhìn thấy được từ cái nguyên nhân nào ở đâu đâu đó nó làm ảnh hưởng đến và tạo nên cái hệ quả là giá dịch chuyển trên biểu đồ mà mọi người thường thấy.

Nguyên nhân chính là những yếu tố nền tảng, còn hệ quả là mấy cái về technical. Hệ quả được biểu diễn trên biểu đồ giá và khi phân tích kỹ thuật tức bạn kết hợp lại xem cái hệ quả này nó đến đúng từ cái cause kia không? Và nó sẽ chạy đi thế nào tiếp theo đó.

Screen Shot 2020-11-28 at 00.59.33.png

Nên thay vì lại đấu đá nhau TA hay FA quan trọng hơn, tại sao không kết hợp cả 2? Các bạn nên nhớ TA mà xa xưa nhất cũng đâu đó thế kỷ thứ 18 là về Biểu Đồ Nến. Cụ tổ của môn này chế ra cái Biểu đồ Nến để dự đoán giá gạo và records lại giá để từ đó phân tích ra trên chart này nọ và ông ấy là trùm FA.

Trong khi đó nền tảng của Macro, monetary policy thì có đâu đó từ thế kỷ 15 16 khi các gia tộc tài phiệt ở Ý, Đức, Pháp biết dùng tiền để lobby chính phủ, cho vay nợ chiến tranh và giao thương xuyên lục địa Á-Âu rồi.

FX nói chung là thị trường của các tay chơi lớn, cho đến tầm những năm 90s trở về sau này mới có cửa cho các anh em retail vào chơi ké nên Technical Analysis mới được áp dụng vào. Còn với các quỹ hay bank, macro trading dựa trên Fundamentals analysis là chủ lực.

Còn muốn hiểu rõ về TA - bạn phải hiểu về công thức, về định nghĩa, về cả dãy số liệu phía sau nó tính toán ra cái indicator hay tại sao nó chạy ra được cái mô hình đó để theo. Đào sâu vô thì cũng hơi hướm quay về lại FA mà thôi.

Kết lại, bạn có thể trụ vững trên thị trường bởi chỉ FA (cause) chứ không thể chỉ trên TA (effect) riêng mình nó. Đơn giản vì TA không lý giải được hướng đi của thị trường cụ thể. It's just a confirmation tools and that's it.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Chỉnh sửa lần cuối:
tại 1 thời điểm bất kỳ, dù là TA hay FA thì market cũng chia làm 2 nhóm: nhóm ủng hộ Bò và nhóm ủng hộ Gấu.
Để kiếm ăn dc thì phải xác định dc Bò Gấu, con nào mạnh hơn và phải theo sớm nhất và thoát ra đúng lúc nhất có thể.
Việc xác định Bò Gấu, con nào mạnh thì cả FA và TA đều khó như nhau.
Nhưng TA thì công bằng vì ai cũng nhìn chung cái chart, còn FA thì k phải ai cũng có thể tiếp cận như nhau.
Ông nào chê TA thì bước ra đây, solo phát nào.
 
tại 1 thời điểm bất kỳ, dù là TA hay FA thì market cũng chia làm 2 nhóm: nhóm ủng hộ Bò và nhóm ủng hộ Gấu.
Để kiếm ăn dc thì phải xác định dc Bò Gấu, con nào mạnh hơn và phải theo sớm nhất và thoát ra đúng lúc nhất có thể.
Việc xác định Bò Gấu, con nào mạnh thì cả FA và TA đều khó như nhau.
Nhưng TA thì công bằng vì ai cũng nhìn chung cái chart, còn FA thì k phải ai cũng có thể tiếp cận như nhau.
Ông nào chê TA thì bước ra đây, solo phát nào.

Chuẩn rồi bác. FA gồm rất nhiều tin tức thị trường mà có phải ai cũng tiếp cận được đâu. Khi mình biết tin thì giá nó đã chạy rồi. Với nữa là dùng FA thì phải lướt sóng dài, vốn khủng. Trader nhỏ lẻ khó chơi FA lắm.
 
Dựa trên " quyền sở hữu tài sản " (QSHTS ) tôi tạm phân thị trường ( TT ) tài ( TC ) chính ra làm 2 loại :
1/ loại TT có " tài sản cơ sở " ( TSCS ) mang đặc tính vật chất , hữu hình và cho phép người giao dịch ( NGD ) QSHTS khi mua hoặc bán TS đó .
2/ loại TT phát triển dựa trên TSCS để đưa ra một khái niệm TS phái sinh ( PS ) mang tính phi vật chất và vô hình mà NGD khi GD không có QSHTS , chỉ có quyền cá cược về một đặc tính nào đó của TSPS đó mà thôi .
Trên cơ sở thừa nhận sự phân loại TT như vậy tôi mạnh dạn trao đổi vài ý kiến sau :
1/ Sự khác biệt cơ bản giữa FA và TA , Mr. John J . Murphy ( tác giả sách " Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính " ) viết : "Cả hai phương pháp dự đoán thị trường đều nhằm giải quyết một vấn đề - xác định xu hướng di chuyển của giá . Chúng chỉ tiếp cận vấn đề theo những hướng khác nhau mà thôi . chuyên gia phân tích cơ bản nghiên cứu nguyên nhân khiến thị trường thay đổi , trong khi nhà phân tích kỹ thuật lại nghiên cứu kết quả của thị trường ." (Trang 24 )
2/
Tôi cũng cho rằng ý của J.J. Murphy " Nếu một nhà giao dịch phải chọn lựa một trong hai cách tiếp cận thì phân tích kỹ thuật sẽ là lựa chọn hợp lý bởi theo định nghĩa , phương pháp phân tích kỹ thuật đã bao gồm cả phân tích cơ bản . " ( Trang 25 ) Ý này hơi khác ý của bạn Hùng " Còn muốn hiểu rõ về TA - bạn phải hiểu về công thức, về định nghĩa, về cả dãy số liệu phía sau nó tính toán ra cái indicator hay tại sao nó chạy ra được cái mô hình đó để theo. Đào sâu vô thì cũng hơi hướm quay về lại FA mà thôi."
3/
J.J. Murphy viết " Để giao dịch trên các thị trường tài chính , chúng ta có thể chỉ cần sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật " . ( tr. 25 ) ,có lẽ cũng khác ý bạn Hùng : " Kết lại, bạn có thể trụ vững trên thị trường bởi chỉ FA (cause) chứ không thể chỉ trên TA (effect) riêng mình nó. Đơn giản vì TA không lý giải được hướng đi của thị trường cụ thể. It's just a confirmation tools and that's it. "
4/
Riêng tôi cho rằng GD vói các TSCS thì nên kết hợp cả FA và TA thì quá tốt . Nhưng vì các kiến thức FA quá khó hiểu , quá rộng nên nếu không có điều kiện thì cũng có thể bỏ qua !:p
Riêng đối với GD các TSPS đặc biệt là FX thì hoàn toàn không cần tới FA ! ( tôi nhớ đã đọc ở đâu đó , một phù thủy nói đại ý rằng FA không giúp ông ta kiếm được tiền , nhưng nhờ TA ông đã kiếm được rất nhiều tiền ! ):D
 
Hay quá các AE. Xin tiếp tục để mình và các AE khác có thể mở mang tầm mắt với các góc nhìn đa chiều. Thanks
 
Đọc lại nội dung chủ đề thảo luận tôi mạnh dạn thêm một ý kiến và mời bạn nào quan tâm cùng trao đổi :
5/ Khi GD FX và dùng TA như một phương pháp , traders thường sử dụng MT4 để phân tích biểu đồ giá (BĐG ) , mở GD ,... như một công cụ riêng biệt . Nảy sinh một câu hỏi : nếu như ta kết hợp cả 2 vào một thể thống nhất thì sẽ nhận được kết quả gì ? ( sự kết hợp này tôi gọi là đem TA " nhúng " vào MT4 hoặc đặt TA vào " bối cảnh MT4 " và kết quả nhận được tôi gọi là " LÍ THUYẾT GD " !:D ) . Xin mời các bạn cùng suy nghĩ về cách kết hợp như vậy có hợp lí không , có mâu thuẫn nào sẽ nảy sinh , sẽ nhận được những kết quả nào thú vị hơn không ?,... trong xây dựng hệ thống giao dịch ( HTGD ) , trong phân tích BĐG , trong cách quản lí vốn và rủi ro ( QLV & RR ) , ...
Chúc các bạn thành công ! Hãy mạnh dạn thay đổi suy nghĩ một cách sáng tạo để thành công !
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,479 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,522 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 362 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 332 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên