'Lý thuyết trò chơi' trong cuộc chiến dầu mỏ Nga - Ả Rập Xê Út

'Lý thuyết trò chơi' trong cuộc chiến dầu mỏ Nga - Ả Rập Xê Út

'Lý thuyết trò chơi' trong cuộc chiến dầu mỏ Nga - Ả Rập Xê Út

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,443
34,772
Câu chuyện Ả Rập Xê Út và Nga lao vào một cuộc chiến giá dầu ngay giữa đại dịch toàn cầu thật không còn từ nào có thể diễn tả. Từ góc độ lý thuyết trò chơi, đó là một nước đi “thần thánh”.

Các nhà phân tích cho rằng sự sụp đổ của OPEC+ và việc cắt giảm nguồn cung đã giữ cho thị trường dầu khí cân bằng trong hai năm qua, nói một cách nhẹ nhàng thì chính sách đó là một sai lầm ngoạn mục, còn nặng nề hơn thì là một vụ "tự sát tập thể".

Một mô hình mới dựa trên phương pháp của các nhà toàn học đạt giải Fields danh giá là Pierre-Louis Lions và Jean Michel Lasry mô tả quá trình biến động của thị trường chứng khoán đã đưa ra những gợi ý khác cho một mô hình mới của thị trường dầu khí.

Để tối ưu hóa doanh thu từ khai thác dầu, các nhà sản xuất quy mô lớn với chi phí thấp như Ả Rập Xê Út - công ty độc quyền thống trị trong cách diễn giải lý thuyết trò chơi - phải cân bằng giữa giá cả và tham vọng chia sẻ thị trường.

Mặc dù OPEC luôn tuyên bố ổn định giá là nhiệm vụ chính của họ, nhưng thực tế đây là một mục tiêu khó nắm bắt. Mối quan tâm thực sự của OPEC là buông lỏng, mặc kệ cho chu kỳ thị trường xoay chuyển từ phục hồi đến bán tháo. Khi giá tăng cao, các thế lực độc quyền có lợi ích từ doanh thu cao hơn nhưng lại đánh mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh chấp nhận sản xuất với chi phí cao hơn (bởi họ thấy được công suất tiềm năng và khuyến khích đầu tư nâng cao công nghệ mới).

Tuy nhiên, phản ứng của Ả Rập Xê Út và OPEC là tăng chi phí sản xuất cao hơn nữa và khiến cho khoản đầu tư của họ ngày càng kém hiệu quả - do đó khiến họ dễ bị bán tháo. Sớm hay muộn, sự độc quyền của các thế lực thống trị sẽ giành lại quyền kiểm soát bằng cách tăng cường sản lượng của chính mình và bán ra thị trường với mức “phá giá”.

5.jpg

Nga và Ả Rập Xê Út đứng trước cơ hội chưa từng có để thử "dung tích" của thị trường dầu mỏ thế giới. Ảnh: Bloomberg
Thị trường dầu mỏ cần phải trải qua nhiều cú sốc để biến đổi sự độc quyền thống trị. Vào cuối những năm 1990, chất xúc tác tiêu cực đó là cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á. Trong vụ sụp đổ thị trường dầu gần đây nhất năm 2014, đó là cú sốc khủng hoảng nguồn cung của đá phiến Mỹ. Suốt từ đó tới nay, mô hình kinh tế này cho thấy, thị trường đã chờ đợi tín hiệu cho một cuộc khủng hoảng nữa, và lần này là do coronavirus.

Khó khăn tài chính không phải là điều gì quá xa lạ, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng khủng khiếp do coronavirus này gây ra gần như chưa có tiền lệ. Ảnh hưởng tổn hại của dịch bệnh lên nhu cầu tiêu thụ đang khiến Nga và Ả Rập Xê Út phải xem xét lại giới hạn của kho dự trữ toàn cầu. Dự trữ càng nhiều, giá dầu sẽ càng về 0. Nếu công suất khai thác đạt cực đại, giá dầu sẽ chuyển sang mức âm. Cứ như thế, kết cục có thể đến trong vòng vài tháng, thậm chí là vài tuần.

Không giống như trong lần sụp đổ của thị trường dầu năm 2014, giá dầu thấp hiện nay không thể thúc đẩy nhu cầu tăng lên bởi các hoạt động kinh tế bị hạn chế vì lý do sức khỏe cộng đồng, vì thế số dầu dư thừa này sẽ phải lưu kho. Các phép tính cho thấy trữ lượng dầu thô toàn cầu đã tăng hơn 100 triệu thùng trong tháng vừa qua, chiếm tới 63% công suất trữ lượng. Với các biện pháp cách ly phòng chống dịch ngày càng được thắt chặt, không ai nắm bắt được chắc chắn công suất hoạt động tối đa trên thực tế, bởi vì điều này chưa bao giờ được thực hiện.

Bởi vì Ả Rập Xê Út rất cần một kế hoạch tính toán kỹ càng để thúc đẩy sản xuất, các nhà phân tích dự đoán cổ phiếu của các doanh nghiệp nước này sẽ giảm xuống khi họ tăng nguồn cung. Nhưng thực tế là kho dự trữ của Ả Rập Xê Út đã đầy lên nhanh chóng kể từ khi cuộc chiến giá cả khơi mào.

Điều này cho thấy các bộ trưởng dầu mỏ của Nga và Ả Rập Xê Út đã bước vào cuộc họp mang tính sống còn của họ vào đầu tháng này để chuẩn bị đầy đủ cho sự gia tăng nguồn cung. Việc Riyadh và Kuwait gần đây đã giải quyết ổn thoả một cuộc tranh chấp cũ và cho phép họ khởi động lại các mỏ dầu chung đã bị bỏ không để đó từ lâu đã làm suy yếu quan điểm cho rằng quyết định của Riyadh xuất phát từ sau khi Nga tuyên bố cắt giảm sản lượng.

Việc bán tháo sẽ làm tổn thương các nhà sản xuất ở khắp mọi nơi nhưng sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho Riyadh và Moscow. Với chi phí thấp và dự trữ tài chính lớn, cả hai có thể chịu được tổn thất doanh thu từ khai thác dầu dễ dàng hơn hầu hết các nhà sản xuất khác đang trên bờ vực sụp đổ. Các lệnh trừng phạt dành cho Iran là một trường hợp điển hình.

Tuy nhiên, phần thưởng lớn nhất thuộc về OPEC là việc chế ngự dầu đá phiến đột nhiên trở nên trong tầm tay. Từ một phe chỉ trích OPEC, Mỹ lại trở thành người cổ vũ. Chỉ mới năm ngoái, các nhà lập pháp của Mỹ đã khởi động lại dự luật cũ chống OPEC, thì bây giờ đây, một nhóm thượng nghị sĩ từ các bang khai thác dầu mỏ của Mỹ đang cầu xin cắt giảm. Một nguồn tin cho biết, một thành viên của Ủy ban Đường sắt Texas, nơi từng quản lý nguồn cung trước OPEC, đã nói chuyện với liên hiệp các xí nghiệp về mục tiêu sản xuất chung – đặc biệt là của các công ty đá phiến.

Các quan chức Washington đang tiếp cận Riyadh về một thỏa thuận. Cơ quan Năng lượng Quốc tế, được thành lập vào năm 1974 với tư cách là một nhóm nhập khẩu dầu mỏ nhưng hiện mở rộng với các thành viên bao gồm một số nhà sản xuất hàng đầu thế giới, đặc biệt chính là Mỹ, đã trừng phạt Moscow và Riyadh vì sự vô trách nhiệm của họ trong việc dần dần xoá bỏ các hạn chế sản xuất.

Lý thuyết trò chơi cho thấy các công ty chiếm thị phần nhỏ cũng thụ động thu về một ít lợi nhuận từ việc cắt giảm nguồn cung của OPEC. Tuy nhiên, kể từ khi trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới, Mỹ đã nhận ra rằng việc trở thành một “kẻ ăn không” có thể không còn là một lựa chọn hợp lý và đúng đắn nữa.

Lý thuyết trò chơi cũng cho thấy, lợi ích thị trường của Mỹ đã trở nên gắn liền với những người Nga và Ả Rập Xê Út. Bằng cách đe dọa buông lỏng thị trường, Nga và Ả Rập Xê Út có thể buộc các nhà sản xuất khác tham gia cuộc chơi của họ.

Giá dầu hiện tại không vững chắc và ổn định. Khi cơn bão dịch bệnh đi qua, bối cảnh thị trường dầu mỏ sẽ thay đổi. Cuộc cách mạng đá phiến cuối cùng cũng đã trao quyền cho Washington sử dụng vũ khí dầu mỏ như một công cụ trong chính sách đối ngoại.

Nguồn: Người đồng hành
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,479 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,522 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 362 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 332 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên