[Lý thuyết sóng Elliott từ A-Z] Phần 3: Áp dụng thực tế lý thuyết sóng Elliott

[Lý thuyết sóng Elliott từ A-Z] Phần 3: Áp dụng thực tế lý thuyết sóng Elliott

[Lý thuyết sóng Elliott từ A-Z] Phần 3: Áp dụng thực tế lý thuyết sóng Elliott

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,443
34,772
Bài cuối cùng trong ba bài viết về sóng Elliott sẽ đưa ra những lưu ý khi áp dụng lý thuyết sóng Elliott trong giao dịch thực tế. Hãy nhớ đây không phải là những quy tắc tuyệt đối mà chỉ là sự tổng hợp lại những gì đã được chứng minh là hiệu quả qua thời gian. Mặc dù chúng không phải lúc nào cũng chính xác, việc ghi nhớ những lưu ý dưới đây giúp cho việc giao dịch sóng Elliott hiệu quả hơn đáng kể.

Trước khi tìm hiểu các lưu ý khi áp dụng sóng Elliott, độc giả có thể đọc lại hai bài viết trước trong series về sóng Elliott theo link dưới đây:

1. Lý thuyết sóng Elliott
2. Nhận biết sóng và các dạng sóng Elliott​

Giao dịch với sóng Elliott trong thực tế cần chú ý điều gì?


Độ dài sóng


Trong một con sóng vận động, hai trong 3 sóng 1, 3 và 5 thường có độ dài giống nhau; và hai sóng giống nhau này không được là sóng mở rộng.

Như đã nói ở bài viết số 2, sóng mở rộng thường đóng vai trò là sóng 3. Điều này có nghĩa trường hợp phổ biến nhất là sóng 1 sẽ có độ dài xấp xỉ bằng sóng 5. Đây là một lưu ý hữu ích để dự đoán điểm kết thúc tiềm năng của sóng 5.

Screen Shot 2022-02-26 at 18.02.51.png


>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/61420/

Sự thay thế vai trò giữa sóng 2 và 4


Trong một sóng đẩy, nếu sóng 2 là một sóng điều chỉnh dạng ZigZag thì sóng 4 sẽ là sóng điều chỉnh dạng đi ngang. Ngược lại, nếu sóng 2 là sóng điều chỉnh dạng đi ngang thì sóng 4 sẽ là sóng điều chỉnh dạng ZigZag. Lưu ý này sẽ giúp trader dự đoán được điểm kết thúc tiềm năng của sóng 4.

Screen Shot 2022-02-26 at 18.03.06.png


Sự thay thế vai trò trong con sóng điều chỉnh


Trong một con sóng điều chỉnh, nếu sóng A đi ngang thì sóng B có thể là một sóng ZigZag và ngược lại. Ngoài ra, nếu sóng A là một con sóng điều chỉnh đơn giản và dễ phân loại thì sóng B và C được kì vọng sẽ là những sóng kết hợp phức tạp.

Độ sâu của sóng điều chỉnh


Khi thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh, sóng điều chỉnh thường kết thúc trong phạm vi sóng 4. Trader có thể kỳ vọng nó kết thúc tại điểm bắt đầu sóng 4 (mặc dù điều này không phải lúc nào cũng xảy ra), bởi đây là mức hỗ trợ (hoặc kháng cự) tiềm năng giúp cho xu hướng chính tiếp tục.

Screen Shot 2022-02-26 at 18.03.22.png


Sử dụng kênh giá để tìm điểm kết thúc sóng


Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu một phương pháp dự báo điểm kết thúc tiềm năng của sóng 3, 4 và 5 trong một con sóng đẩy dựa vào kênh giá.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/61636/

Điểm kết thúc sóng 3


Vẽ một kênh giá đi qua 3 điểm sau: điểm bắt đầu sóng 1, điểm kết thúc sóng 1 và điểm kết thúc sóng 2. Sóng 3 được kỳ vọng sẽ kết thúc tại đường kênh đi qua điểm kết thúc sóng 1.

Điểm kết thúc sóng 4


Vẽ một kênh giá đi qua 3 điểm sau: điểm bắt đầu sóng 2, điểm kết thúc sóng 2 và điểm kết thúc sóng 3. Sóng 4 được kỳ vọng sẽ kết thúc tại đường kênh đi qua điểm kết thúc sóng 2.

Điểm kết thúc sóng 5


Vẽ một kênh giá đi qua 3 điểm sau: điểm bắt đầu sóng 3, điểm kết thúc sóng 3 và điểm kết thúc sóng 4. Sóng 5 được kỳ vọng sẽ kết thúc tại đường kênh đi qua điểm kết thúc sóng 3.

Ý nghĩa đằng sau mô hình sóng Elliott


Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm của từng con sóng trong mô hình sóng Elliott tăng, cũng như tâm lý đám đông mà một con sóng có thể phản ánh. Với sóng giảm, các đặc điểm tương tự có thể được suy ra.

Sóng 1


Hầu hết đám đông tin rằng sóng 1 chỉ là một đợt điều chỉnh của xu hướng trước đó. Nếu xu hướng trước đó là giảm thì sẽ có rất nhiều lệnh bán được đặt. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, khối lượng giao dịch sẽ chỉ tăng rất khiêm tốn.

Sóng 2


Thị trường thường điều chỉnh khá sâu sau sóng 1; và hầu hết đám đông trên thị trường tin rằng xu hướng giảm vẫn còn (nếu xu hướng trước đó là giảm) trong quá trình sóng 2 hình thành. Tuy nhiên, sóng 2 thường kết thúc với khối lượng giao dịch thấp và biến động yếu, cho thấy hiện tượng cạn lực bán.

Sóng 3


Xu hướng tăng được thể hiện rõ nhất khi sóng 3 xuất hiện. Sóng 3 thường đi kèm với khối lượng giao dịch lớn hoặc những yếu tố mạnh mẽ khác như sự phá vỡ hay runaway gap. Đây cũng thường là sóng mở rộng hay sóng dài nhất của mô hình sóng Elliott. Do có nhiều đặc tính nhận diện như vậy, khi sóng 3 xuất hiện, việc đếm sóng hay dự báo điểm kết thúc sóng sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Sóng 4


Áp dụng quy tắc thay thế giữa sóng 2 và sóng 4 và quy tắc kênh giá ở trên, chúng ta có thể dự đoán được độ dài cũng như hình thái của sóng 4 ngay khi nó bắt đầu hình thành.

Sóng 5


Sóng 5 thường đi kèm với khối lượng giao dịch thấp và không mạnh mẽ như sóng 3. Tuy vậy, đám đông trên thị trường lúc này vẫn nghiêng về xu hướng tăng, đặc biệt nếu sóng 5 là một sóng mở rộng.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/61680/

Sóng A


Khi sóng A xuất hiện, đám đông trên thị trường tin rằng đây chỉ là một sóng điều chỉnh và xu hướng tăng sẽ sớm tiếp diễn. Lúc này sẽ có khá nhiều lệnh mua được đặt; điều này dẫn đến sự hình thành sóng B. Nếu sóng A gồm 5 sóng phụ, sóng B sẽ là sóng ZigZag. Và nếu sóng A gồm 3 sóng phụ, sóng B sẽ là sóng điều chỉnh đi ngang hoặc tam giác.

Sóng B


Hầu hết đám đông tin rằng xu hướng tăng đã trở lại với sóng B. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch bên trong sóng B khá mỏng, và đây chính là một cái bẫy cho phe mua.

Sóng C


Thời điểm sóng C bắt đầu xuất hiện cũng là lúc kỳ vọng về sự tiếp diễn của xu hướng tăng biến mất và thị trường rơi vào trạng thái hoảng loạn. Hàng loạt lệnh bán được đặt để bù đắp tổn thất từ lệnh mua trước đó; vì thế sóng C thường khá mạnh mẽ.

Sóng D


Xuất hiện trong sóng điều chỉnh dạng tam giác, sóng D thường đi kèm với khối lượng giao dịch tăng nếu là tam giác thu hẹp; và đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng sắp tiếp diễn ngay sau sóng cuối cùng là sóng E.

Sóng E


Đây là sóng cuối cùng của mô hình sóng điều chỉnh dạng tam giác. Nó thường tạo ra một phá vỡ giả tại một trong hai cạnh của tam giác trước khi xu hướng chính tiếp tục. Nếu xu hướng chính là tăng, sóng E sẽ kết thúc với một mô hình phá vỡ giả tại cạnh dưới của tam giác và mở đầu sự tiếp diễn của xu hướng tăng.

Kết luận

Trường phái giao dịch với sóng Elliott luôn mất khá nhiều thời gian để thành thạo. Do đặc tính chủ quan của trường phái giao dịch này, trader cần thực sự kiên trì để hoàn thiện các kỹ năng như đếm sóng, nhận diện sóng hay dự báo điểm kết thúc sóng. Sẽ có lúc bạn cần phải điều chỉnh lại việc đếm sóng để phù hợp với dữ liệu mới.

Một khía cạnh về sóng Elliott không được đề cập trong chuỗi bài viết này là việc áp dụng tỷ lệ Fibonacci. Đây là một chủ đề quan trọng nhưng không thể được bao quát hết trong 3 bài viết này. Độc giả có thể tìm đọc những tài liệu khác có đề cập đến chủ đề này như:
Nguồn: VNFX
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
cám ơn AD đã có một bài viết chất lượng về góc nhìn, liên quan đến Elliott mình có một thắc mắc, không biết do sai lầm của tác giả hay cách đếm sóng này bất thường, trong ảnh bên dưới, sóng (1) của sóng [3] và [5] phải nằm ở vị trí đánh dấu ? bằng bút chì mới đúng phải không ạ
 

Đính kèm

  • elliott sai.jpg
    elliott sai.jpg
    3.2 MB · Xem: 1

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 17 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 89 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 308 Xem / 27 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên